nêu các thành tựu văn hóa cổ đại
nêu các thành tựu văn hóa cổ đại
Các thành tựu văn hóa cổ đại: Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...
Các thành tựu văn hoá cổ đại : Thiên văn ; lịch âm,lịch dương ; chữ a,b,c ; chữ tượng hình ; đồng hồ đo thời gian ; số đếm ; các kiến thức của các nghành khoa học : vật lí , toán học ,sử học , địa lí ,v.v ; tác phẩm văn học , nghệ thuật và các công trình kiến trúc nổi tiếng
Các thành tựu văn hóa cổ đại : Thiên văn,lịch,chữ viết,chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...
em hãy nêu những nhà toán học, khoa học, sự học, thiên văn học, phương tây thời đó
giúp mình với huhu
em hãy nêu những bí mật của kim tự tháp ai cập
giúp tớ với help me
Các kim tự tháp chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.
Hầu hết chúng ta đều biết kim tự tháp là những kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Các kim tự tháp này cũng là nơi chôn cất của các vị vua Pharaon, chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.
1. Ba kim tự tháp tại khu lăng mộ Giza hay còn gọi là Giza Necropolis, là các kim tự tháp Ai Cập được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên trên thực tế có tới 140 kim tự tháp đã được phát hiện tại khu vực này.
2. Kim tự tháp lâu đời nhất được biết đến là kim tự tháp Djoser, được xây dựng vào khoảng thể kỷ 27 trước Công nguyên.
3. Kim tự tháp lớn nhất trên thế giới là kim tự tháp Khufu, hay còn được gọi là Đại kim tự tháp Giza. Với chiều cao ban đầu lên tới 146,5m và chiều cao hiện tại là 138,m.
4. Kim tự tháp Giza là kiến trúc nhân tạo cao nhất thế giới trong vòng 3871 năm, cho đến khi nhà thờ Lincoln tại Anh được xây vào năm 1311 chiếm mất vị trí này.
5. Đại kim tự tháp Giza là kiến trúc lâu đời nhất của 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cũng là kỳ quan cổ đại cuối cùng còn xót lại trên thế giới.
6. Có nhiều ghi chép khác nhau về số lượng lao động tham gia xây dựng các kim tự tháp tại Ai Cập. Theo ước tính của các nhà khoa học thì để xây 1 kim tự tháp Giza cần khoảng 100.000 người.
7. Bên cạnh kim tự tháp Giza là tượng nhân sư lớn nhất thế giới, đây cũng là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới cho đến nay. Khuôn mặt của tượng nhân sư được cho là điêu khắc theo khuôn mặt của Pharaon Khafra.
8. Tất cả các kim tự tháp được xây dựng tại bờ phía Tây của song Nile, hướng về phía Mặt Trời lặn và là biểu tượng vùng đất của những người chết trong Ai Cập cổ đại.
9. Bên trong kim tự tháp là các hầm mộ chôn cất những vị vua và những người giàu có nhất Ai Cập cổ đại. Họ được chôn cùng với những đồ vật dụng hàng ngày bằng vàng, người Ai Cập tin rằng họ có thể sử dụng chúng trong thế giới bên kia.
10. Kiến trúc sư xây kim tự tháp được biết đến đầu tiên là Imhotep, một kỹ sư, bác sĩ và nhà khoa học nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Ông được cho là đã thiết kế kim tự tháp đầu tiên của thế giới, kim tự tháp Djoser.
11. Các nhà khoa học đồng ý rằng những kim tự tháp được xây bằng những khối đá lớn, được điêu khắc thành khối vuông với kích thước giống nhau. Tuy nhiên cách thức di chuyển và đặt những viên đá khổng lồ này vẫn còn là điều bí ẩn.
12. Cách thức xây kim tự tháp thay đổi theo từng thời kỳ, cùng với sự phát triển của khoa học. Các nhà chuyên môn phát hiện ra rằng những kim tự tháp sau này được xây theo cách hoàn toàn khác những kim tự tháp lâu đời nhất trước đó.
13. Sau khi các kim tự tháp được xây dựng tại Ai Cập cổ đại, đã có rất nhiều kiến trúc kim tự tháp khác được xây dựng trên toàn thế giới, trong đó có các kim tự tháp tại Sudan.
14. Kim tự tháp Giza đã từng bị phá hủy bởi Al-Aziz, tuy nhiên do kiến trúc của những tảng đá khổng lồ quá kiên cố nên việc phá hủy đã không thành công. Tuy nhiên Al-Aziz đã từng phá hủy thành công kim tự tháp Menkaure.
