Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Van Toan
14 tháng 1 2023 lúc 20:19

Sưu tầm tư liệu,hình ảnh:

Thông tin tư liệu về C.Cô-lôm-bô

- C. Cô-lôm-bô (1451 – 1506) là nhà hàng hải, nhà thám hiểm nổi tiếng người Italia.

- Trong thời gian từ năm 1492 – 1502, ông đã tiến hành 4 cuộc hành trình sang châu Mỹ. Ông là người phát hiện ra châu Mỹ nhưng cho đến khi qua đời, ông vẫn lầm tưởng đó là Ấn Độ.

 Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về C. Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng để giới thiệu với thầy cô và bạn cùng lớp. (ảnh 1)

(*) Thông tin tư liệu về Ph. Ma-gien-lăng

- Ph. Ma-gien-lăng là một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha nhưng sau đó đã sang Tây Ban Nha nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho chuyến đi đến “quần đảo gia vị” (thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay).

- Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.

+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.

Bình luận (2)
Hot girl Quỳnh Anh
Xem chi tiết
ncjocsnoev
8 tháng 9 2016 lúc 12:59

+  1487 B.  Di- a - xơ vòng qua cực Nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
+   8- 1492 C. Cô -  lôm - bô từ Tây Ban Nha về hướng tây đến biển Ca ri bê, đặt chân đến Châu Mỹ
+   1497 Va- x cô đơ Ga-  ma từ Lix-  bon, đến Ca - li - cút (Tây Ấn Độ ).
+   1519- 1522 Ph.  Ma - gien-  lan đi qua cực nam Châu Mỹ (eo Ma - gien - lan) vào Thái Bình Dương, và thiệt mạng ở Phi - líp - pin và trở về Tây - ban - nha năm 1522.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 9 2023 lúc 23:18

- Hành trình phát kiến của C. Cô-lôm-bô:

+ Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.

+ Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ.

- Hành trình phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng:

+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.

+ Trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn thám hiểm đã đến được Phi-líp-pin (năm 1520). Tại quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522 dưới sự chỉ huy của S.Ê-ca-nô.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
16 tháng 8 2023 lúc 11:00

tham khảo

♦ Cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô: 

- Tháng 8-1492 đoàn thám hiểm rời Tây Ban Nha đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương

- Vài tháng sau họ khám phá ra bờ biển phía Bắc của Cu-ba và Hispaniola. Cô -lôm-bô nghĩ rằng ông đã tới được Đông Ấn Độ nhưng thực ra đó là châu Mỹ.

- Năm 1493, 1498, 1502, ông còn tiến hành thám hiểm thêm châu Mỹ.

♦ Cuộc phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lan:

- Tháng 9-1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan rời Tây Ban Nha đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương, đến mũi cực Nam châu Mỹ. vượt Đại Tây Dương, tiến vào Thái Bình Dương.

- Cuối năm 1520, họ đến được đảo Mac-tan (Phi-lip-pin). Tại đây Ma-gien lăng đụng độ với người bản địa và chết.

- Sau đó đoàn thám hiểm trở về Tây Ban Nha bằng cách đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng.

Bình luận (0)
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
30 tháng 8 2016 lúc 8:42

thuyết minh về hành trình các nhà phát kiến địa lý như C.Cô Lôm Bô, Ph.Ma-gien-lan,B.Đi-a-xơ. 

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
24 tháng 8 2017 lúc 16:31

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả-rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.

Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.

Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người. Nó đã khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Tuy nhiên cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.



Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Dat Do
16 tháng 8 2023 lúc 13:02

tham khảo

Leonardo da Vinci, tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Nghề nào ông cũng thuộc loại giỏi nhất nhì thời Phục Hưng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng năng lượng Mặt Trời, ... Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Ông còn có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Tác phẩm nổi tiếng của ông như bức tranh Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius.

Bình luận (0)
kook ơi là kook
Xem chi tiết
Phạm Lan Anh
23 tháng 8 2017 lúc 18:59

không được đăng những bài viết không kiên quan tới toán nha bạn

Bình luận (0)
BTS is my life
23 tháng 8 2017 lúc 19:10

bạn có thể lập nick học 24h rùi lên đó hỏi nha bạn

Bình luận (0)
Người Bí Ẩn
23 tháng 8 2017 lúc 19:26

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
『Kuroba ム Tsuki Ryoo...
14 tháng 1 2023 lúc 20:25

C.Cô-lôm-bô:

- Thời gian: `1492-1502`

- Kết quả: Phát hiện ra vùng đất mới - Châu Mĩ

- Ý nghĩa: Sau cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô, thương nhân châu Âu biết đến châu Mĩ, họ bắt đầu quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa 2 bên.

Ph. Ma-gien-lăng:

- Thời gian: `1519 - 1522`

- Kết quả: phát hiện ra eo biển nằm ở Cực Nam châu Mĩ (sau này gọi là eo biển Ma-gien-lăng)

- Ý nghĩa: Chứng minh được trái đất có dạng hình cầu.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 9 2023 lúc 22:01

(*) Tham khảo: Giới thiệu về máy kéo sợi Gien-ni

Trong những năm 1750, các nhà máy dệt may không để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến cuối năm 1764, kĩ sư Giêm Ha-gri-vơ đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải dễ dàng hơn. Máy kéo sợi Gien-ni mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may Anh quốc lúc bấy giờ.

Bình luận (0)