Hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết ba khí sau: ethane, ethylene, acetylene.
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các khí: ethane, ethylene và acetylene.
Dẫn các khí đi qua đầu ống vuốt nhọn, đốt:
- Cháy sáng nhất, với ngọn lửa màu xanh dương sáng, toả nhiệt nhiều: acetylene
- Cháy yếu nhất, nhìn lúc rõ, lúc không rõ ngọn lửa, toả ít nhiệt: ethane
- Cháy sáng vừa, ngọn lửa màu xanh nhạt: ethylene
Giải thích: Hydrocarbon nào có tỉ lệ \(\dfrac{\text{số nt }C}{\text{số nt }H}\) càng lớn thì cháy càng sáng. Dễ dàng nhận thấy tỉ lệ trên lớn nhất là acetylene, rồi đến ethylene, nhỏ nhất là ethane.
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết hai chất methyl alcohol và ethylene glycol.
- Đánh số thứ tự cho từng dung dịch. Trích các dung dịch làm mẫu thử, đánh số thứ tự tương ứng.
- Nhỏ vài giọt dung dịch sodium hydroxide và copper(II) sulfate vào từng mẫu thử, lắc đều ống nghiệm. Mẫu thử chứa ethylene glycol sẽ xuất hiện kết tủa xanh lam rồi kết tủa tan dần tạo thành dung dịch xanh lam. Mẫu thử chứa methyl alcohol sẽ xuất hiện kết tủa xanh lam nhưng kết tủa không bị tan.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Câu 1: Bằng phương pháp hoá học nhận biết 3 khí : CO2, CH4, C2H4. Viết các phương trình hoá học (nếu có).
Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: Rượu etylic, axit axetic, nước cất. Viết PTHH (nếu có).
Câu 1:
- Dẫn từng khí qua dd Ca(OH)2
+ Dd vẩn đục: CO2
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
+ Không hiện tượng: CH4, C2H4. (1)
- Dẫn khí nhóm (1) qua dd brom dư.
+ Dd nhạt màu dần: C2H4.
PT: \(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
+ Không hiện tượng: CH4.
Câu 2:
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa hồng: CH3COOH.
+ Quỳ không đổi màu: C2H5OH, H2O. (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với CuO dưới nhiệt độ thích hợp
+ Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch: C2H5OH.
PT: \(C_2H_5OH+CuO\underrightarrow{t^o}CH_3CHO+Cu_{\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: H2O
- Dán nhãn.
Trích mẫu thử
Sục hỗn hợp vào dung dịch NaOH :
- mẫu thử nào mất màu vàng nhạt là Clo
\(2NaOH + Cl_2 \to NaCl + NaClO + H_2O\)
Nung nóng các mẫu thử còn lại với Ag ở nhiệt độ cao :
- mẫu thử nào làm chất rắn chuyển sang màu đen là ozon
\(2Ag + O_3 \xrightarrow{t^o} Ag_2O + O_2\)
- mẫu thử không hiện tượng : oxi
nhận biết các chát khí sau: (kẻ bảng)
1.khí Methane, khí Ethylene,Khí Carbon dioxide
2. khí Methane,Khí Acetylene,khí Carbondioxide
1)
CH4 | C2H4 | CO2 | |
dd Ca(OH)2 dư | - | - | Kết tủa trắng |
dd Br2 dư | - | dd nhạt màu | (đã nhận biết) |
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
2)
CH4 | C2H2 | CO2 | |
dd Ca(OH)2 dư | - | - | Kết tủa trắng |
dd Br2 dư | - | dd nhạt màu | (đã nhận biết) |
\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
\(C_2H_2+2Br_2\rightarrow C_2H_2Br_4\)
1)
CH4 | C2H4 | CO2 | |
dd Ca(OH)2 dư | - | - | Kết tủa trắng |
dd Br2 dư | - | dd nhạt màu | (đã nhận biết) |
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
2)
CH4 | C2H2 | CO2 | |
dd Ca(OH)2 dư | - | - | Kết tủa trắng |
dd Br2 dư | - | dd nhạt màu | (đã nhận biết) |
\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\downarrow+H_2O\)
\(C_2H_2+2Br_2\rightarrow C_2H_2Br_4\)
hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch không màu : NaOH, Nà2SO4 , NaCl . Viết phương trình hoá học xảy ra
- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
- Dùng quỳ tím:
+ Hóa xanh -> dd NaOH
+ Không đổi màu -> dd Na2SO4, dd NaCl
- Dùng dd BaCl2 với các mẫu thử còn lại:
+ Có kt trắng BaSO4 -> dd Na2SO4
\(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow\left(trắng\right)+2NaCl\)
+ Không hiện tượng -> dd NaCl
trình bày phương pháp hoá học nhận biết khí oxi cách điều chế khí oxi trong phòng thí nhiệm
refer
Điều chế, sản xuất Oxi (O2) trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp - hoá 8 bài 27
bấm vào ^
nhận biết khí Oxi bằng cách cho que đóm đang cháy vào lọ chứa khí Oxi
chúng sẽ cháy to
điều chế oxi bằng cách phân hủy cách chất giàu oxi và dễ phân hủy
điều chế Oxi bằng 2 phương pháp : đẩy nước và đẩy không khí
lưu ý : khi đẩy không khí ta phải để bình đựng khí ở trạng thái ngửa vì Oxi nặng hơn không khí
Câu 2. Hãy nhận biết các chất khí sau bằng phương pháp hoá học:
a. CO2, Cl2, HCl, H2. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
b. CO2, CH4, C2H4. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
- Trích một ít các chất làm mẫu thử
a)
- Cho các khí tác dụng với giấy quỳ tím ẩm:
+ QT chuyển đỏ: CO2, HCl (1)
\(CO_2+H_2O⇌H_2CO_3\)
+ QT ban đầu chuyển màu đỏ, sau đó quỳ tím mất màu: Cl2
\(Cl_2+H_2O⇌HCl+HClO\)
+ QT không chuyển màu: H2
- Cho 2 khí ở (1) tác dụng với dd Ca(OH)2 dư
+ Kết tủa trắng: CO2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
+ Không hiện tượng: HCl
\(Ca\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow CaCl_2+2H_2O\)
b)
- Cho các khí tác dụng với dd Br2 dư:
+ Không hiện tượng: CO2, CH4 (1)
+ dd Br2 nhạt màu dần: C2H4
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
- Cho các khí ở (1) tác dụng với dd Ca(OH)2 dư:
+ Kết tủa trắng: CO2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
+ Không hiện tượng: CH4
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na 2 CO 3 , NaCl, hỗn hợp NaCl và Na 2 CO 3
Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Dùng thuốc thử là dung dịch HNO 3 loãng :
Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO 3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :
- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.
- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na 2 CO 3 hoặc hỗn hợp Na 2 CO 3 và NaCl.
- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO 3 . Nếu :
Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO 3 thì muối ban đầu là Na 2 CO 3
Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO 3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na 2 CO 3
Các phương trình hoá học :
Na 2 CO 3 + 2 HNO 3 → 2 NaNO 3 + H 2 O + CO 2 ↑
(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO 2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)
NaCl + AgNO 3 → AgCl ↓ + NaNO 3