15. Ba kim tự tháp Giza được xây đúng vị chí của ba ngôi sao lớn nhất trong chòm sao Orion. Trong Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh.
16. Đại kim tự tháp Giza được xây bởi 2.300.000 khối đá. Mỗi khối đá có trọng lượng trên 50 tấn.
17. Các viên đá xây kim tự tháp ban đầu được phủ lớp đá vôi trắng bên ngoài. Khi ánh Mặt Trời chiếu vào, những viên đá phản chiếu ánh sáng khiến kim tự tháp tỏa sáng như một viên ngọc quý.
18. Khi phản chiếu ánh sáng, các kim tự tháp này có thể được nhìn thấy từ Mặt trăng.
19. Mặc dù lượng nhiệt bên ngoài các kim tự tháp là rất lớn, do đây là vùng sa mạc nóng quanh năm. Nhưng nhiệt độ bên trong của kim tự tháp luôn ổn định ở 20 độ C.
20. Rất khó để tính chính xác, tuy nhiên khối lượng của kim tự tháp Cheops là khoảng 6 triệu tấn.
21. Kim tự tháp Cheops được xây hướng mặt về phía Bắc. Tuy nhiên do cực Bắc thay đổi theo thời gian, do đó hướng của kim tự tháp này bị lệch so với phương Bắc. Từ đó các nhà khoa học có thể tính toán chính xác cực Bắc của chúng ta đã di chuyển bao nhiêu.
22. Một trong những lý do khiến kim tự tháp tồn tại lâu như vậy là do loại vữa sử dụng để gắn kết các khối đá. Đây là một loại vữa đặc biệt mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được công thức của nó.
23. Trái với nhiều câu chuyện kể lại, các kim tự tháp được xây dựng bởi nô lệ và tù nhân. Tren thực tế rất có thể những người xây dựng kim tự tháp này là những người thợ tay nghề cao và được trả lương.
24. Mặc dù người Ai Cập cổ đại thường khắc những ký hiệu hoặc chữ tượng hình trên các kiến trúc của mình. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ ký hiệu hay chữ tượng hình nào bên trong kim tự tháp Giza.
25. Một kim tự tháp trung bình mất khoảng 200 năm để có thể hoàn thành, có nghĩa là phải mất 2 đến 3 đời Pharaoh mới hoàn thành một kim tự tháp. Tuy nhiên trong cùng một thời điểm có nhiều kim tự tháp được xây dựng cùng lúc.
những bí mật kim tự tháp ai cập là: chôn lăng mộ những người đã chết
Nhiều thế kỷ qua, người đời sau vẫn chưa giải thích được một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới: Làm sao một xã hội vào thời đồ đồng (cụ thể vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên) lại có thể tạo ra Đại kim tự tháp Giza, một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại?
Với chiều cao nguyên thủy là 149,6 m, Đại kim tự tháp Giza, hay còn gọi là kim tự tháp Kheops, cho đến thời Trung cổ vẫn là cấu trúc nhân tạo lớn nhất trên trái đất, trước khi nhường ngôi cho Vương cung thánh đường Lincoln ở Anh vào thế kỷ 14. Trong khi một số nhà chuyên về giả thuyết âm mưu không ngần ngại suy đoán rằng công trình này chỉ có thể thực hiện được với sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh, giới khoa học và khảo cổ học vẫn tìm kiếm những chứng cứ khả dĩ có thể giải thích được sự tồn tại của kim tự tháp. Giờ đây, sau nhiều năm kiên trì, công sức của họ đã được tưởng thưởng. Theo phóng sự Egypt’s Great Pyramid: The New Evidence trên kênh truyền hình 4 của Anh, các nhà khảo cổ học đã tìm được chứng cứ vô cùng hay ho cho thấy phương pháp vận chuyển những khối đá vôi và đá granite trọng lượng 2,5 tấn/khối từ cách đó hơn 800 km để đến địa điểm xây dựng ngôi mộ cho Pharaoh Khufu. Bằng chứng nằm trong một cuộn giấy da cổ, nhật ký làm việc của một quản đốc thời xưa, ghi lại cách thức hàng ngàn công nhân lành nghề vận chuyển 170.000 tấn đá dọc theo sông Nile trên các con thuyền gỗ được kết lại bằng dây thừng, thông qua hệ thống kênh đào được thiết kế đặc biệt đến bến cảng sát bên công trình xây dựng. Được viết bởi Merer, đốc công chịu trách nhiệm một tổ gồm 40 công nhân giỏi, cuộn giấy cổ trên cho đến nay là tài liệu duy nhất được công nhận là xác thực, liên quan đến hoạt động xây kim tự tháp. Trong nhật ký, ông Merer mô tả chi tiết cách thức các khối đá được đưa từ Tura xuôi dòng đến Giza trên các con thuyền được kết lại bằng dây thừng. Nhóm của ông cũng đã tham gia vào hoạt động thay đổi hoàn toàn vùng đất trong phạm vi dự án, đắp những con đê khổng lồ chuyển đổi luồng nước từ sông Nile vào hệ thống kênh đào nhân tạo đến nơi xây kim tự tháp. Nhà khảo cổ học người Mỹ Mark Lehner, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, cũng đã khai quật được chứng cứ về sự hiện diện của tuyến đường thủy bị chôn vùi bên dưới cao nguyên Giza. “Chúng tôi đã phác thảo được khu kênh đào trung tâm mà chúng tôi cho rằng là nơi chuyên chở đá đến chân của cao nguyên Giza”, theo chuyên gia Mỹ. Trong khi đó, một nhóm khác cũng công bố kết quả khai quật thành công một chiếc thuyền đóng vai trò phục vụ trong nghi lễ, được thiết kế để Pharaoh Khufu tiếp tục dẫn dắt thần dân sau khi chết.em hãy những bí mật của đền pác nê tông
