Sắm vai thực hành xử lí các tình huống sau để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
Xây dựng kịch bản và đóng vai từng nhân vật trong tình huống sau để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
Tham khảo
H vốn nhút nhát, không biết cách hoà mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập.
Q: H này, tớ thấy cậu cứ ngồi một mình trong giờ ra chơi suốt thôi, làm bạn với tớ nhé!
H: Tuyệt quá! Cả lớp không ai muốn chơi với tớ cả. Cảm ơn cậu nhiều lắm!
Q: Nhưng mà tớ có một điều kiện. Cậu phải đồng ý tớ mới chơi với cậu.
H: Tớ đồng ý, điều kiện gì cũng được!
Q: Mỗi ngày cậu phải tặng tớ một món đồ thì tớ mới chơi với cậu cơ. Cậu đã đồng ý rồi đấy nhé.
Mặt H tối sầm lại.
H: Tại...tại sao vậy chứ?
Q: Cứ làm thế đi. Ngày mai mang sữa chua lên lớp cho tớ nhé. Cậu không mang thì đừng có trách.
H không nói gì. Gục xuống bàn và khóc.
M ngồi bên cạnh H, thấy thế cũng không an ủi bạn. Ngày hôm sau, H mang cho Q một hộp sữa. Q thấy thế rất vui.
Q: Tuyệt, đúng là bạn tốt. Ngày mai mang bánh kem cho tớ nhé!
Đề xuất cách xử lí thể hiện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường trong các tình huống dưới đây:
- Tình huống 1: Nếu em là Minh em sẽ từ chối Thành và nói chuyện thẳng thắn với bạn, đề nghị bạn xóa những bức ảnh đó, khuyên bạn về những ảnh hưởng khi bạn đăng bức ảnh xấu đó. Nếu bạn vẫn không đồng ý thì nên tìm sự giúp đỡ từ GVCN lớp, hoặc thầy cô mà bạn tin tưởng...
- Tình huống 2: Nếu em là Hạnh thì em sẽ bày tỏ thái độ cứng rắn với Duy Anh. Nếu Duy Anh vẫn tiếp tục trêu thì Hạnh nên nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em.
- Tình huống 3: Đức Anh không nên làm theo những yêu cầu vô lí của đám học sinh mới. Trong trường hợp này, Duy Anh nên nói với GVCN hoặc gia đình để được giúp đỡ tránh những trường hợp tương tự khác.
Tham khảo
- Tình huống 1: Minh nên từ chối Thành và đề nghị Thành xóa tấm ảnh. Nếu Thành vẫn tiếp tục không đồng ý thì Minh nên tìm sự giúp đỡ từ GVCN.
- Tình huống 2: Hạnh nên bày tỏ thái độ cứng rắn với Duy Anh. Nếu Duy Anh vẫn tiếp tục trêu thì Hạnh nên nói với GVCN.
- Tình huống 3: Đức Anh không nên làm theo những yêu cầu vô lí của đám học sinh mới. Trong trường hợp này, Duy Anh nên nói với GVCN hoặc gia đình.
Tình huống 1: Minh nên yêu cầu Thành hoặc là xóa bức ảnh đó, hoặc là sẽ báo với giáo viên tội cố ý đe dọa, bắt nạt người khác
Tình huống 2: Hạnh sẽ báo cáo thẳng lên cô giáo để có biện pháp chấn chỉnh Duy Anh
Tình huống 3: Đức Anh nên báo cáo thẳng với GVCN để có biện pháp xử lý những kẻ này
- Đóng vai xử lí một số tình huống bắt nạt học đường
- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi xử lí tình huống:
+ Khi đóng vai người bắt nạt
+ Khi đóng vai người bị bắt nạt
+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt.
Tham khảo
- Đóng vai xử lí một số tình huống bắt nạt học đường:
(1) Bỏ ngoài tai những lời trêu đùa của các bạn.
(2) Chia sẻ với 1 người bạn mà mình tin tưởng để bạn giúp đỡ mình hoặc báo cho người lớn, thầy cô biết.
(3) Thẳng thắn chia sẻ với các bạn.
(4) Can ngăn, bảo vệ bạn hoặc báo cho thầy cô giáo, bảo vệ biết.
- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc:
+ Khi đóng vai người bắt nạt: rất là giỏi bắt nạt và xúc khạm người khác.
+ Khi đóng vai người bị bắt nạt: tâm lí rất sợ hãi và lo lắng.
+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt: lo lắng cần can ngăn vào báo cho người lớn, thầy cô giáo,..
