Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 21:44

Theo em câu nói đó để khẳng định khả ngăng của mỗi người, ai cũng có thế mạnh chỉ là có người đã được bộc lộ, có người chưa được khai thác.

hatsune miku
Xem chi tiết

Câu tục ngữ “Đất lành chim đậu” có nghĩa đên là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân.

Chúc bạn học tốt!~Tích giùm mink nha!`

HISINOMA KINIMADO
11 tháng 11 2018 lúc 20:08

Đất lành chim đậu: Nơi có điều kiện thuận lợi , dễ làm ăn, nhiều người tìm đến sinh sống. 

nguyễn thị kim huyền
11 tháng 11 2018 lúc 20:08

Câu tục ngữ “Đất lành chim đậu” có nghĩa đên là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân.

Ngô Hoàng Phúc
Xem chi tiết
Mỹ Hoà Cao
21 tháng 4 2022 lúc 7:46

tham khảo

Vì nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn.

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
21 tháng 4 2022 lúc 8:01

Tham khảo:

Vì nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn.

abc123
Xem chi tiết
Aries
25 tháng 8 2016 lúc 15:22

Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. 
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”. 
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt. 
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn. 
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc. 
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

Thân Thị Phương Trang
25 tháng 8 2016 lúc 16:38

" Tiên học lễ, hậu học văn" câu nói ý chỉ: Con người muốn trưởng thành bước đầu là phải học lễ nghĩa hay còn gọi là lễ phép  đúng đắn sao cho chuẩn mực xã hội còn học được cái "lễ" cha mẹ sẽ dạy ta học văn hóa sau.

Ngô Châu Bảo Oanh
26 tháng 8 2016 lúc 8:05

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình... Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính yêu những người thân, quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân có ích. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn, hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.


 

Hà Phương
Xem chi tiết
Kim Ngân
24 tháng 2 2016 lúc 23:23

Sản phẩm chăn nuôi sạch là phải đảm bảo vệ sinh cho vật nuôi, chuồng, quan trọng là phải nấu thức ăn dầu protein, đam,...

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:13

- Tình yêu Tổ quốc là yêu nguồn cội của mình

- Yêu Tổ quốc là đấu tranh cho những điều tốt đẹp được gìn giữ và sinh sôi, loại bỏ những cái xấu đang kìm hãm đất nước phát triển.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 9 2023 lúc 19:13

“Tuyên ngôn độc lập” là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

Le Minh Hieu
Xem chi tiết
Nguyễn Dương
18 tháng 11 2019 lúc 13:21

Thế giới này luôn rộng mở khi ta thấy nó rộng mở, thế giới này luôn khép kín khi ta nhìn thấy nó khép kín. Người sống khép kín sẽ chỉ sống trong cô độc và ngược lại người sống vui vẻ sẽ là người sống rộng mở. Có những khi dòng máu "cảm hứng" dânh lên khiến ta muốn làm một việc gì đó. Nhưng không phải ai cũng có những "cảm hứng" như vậy. "Cảm hứng" đều được truyền từ người cho ta có "cảm hứng" hay gọi là "người truyền cảm hứng". "Người truyền cảm hứng" sẽ làm cho chúng ta cảm thấy thanh thản, muốn làm việc gì đó mà nhất quyết phải làm. Họ có thể giúp những người bị trầm cảm, sống khép kín trở nên mở rộng, sống một cách vui vẻ hơn.

"Người truyền cảm hứng" phải là một người có hiểu biết, có lòng nhân hậu và luôn giúp mọi người. Như vậy họ mới xứng đáng gọi là "người truyền cảm hứng"

"Người truyền cảm hứng" cho tôi không ai khác chính là cô giáo của mình. Cô đã giúp tôi có được một ước mơ và sẽ quyết tâm dành lấy nó. Cô đã dạy cho tôi nhiều kiến thức sâu rộng, người đã truyền cảm hứng làm giáo viên như cô. Nhìn cô chăm chú giảng bài cho những học sinh thân yêu của cô, tôi lại ao ước một ngày sẽ được đứng trên bục giảng và giảng dạy những học trò ngoan ngoãn. "Cảm hứng" truyền từ cô, nhờ cô mà tôi có được ước mơ của mình. Nhờ cô mà tôi có thể quyết tâm dành lấy ước mơ của bao thế hệ cùng dành giật. Sự nỗ lực này chắc chắn sẽ thành công, vì tôi tin rằng: Kiến thức và lời giảng dạy tuyệt vời của cô đã "truyền cảm hứng" cho em muốn trở nên giống cô.

