Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ánh Lê
Xem chi tiết
Nguyen
4 tháng 3 2019 lúc 13:50

Hai bđt đó là một đấy bạn.

Ngoài ra còn có tên là BĐT Cauchy dạng Engel nữa mà mình ko biết Engel là gì cả?:)

Nguyễn Việt Lâm
4 tháng 3 2019 lúc 13:58

Chữ Svac-xơ được phiên âm từ chữ Schwarz ra mà bạn

Engel là lấy theo tên nhà toán học Đức Arthur Engel thì phải

nguyễn minh duy
Xem chi tiết
Bí Ẩn Nhân Tố
Xem chi tiết
Luân Đào
2 tháng 1 2019 lúc 21:41

\(VT=\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b}\)

\(=\dfrac{a^2}{ab+ca}+\dfrac{b^2}{ab+bc}+\dfrac{c^2}{ca+bc}\ge\left(Schwarz\right)\dfrac{\left(a+b+c\right)^2}{2\left(ab+bc+ca\right)}\)

Mà theo Cô-si ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}a^2+b^2\ge2ab\\b^2+c^2\ge2bc\\c^2+a^2\ge2ca\end{matrix}\right.\Rightarrow a^2+b^2+c^2\ge ab+bc+ca\)

\(\Rightarrow\left(a+b+c\right)^2\ge3\left(ab+bc+ca\right)\) (hằng đẳng thức)

\(\Rightarrow VT\ge\dfrac{3\left(ab+bc+ca\right)}{2\left(ab+bc+ca\right)}=\dfrac{3}{2}\)

Dấu "=" xảy ra khi a=b=c

Nguyễn Thành Trương
20 tháng 3 2019 lúc 14:21

Đặt b + c = x ; c + a = y ; a + b = z
=> a = (y + z - x) / 2 ; b = (x + z - y) / 2 ; c = (x + y - z) / 2
=> P = a/b+c + b/c+a + c/a+b = (y + z - x) / 2x + (x + z - y) / 2y + (x + y - z) / 2z
= 1/2. (y/x + z/x - 1 + x/y + z/y - 1 + x/z + y/z - 1) = 1/2. (x/y + y/x + x/z + z/x + y/z + z/y - 3)

Áp dụng BĐT A/B + B/A ≥ 0 hoặc Cô-si cũng được
=> P ≥ 1/2. (2 + 2 + 2 - 3) = 3/2 (đpcm)

Dấu = xảy ra <=> x = y = z <=> b+c = c+a = a+b <=> a = b = c

Đoàn Lê Na
Xem chi tiết
kudo shinichi
2 tháng 1 2019 lúc 21:22

\(\frac{a}{b+c}+\frac{b}{a+c}+\frac{c}{a+b}\)

\(=\frac{a^2}{ab+ac}+\frac{b^2}{ab+bc}+\frac{c^2}{ac+bc}\)

Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có:

\(\frac{a^2}{ab+ac}+\frac{b^2}{ab+bc}+\frac{c^2}{ac+bc}\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{2\left(ab+bc+ca\right)}\)

Ta c/m BĐT phụ: \(ab+bc+ca\le\frac{1}{3}\left(a+b+c\right)^2\)( b tự c/m nhé. Chuyển vế, c/m VP>=0 là xong )

\(\Rightarrow\frac{a^2}{ab+ac}+\frac{b^2}{ab+bc}+\frac{c^2}{ac+bc}\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{2\left(ab+bc+ca\right)}\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{2.\frac{1}{3}\left(a+b+c\right)^2}=\frac{1}{\frac{2}{3}}=\frac{3}{2}\)

\(\Leftrightarrow\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}\ge\frac{3}{2}\)

                                               đpcm

Đoàn Lê Na
2 tháng 1 2019 lúc 21:34

Có thể c/m luôn giùm bđt phụ không ạ?

kudo shinichi
2 tháng 1 2019 lúc 22:14

\(ab+bc+ca\le\frac{1}{3}.\left(a+b+c\right)^2\)

\(\Leftrightarrow3.\left(ab+bc+ca\right)\le\left(a+b+c\right)^2\)

\(\Leftrightarrow3.\left(ab+bc+ca\right)\le a^2+b^2+c^2+2\left(ab+bc+ca\right)\)

\(\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2\ge ab+bc+ca\)

\(\Leftrightarrow2a^2+2b^2+2c^2\ge2ab+2bc+2ca\)

\(\Leftrightarrow\left(a^2-2ab+b^2\right)+\left(b^2-2bc+c^2\right)+\left(c^2-2ca+a^2\right)\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)^2+\left(b-c\right)^2+\left(c-a\right)^2\ge0\)( BĐT luôn đúng)

\(\Rightarrow ab+bc+ca\le\frac{1}{3}.\left(a+b+c\right)^2\)

                                             đpcm

Kirigawa Kazuto
Xem chi tiết
Lightning Farron
23 tháng 6 2017 lúc 22:31

C-S với Bunhia là 1 và là 1 trg hợp của Holder dạng 2 số \(\left(a^2+b^2\right)\left(x^2+y^2\right)\ge\left(ax+by\right)^2\)

