Nguyên tử a có tổng số hạt là 31. Trong đó, số hạt không mang điện nhỏ hơn tổng số hạt mang điện là 9. Tìm p, e, n ?
Nguyên tử a có tổng số hạt là 31. Trong đó, số hạt không mang điện nhỏ hơn tổng số hạt mang điện là 9. Tìm p, e, n ?
Tổng các hạt là 31 nên:
\(p+e+n=31\)
Mà: \(p=e\Rightarrow p+e=2p\)
\(\Rightarrow2p+n=31\)(1)
Tổng số hạt mang điện tích là: \(p+e=2p\)
Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 9 nên: \(2p-n=9\) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\Rightarrow p=e=\left(31+9\right):4=10\) (hạt)
\(\Rightarrow n=31-2\cdot10=11\) (hạt)
Tổng số hạt : \(p+e+n=31\)
Theo đề bài : \(p+e-n=9\)
\(\Rightarrow n=\left(31-9\right):2=11\)
\(\Rightarrow p+e=31-11=20\)
mà \(p=e\)
\(\Rightarrow p=e=20:2=10\)
bài 1: cho nguyên tử A có tổng số hạt là e,p,n bằng 46 hạt. Biết trong hạt nhân nguyên tử A có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Tìm tên nguyên tử A
bài 2: nguyên tử B có tổng số hạt là 21 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt ko mang điện. Tìm tên nguyên tử B ( giúp mình giải chi tiết với, ko cũng đc ạ)
Bài 1 :
Tổng số hạt là e,p,n bằng 46 hạt :
\(2p+n=46\left(1\right)\)
Hạt nhân nguyên tử A có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.
\(-p+n=1\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):p=15,n=16\)
\(A:Photpho\)
Bài 2 :
Tổng số hạt là 21 hạt :
\(2p+n=21\left(1\right)\)
Số hạt mang điện gấp đôi số hạt ko mang điện
\(2p=2n\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):p=n=7\)
\(B:Nito\)
: Tìm số p, số e, số n trong các trường hợp sau:
a) Nguyên tử flo có số hạt mang điện dương là 9. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương 1 hạt.
b) Tổng số hạt trong nguyên tử natri là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt.
c) Tổng số hạt trong nguyên tử sắt là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt.
d) Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện duơng là 1 hạt.
a) \(\left\{{}\begin{matrix}P=9\\N-P=1\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=E=9\\N=10\end{matrix}\right.\)
b) \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=34\\2Z-N=10\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=11=P=E\\N=12\end{matrix}\right.\)
c) \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=82\\2Z-N=22\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=26=P=E\\N=30\end{matrix}\right.\)
d) \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=40\\N-Z=1\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=13=P=E\\N=14\end{matrix}\right.\)
Phân tử M2X có tổng số hạt (p, n, e) là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của nguyên tử X lớn hơn số khối của nguyên tử M là 9. Tổng số hạt (p, n, e) trong ion X2- nhiều hơn tổng số hạt (p, n, e) trong ion M+ là 17. Xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn ?
Câu 4: Tìm số E, P. N trong các trường hợp sau:
a. Nguyên tử nhôm có tổng số hạt là 40, trong hạt nhân số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1.
b. Nguyên tử một nguyên tố R có tổng các hạt 21, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 7.
c. Hạt nhân nguyên tử một nguyên tố X có tổng các hạt 16, tỉ lệ giữa số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 1:1.
a,
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=40\\p=e\\n-p=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}3p=39\\n=p+1\\p=e\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=13\\n=14\end{matrix}\right.\)
b,
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=21\\p=e\\p+e-n=7\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2n=14\\p=e\\p+e+n=21\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=7\\n=7\end{matrix}\right.\)
c,
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+n=16\\p=e\\\dfrac{p}{n}=\dfrac{1}{1}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2p=16\\p=e\\p=n\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=8\\n=8\end{matrix}\right.\)
Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử X và Y là 80. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Số hạt mang điện cảu nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 16. tìm X và Y
Ta có các PT
+) 2pX + 2pY + nX + nY = 80
+) (2pX + 2pY) - (nX + nY) = 24
+) 2pY - 2pX = 16
=> \(\left\{{}\begin{matrix}p_X=9\\p_Y=17\end{matrix}\right.\)
=> X là F, Y là Cl
Ta có các PT
+) 2pX + 2pY + nX + nY = 80
+) (2pX + 2pY) - (nX + nY) = 24
+) 2pY - 2pX = 16
=>
=> X là F, Y là Cl
Hợp chất M2X có tổng số các hạt trong phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Nguyên tử khối của X lớn hơn nguyên tử khối của M là 9. Tổng số hạt (p, n, e) trong nguyên tử X nhiều hơn tổng số hạt trong nguyên tử M là 14. Xác định công thức phân tử của A
Do phân tử có tổng số hạt là 116 hạt
=> 4pM + 2nM +2pX + nX = 116 (1)
Do số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36
=> 4pM + 2pX = 2nM + nX + 36 (2)
Do nguyên tử khối của của X lớn hơn nguyên tử khối của M là 9
=> pX + nX = pM + nM + 9 (3)
Do tổng số hạt trong nguyên tử X nhiều hơn số hạt trong nguyên tử M là 14
=> 2pX + nX = 2pM + nM + 14 (4)
(1)(2)(3)(4) => \(\left\{{}\begin{matrix}p_M=11\left(Na\right)\\p_X=16\left(S\right)\end{matrix}\right.\)
=> CTPT: Na2S
a) Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 18, nguyên tử X có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Hãy viết kí hiệu nguyên tử X b) Tổng số hạt P,E,N trong nguyên tử X là 156, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Tìm số hạt P,E,N, số khối của X.
a) Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}2Z=18\\2Z=2N\end{matrix}\right.\)
=> Z=N=9
Vậy X là Flo (F)
b) Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=156\\2Z-N=32\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}Z=47=P=E\\N=62\end{matrix}\right.\)
A=Z+N=47+62=109
Nguyên tử Y có tổng số hạt là 36.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Tìm số hạt e,p,n của nguyên tử Y
Nguyên tử Y có tổng số hạt là 36.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Tìm số hạt e,p,n của nguyên tử Y
ta có :
2p+n=36
2p-n=12
=>p=e=12
n=12