Chắc cô cũng đã là "người truyền cảm hứng" cho bao thế hệ trước. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của cô mà giờ đây ai cũng thành công dưới sự nghiệp của mình. Tương lai sau này cũng vậy, cũng sẽ có những thế hệ đứng lên và truyền lại cho con em sau này những lời giảng ngày ấy. Trở thành một giáo viên chắc cũng là ước muốn đầu tiên và cuối cùng của tôi, bởi tôi tông trọng cô, tông trọng tất cả cô đã truyền tải lại cho tôi. "Người truyền cảm hứng" đầu tiên của tôi và tôi luôn tự hào về người ấy, người đã giúp tôi phát hiện ra tương lai của mình.

"Cảm hứng" chính là nguồn dẫn dắt chúng ta đi đến thành công, quan trọng nhất là "người truyền cảm hứng" cho chúng ta. Họ sẽ đẩy chúng ta lên một tầng cao mới trong tầng lớp xã hội mai này. "Truyền cảm hứng" cho những ai sống khép kín và bị trầm cảm, giúp họ thoát khỏi cơn ác mộng và đi lại con đường đúng đắn.

"Người truyền cảm hứng" sẽ là người mà ai cũng nễ phục, vì họ đã đẩy đưa mọi người thành công. Những người đó rất xứng đáng tôn vinh, quý trọng.

#Trang

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
29 tháng 1 2020 lúc 10:11

Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. ông chúa đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một mối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.

Mối bi kỹ:h thân ỏ' nơi tù, hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm. Qua tâm linh của loài hổ, rừng núi hiện lên trong vẻ kỳ vĩ đắm say. Kỳ vĩ vì thâm nghiêm bóng cả cây già, kỳ vĩ vì dữ dội oai hùng với các từ gào, hét, thét, dữ dội; kỳ vĩ hoang vu bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên tuổi, riêng phần bí mật.

Trong cảnh núi rừng kỳ vĩ đó hiện lên hình ảnh oai linh của chúa sơn lâm. Trọng tâm của bức tranh rừng này là con hổ. Nhưng trước khi để hổ hiện ra, Thế Lữ đã dựng cảnh để gợi không khí oai hùng, kinh sợ. Vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Đầu tiên chỉ thấy bàn chân,

một bước chân dõng dạc, đường hoàng. Câu thơ như đoạn phim cận cảnh quay chi tiết, thu hút sự chú ý của khán giả. Sau bàn chân là tấm thân, xuất hiện rất từ tốn nên càng oai hùng, to lớn. Chiều dài của tấm lưng trải ra theo câu thơ, một sự mềm mại tích chứa sức mạnh.

Lượn tấm thăn như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Cách miêu tả từng động tác, lại là những động tác có chọn lựa của bàn chân, tấm thân và ánh mắt đã thể hiện được sự chế ngự của mãnh thú trước phông cảnh. Mấy câu thơ sau đã hoàn tất nốt bức chân dung chúa sơn lâm. Cái oai của chúa rừng còn chế ngự cả cảnh vật khi chúa đã đi qua khiến cho mọi vật đều im hơi. Câu nói kiêu hãnh của loài hổ không có gì quá đáng:

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Chỉ một đoạn thơ này đã đủ nói cái quá khứ oai hùng, giang sơn nhất khoảnh của chúa rừng. Thế Lữ còn dư sức bút, một đoạn nữa, cũng chủ ý ấy nhưng chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú. Óc tưởng tượng của nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới thật phong phú, từ chi tiết thật của đời thú, ông đã dựng được chân dung tâm hồn của vị chúa tể. Có bốn cảnh: đêm trăng - ngày mưa - sáng xanh - chiều đỏ. Bức tứ bình này (Thế Lữ cũng là hoạ sĩ đã từng học Cao đẳng mỹ .thuật) ít chi tiết, nhưng nét đậm rõ, màu lên từng mảng lớn, trong cảnh có cả âm thanh khi tưng bừng tươi sáng, khi câm lặng bí ẩn. Bút pháp tả cảnh ở đây hiếm thấy trong thơ Việt Nam. Vẫn là tả tập tính của thú nhưng sức gợi của câu thơ rộng xa, giúp người đọc thấy cái hồn của cảnh và "tâm trạng" con thú.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Sự im lặng thiêng liêng có chút ghê rợn nhưng thật kỳ ảo quyến rũ: bên suối trăng một mãnh thú uống nước, rình mồi.

