HUYỀN TRÂN
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
1 tháng 1 2022 lúc 20:45

Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện điều gì?

A. Đặc trưng của dân tộc chỉ có một ngành kinh tế là nông nghiệp.

B. Tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.

C. Đặc trưng của dân tộc chuyên làm nghề thủ công và buôn bán.

D. Tính cộng đồng sâu sắc của người Lạc Việt.

Bình luận (1)
Vũ Trọng Hiếu
1 tháng 1 2022 lúc 20:54

chọn d 

xin like

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Đăng
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
9 tháng 3 2022 lúc 19:42

THAM KHAỎ

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc:

=> Nhận xét:

Bộ máy nhà nước tuy không có gì thay đổi tuy nhiên vào thời nhà nước Âu Lạc vua nắm nhiều quyền hành hơn trong việc trị nước, và có quân đội lớn so với nhà nước Văn Lang.

 CÂU 3:

3 Đời sống vật chất: – Nơi ở: Nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền hay mái tròn hình mui, vật liệu là tre, nứa, lá, có cầu thang tre để lên xuống. – Việc đi lại: Chủ yếu bằng thuyền – Việc ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, và dùng gừng làm gia vị. Cư dân Văn Lang đã biết dùng mâm, bát, muôi.4

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam:

- Chính sách cai trị về chính trị:

+ Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

+ Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

+ Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí binh lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.

- Chính sách cai trị về kinh tế:

+ Bắt người Việt cống nạp sản vật (trầm hương, sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi…).

+ Thiết lập chế độ thuế khóa, lao dịch hà khắc, nặng nề.

+ Nắm độc quyền về sắt và muối.

- Chính sách cai trị về văn hóa:

+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.

+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.

+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.

+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán.

 

* Nhận xét: chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, tham lam và thâm hiểm.

 
Bình luận (0)
Lê Phạm Phương Trang
9 tháng 3 2022 lúc 19:43

2.

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Tech12h

3. 

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

4. 

— Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

— Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

— Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

Bình luận (0)
Minh Ngọc
9 tháng 3 2022 lúc 19:46

2.Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc:

3.

Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

4.

-Về chính trị:

+Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu-quận, dưới châu – quận là huyện.

+Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.

+Chính quyền đô hộ cho xây dựng các thành lũy lớn ở trụ sở các châu-quận như thành Luy Lâu. Bắc Ninh, Tống Bình- Đại La,… và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền. Từ nhà Hán, các triều đại đều áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

- Về kinh tế:

+ Sử dụng chế độ tô thuế.

+ Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...).

+ Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt.

-Về văn hóa:

+ Mở trường lớp dạy chữ Hán

+ Áp dụng luật Hán.

+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
28 tháng 4 2018 lúc 2:11

Đáp án: D

Bình luận (0)
Bap xoai
Xem chi tiết
Thanh Phong (9A5)
22 tháng 3 2023 lúc 14:16

C13: Nhận xét nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang-Âu Lạc ?

A. Xây dựng bộ máy chuyên chế ở trình độ cao.

B. Bộ máy nhà nước đảm bảo tính dân chủ.

C. Bộ máy nhà nước sơ khai chưa thể hiện chủ quyền.

D. Tổ chức đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 9 2018 lúc 6:47

Tác giả phân tích đặc điểm văn hóa trên cơ sở:

    + Tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa

    + Nước ta có sự giao lưu văn hóa lâu đời, tiếp xúc, tiếp nhận biến đổi giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới, tiếp thu, chọn lọc

    + Nghệ thuật: sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường

    + Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều phát triển đến tuyệt kĩ

- Ứng xử: trọng tình nghĩa, không chú trọng đến trí dũng, không cầu thị, cực đoan, thích an ổn

    + Coi trọng đời sống thế tục, không bám lấy hiện thể, hay sợ hãi cái chết

    + Không đề cao trí tuệ mà coi trọng khôn khéo, bi thủ thế giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn

    + Con người ưa chuộng người Việt hiền lành, tình nghĩa

    + Giao tiếp ưu chuộng hợp tình hợp lý

    + Cách sống người Việt an phận thủ thường

    + Quan niệm về cái đẹp: vừa xinh vừa khéo

    + Màu sắc ưa chuộng: nhẹ nhàng, thanh nhã

Bình luận (0)
Nguyen Gia Bao Truong
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
Xem chi tiết
Linh Kute
24 tháng 12 2016 lúc 11:39

Câu này cô Hoài cho mà

 

Bình luận (3)
Trần Hạo Nguyên
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
11 tháng 1 2022 lúc 15:50

TK:

Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau.Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy vậy, sự phân biệt giữa các tầng lớp này còn chưa sâu sắc.

Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng. Trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, hát ca trong tiếng trống, tiếng khèn, tiếng chiêng náo nức, rộn ràng. Họ còn tổ chức đua thuyền, giã gạo. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

Người thời Văn Lang đã có khiếu thẩm mĩ khá cao.

Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc

Bình luận (0)
kimcherry
11 tháng 1 2022 lúc 21:42

-  Nơi ở: Nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền hay mái tròn hình mui, vật liệu là tre, nứa, lá, có cầu thang tre để lên xuống.

- Việc đi lại: Chủ yếu bằng thuyền

-  Việc ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, và dùng gừng làm gia vị. Cư dân Văn Lang đã biết dùng mâm, bát, muôi.

-  Về mặc: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu, đeo đồ trang sức. Tóc cắt ngắn, bỏ xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam bỏ sau lưng. Ngày lễ họ đeo đồng hồ trang sức như vòng tay hạt chuỗi, khuyên tai, phụ nữ mặc áo váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

 

Hình ảnh mô phỏng đời sống của cư dân Văn Lang

- Xã hội thời Văn Lang đã có sự phân chia thành nhiều tầng lớp (người quyền quý, dân tự do, nô tì) nhưng sự phân biệt giữa các tầng lớp còn chưa sâu sắc.

-  Người Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi, đua thuyền, giã gạo. Trong lễ hội, trai gái ăn mặc đẹp nhảy múa ca hát cùng với tiếng trống, cồng, chiêng, khèn... Người ta cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

-  Trong tín ngưỡng, họ biết thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng... Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, kèm theo theo hiện vật (công cụ và đồ trang sức).

- Người Văn Lang có khiếu thẩm mỹ khá cao.

-  Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình...

=> Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang đã hòa quyện với nhau và tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.

 

 

Bình luận (0)
Hazy Moon
Xem chi tiết
Thư Thư
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
11 tháng 1 2022 lúc 17:52

A

Bình luận (0)