- Đóng vai trong tình huống sau để thực hiện khả năng thương thuyết với người khác
- Đưa ra các tình huống cần thương thuyết khác và thực hành rèn luyện khả năng thương thuyết của bản thân.
Tham khảo
- Nên chọn tốp ca vì nó thể hiện được tính tập thể trong phong trào thi đua văn nghệ.
- Một số tình huống cần thương thuyết:
+ Trang trí lớp học theo kiểu truyền thống hay hiện đại
+ Nghỉ hè du lịch lớp theo loại hình hưởng thụ hay trải nghiệm.
Sắm vai Bin để giúp bạn xử lí bất hòa trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Em sẽ khuyên hai bạn nên ngồi lại và tìm cách xử lí chứ không nên đổ lỗi cho nhau
- Tình huống 2: Em sẽ khuyên hai bạn tìm cách sửa chữa lại đồ chơi chứ không nên đổ lỗi cho nhau
Luyện tập kiểm soát lo lắng của bản thân để xử lí các tình huống mà em gặp phải. Chia sẻ với bạn cách em giải quyết tình huống sau:
- Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân.
- Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp.
- Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân. : Em sẽ hòa đồng, nhiệt tình , vui vẻ với bạn bè và luôn giúp đỡ nhau.
- Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp.: Em sẽ cố gắng để tình trạng này không sảy ra. Nếu vô tình sảy ra, em sẽ báo cáo với thầy cô hoặc gia đỉnh.
@Teoyewmay
Em cảm thấy lo lắng vì không có bạn thân, vậy thì em nên chơi với các bạn trong một vài hoạt động, những người họ mến em họ quý em họ sẽ chủ động chơi với em, chơi lâu phù hợp nhiều mặt tính cách sẽ trở thành bạn thân.
Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp vì vậy em hãy chia sẻ trực tiếp với bố mẹ hoặc thầy cô để tìm được sự giúp đỡ kịp thời.
- Chủ động phòng, tránh các hành vi bắt nạt học đường, giúp người khác nhận ra các dấu hiệu của hành vi bắt nạt và chia sẻ kết quả thực hiện.
- Thiết kế hình ảnh, thông điệp “Lớp học không có bắt nạt”.
- Tuyên truyền về dấu hiệu, cách phòng tránh bắt nạt học đường để giúp mọi người không bị bắt nạt.
- Vẽ tranh:
Thảo luận, sắm vai xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1. Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên lơ là học hành và việc nhà đã được được phân công.
Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. Nhà Hùng có hai anh em. Hùng là anh được giao việc nhà nhiều hơn em Hoa nên Hùng ấm ức, bực tức vì cho rằng bố mẹ chiều và thiên vị em Hoa.
Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên Hùng điều gì?
Tình huống 3. Hương thích mặc áo quần đẹp. Hương luôn bực tức, giận dỗi với bố mẹ mỗi khi bố mẹ không mua quần áo, giày dép mới cho Hương .
Nếu là bạn của Hương, em sẽ khuyên Hương điều gì?
• TH1: Nếu là Tùng em sẽ nói em trai hạn chế việc chơi điện tử lại để tập trung vào học tập hơn, nếu chú tâm quá nhiều vào điện tử em sẽ không tập trung vào học tập được và nó ảnh hưởng rất lớn tới bản thân em, như vậy bố mẹ cũng sẽ rất buồn.
• TH2: Nếu là bạn Hùng em sẽ khuyên Hùng mình là con lớn trong nhà bạn nên có trách nhiệm phụ giúp bố mẹ, em gái còn nhỏ nên công việc sẽ ít hơn, là người 1 nhà bạn không nên như vậy, hãy biết chia sẻ với tất cả mọi người.
• TH3: Nếu là bạn Hương em khuyên bạn không nên có thái độ như vậy với bố mẹ, bạn hãy biết yêu thương bố mẹ mình, bố mẹ làm việc vất vả để nuôi mình ăn học bạn không nên vì mấy bộ quần áo mà như vậy, hãy là đứa con ngoan, hiếu thảo, chia sẻ công việc với bố mẹ.
Sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 3 bạn làm 3 nhân vật: Lan, Mai và Ly.
- Nhân vật Lan tức giận nhưng cần kiểm soát cảm xúc của bản thân. Lan có thể đến và hỏi các bạn: “Tại sao các bạn lại nói vậy?” hoặc “Đó chỉ là hiểu lầm về mình.” Tránh tức giận, có ngôn từ thiếu lịch sự.
Tình huống 2:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 2 bạn đóng vai Hòa và Nam.
- Việc Nam không cho Hòa chép bài không sai, Nam nên nói chuyện với Hòa về việc đó, khuyên Hòa chăm chỉ trong quá trình học tập.