Tác giả nâng uy quyền của chúa rừng bằng cách đế’ hắn đối diện với thiên nhiên, tạo hóa trong cả bốn bức tranh đó - đôi diện với trăng, với mưa, với bình minh, với hoàng hôn. Và ở cả bốn khung cảnh, con hổ đều ỏ' thế chế ngự - chú ý các động từ tả hoạt động của

hổ trong bôn cảnh:

Say mồi đứng uống

Lặng ngắm giang sơn

Đợi mặt trời chết, để chiếm lẩy....

Đẹp nhất, dữ dội, bi tráng nhất là cảnh hoàng hôn. Bức tranh rực rỡ trong gam đỏ: đỏ của máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Tác giả dùng chữ mảnh để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm, gợi lên do máu lênh láng, do giây phút hấp hối gay gắt của mặt trời. Chỉ ít phút nữa vũ trụ sẽ chết lặng, ngự trị trong bóng tối, chỉ còn có oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, gần như sự bất tử. Từ trên đỉnh cao huy hoàng của hồi tưởng, hổ đã sực tỉnh cái thân tù:

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?.

Lời than có sức lay động và ngân vang do sự tương phản ấy. Hùm thiêng khi đã sa cơ... Bản thân sự hồi tưởng này đã cụ thể hóa cảnh ngộ của câu thơ: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt. Mỗi lần hồi tưởng là một lần ý thức thêm sự bất lực, là một lần gặm nhấm thất bại.

Nhiều người đã bình luận có lý về ý nghĩa xã hội của bài thơ: Hổ trong cũi sắt nhớ tự do là biểu tượng cho tình cảm của người dân Việt mất nước. Bài thơ có ý nghĩa thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí tự tôn dân tộc một cách kín đáo. Tuy nhiên, nếu chỉ thấy ý nghĩa đó, chúng ta chưa thấy hết bài thơ và cũng rất nên đề phòng trường hợp khi đi vào ý nghĩa xã hội, ta dễ sa vào bình tán mà tách dần khỏi hình tượng thẩm mỹ vốn có của bài thơ. Đoạn cuối bài thơ không xuất sắc bằng các đoạn trên, nhưng lại bộc lộ rõ khuynh hướng tư tưởng của bài thơ qua tâm sự chúa sơn lâm:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Ghét những cảnh không đời nào thay đổi Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén; lối phẳng, cây trồng Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô nò thấp kém Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm Củng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Niềm uất hận đương nhiên là vì tù túng, nhưng cái uất nhất do sự tù túng gây nên là phải chấp nhận cái tầm thường. Hổ nhó' rừng không chỉ là nhó' tự do mà còn là, theo tôi lại là chủ yếu nếu căn cứ theo văn bản của bài thơ, nhó' cái cao cả, cái chân thực, cái tự nhiên. Tới đây, chúng ta gặp thuộc tính của chủ nghĩa lãng mạn: buồn tẻ, đơn điệu, bé nhỏ trong tầm tay trần tục của con người: hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng. Xuân Diệu thuở ấy từng mo' ước:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Đây không phải là chỗ để luận cái đúng sai của nhân sinh quan này, chỉ xin nói tới nó như một đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn. Thế Lữ cũng thường say đắm những cảnh siêu phàm, những tương phản rất xa nhau của thiên nhiên:

Cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời, thác đổ Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay.

Thơ Thế Lữ, do vậy, nhiều lần đắm vào cảnh tiên. Niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trỏ' về với cái kỳ vĩ, siêu phàm, không chung sống được với cái tầm thường, thấp kém giả tạo. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, tuy rằng mang nỗi-khát khao ấy trong mình là đã mang sẵn niềm thất vọng, vì cái phi thường của các nhà lãng mạn cũng là cái phi thực. Vả lại, siêu phàm cũng dễ đồng nghĩa với cô đơn. Hãy đọc Xuân Diệu:

Ta là một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (...) Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

(Hi mã lạp sơn)

Nỗi lòng của Hi mã lạp sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh, đến chỉ thấy ý nghĩa xã hội, e làm hẹp đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi qui luật thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn. Còn một lý do nhỏ nữa: tự do của con hố là tự do của một ông chúa, ta biết ta là chúa tể của muôn loài, khát

khao tự do của hổ, qua một hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khát khao tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của hình tượng.

#Châu's ngốc

Khách vãng lai đã xóa
photo
Xem chi tiết