AM-GM ng` việt gọi là cô si dạng 2 số \(a^2+b^2\ge2ab\)

Mincopski dạng 2 số \(\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{x^2+y^2}\ge\sqrt{\left(a+x\right)^2+\left(b+y\right)^2}\)

Hoang Thiên Di
23 tháng 6 2017 lúc 22:54

* BĐT Cauchy - Schwars = BĐT Bunhiacopxki

- Thông thường :

( a2 + b2 )(c2 + d2 ) \(\ge\left(ac+bd\right)^2\)

Dấu "=" xảy ra tại : \(\dfrac{a}{c}=\dfrac{b}{d}\)

- Tổng quát với các bộ số : a1 , a2 , a3 , ... , an và : b1 , b2 , ... , bn

(a12 + a22 + ... + an2)(b12 + b22 + ... + bn2 ) \(\ge\left(a_1b_1+a_2b_2+...+a_nb_n\right)\)

Dấu "=" xảy ra tại : \(\dfrac{a_1}{b_1}=\dfrac{a_2}{b_2}=...=\dfrac{a_n}{b_n}\)

* BĐT AM-GM

- trung bình nhân (2 số)

với a,b \(\ge0\) , ta luôn có : \(\dfrac{a+b}{2}\ge\sqrt{ab}\) . Dấu "=" xảy ra tại a=b

- Trung bình nhân ( n số )

Với x1 , x1 , x3 ,..., xn \(\ge0\)

Ta luôn có : \(\dfrac{x_1+x_2+...+x_n}{n}\ge\sqrt[n]{x_1x_2.....x_n}\)

Dấu "=" xảy ra khi x1 = x2 =...=xn

-Trung bình hệ số :

Với các bộ số : x1 , x1 , x3 ,..., xn \(\ge0\)và a1, a2 , a3 ,... , an ( a1 , a2 ,..., an) là c1ác hệ số

Ta có : \(\dfrac{a_1x_1+a_2x_2+...+a_nx_n}{a}\ge\sqrt[a]{x_1^{a_1}.x_2^{a_2}.....x_n^{a_n}}\)

Dấu "=" xảy ra khi x1 = x2 = xn

=================

Cái mincopxki t ko biết , ngoài ra còng có BĐT Cauchy - dạng engel => lên googl seach có

Ngô Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Hải Đậu Thị
27 tháng 12 2015 lúc 15:46

chứng minh cho 2 số trước sau đó áp dụng cho 3 số nhé

Cách 1: ta chứng minh\(\frac{a^2}{b}+\frac{c^2}{d}\ge\frac{\left(a+c\right)^2}{b+d}\)

Thật vậy \(\frac{a^2d+c^2b}{bd}-\frac{\left(a+c\right)^2}{b+d}\)\(\ge0\)

\(\frac{\Leftrightarrow\left(a^2d+c^2b\right)\left(b+d\right)-\left(a+b\right)^2bc}{\left(b+c\right)bc}\ge0\)

\(\Rightarrow\left(a^2d+c^2b\right)\left(b+d\right)-\left(a+c\right)^2bd\ge0\)

\(\Leftrightarrow\frac{a^2bd+a^2d^2+c^2b^2+c^2bd-a^2bd-2abcd-c^2bd}{ }\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(ad-bc\right)^2\ge0\left(luônđúng\right)\)

tương tự dùng cho 3 số => đpcm

Cách 2: dùng bđt BUNIACOPSKI. ta có:

\(\left(\frac{a}{\sqrt{b}}.\sqrt{b}+\frac{c}{\sqrt{d}}.\sqrt{d}\right)^2\le\left(\frac{a^2}{b}+\frac{c^2}{d}\right)\left(b+d\right)\)

\(\Leftrightarrow\left(a+c\right)^2\le\)\(\left(\frac{a^2}{b}+\frac{c^2}{d}\right)\left(b+d\right)\)

\(\frac{\Leftrightarrow\left(a+c\right)^2}{b+d}\le\frac{a^2}{b}+\frac{c^2}{d}\) đến đây lại làm tt cách 1

 

Djfjch
Xem chi tiết
Nguyễn Khang
26 tháng 8 2019 lúc 18:43

Đề sai, cho đk x mà ko có đk y sao áp dụng cauchy bây giờ:v

Homin
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
19 tháng 11 2023 lúc 9:17

Cái này thì tùy nơi nha bạn. Nhưng nếu làm bài chuyên thì cứ chơi cái này thoải mái, tại vì nguyên tắc làm bài chuyên là được dùng bất cứ kiến thức gì, miễn là làm được bài thì thôi. Còn nếu thi đề thường thì chỉ được dùng những BĐT quen thuộc thôi nha bạn

Huỳnh Hướng Ân
Xem chi tiết
Minh Triều
26 tháng 7 2016 lúc 21:37

\(\frac{a+b}{2}\ge\sqrt{ab}\Leftrightarrow a+b\ge2\sqrt{ab}\)

<=>\(a+b-2\sqrt{ab}\ge0\)

<=>\(\left(\sqrt{a}-\sqrt{b}\right)^2\ge0\)(luôn đúng)

=>dpcm