sửa nhé: em hãy nêu những bí mật của đền pác nê tông
Nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang
LÀM ƠN CÓ AI DZÚP MK VS
Chính sách của các vua Lan Xang là:
+) Đối ngoại:
- Chia đất nước thành các mường để cai trị.
- Xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
+) Đối nội:
- Luôn chú ý giữa quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, nhưng kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc.( Chẳng hạn như: chống quân xâm lược Miến Điện vào nữa sau thế kỉ XVI)
Chúc bạn học tốt
Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ
và nền độc lập của mình.
Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ?
Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ?
Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...
Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...đặc biệt còn làm đồ gốm bằng đất nung
nghe thuat , tác pham van học , lịch , kien thuc các nghành co bản ...
Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
nhà bạn ở đâu
nếu bạn trả lời cậu hỏi của mk mk sẽ trả lời zùm bn ok
Ở giai đoạn này, Việt Nam thuộc quyền thống trị thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan.[7] Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả khả quan. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi trước đều bị kết thúc bằng những thất bại trong đau khổ, do đó ông thấy rằng cần nghiên cứu, tìm tòi một con đường khác, đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác hơn mấy hướng trên.[8]
Theo Hồ Chí Minh, ông ra đi vì muốn "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu".[7] Sau này khi trả lời phỏng vấn, Hồ Chí Minh cho bi
Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy | ” | |
Việc Hồ Chí Minh chọn Sài Gòn là nơi để đi nước ngoài sau này được lý giải là do lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi ông dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng.[9]
vào ngày 5-6-1911 Bác Hồ đã rời tổ quốc,ra đi tìm đường cứu nước,hôm đó tại cảng nhà Rồng (sài Gòn) bác hồ đến xin việc trên một con tàu buôn tên là La-tút sơ Tờ-rê-vin trở về châu âu.Người ta giao cho bác làm phụ bếp trên tàu,một công việc rất nặng nhọc.Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới xong
Dù mệt,Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ nữa, trong khi những người bạn khác thìđi ngủ hoặc đánh bài. Khi học, những từ nào không hiểu, Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩ ra một cách học độc đáo là mỗi ngày viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học.
Thời kỳ làm việc ở Luân Đôn (thủ đô nước Anh),vào buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày, Bác lại mang sách ,bút ra vườn hoa Hay-dơ để tự học tiếng Anh.Mỗi tuần được một ngày nghỉ, Bác đến học tiếng Anh với 1 giáo sư người I-ta –li-a.Với cách tranh thủ học như vậy,đến bất kì nước nào ,Bác đều tự học tiếng nước ấy .
Sau này ,mặc dù tuổi đã cao khi đọc sách ,báo tiếng ngoài, gặp từ nào không hiểu hay một danh từ khoa học . Bác đều tra tự điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích rồi ghi lại vào sổ để nhớ .
Tóm tắt một cau chuyện kể về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Ai đó giúp mình giải bài này với.
2.
Học tập trên tàu
Tôi còn nhớ một lần gọt măng tây. Đây là lần đầu tiên anh Ba thấy măng tây. Anh ta bắt đầu gọt trơ trụi, thì vừa lúc tôi đến. Tôi hối hả quẳng xuống bể tất cả măng đã gọt và tôi bày cho anh ta phải làm như thế nào. Nhờ thế không xảy ra việc gì. Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm. Về thứ bậc, anh Ba là người dưới chúng tôi, chúng tôi là những người có chức vị, còn anh Ba chỉ là người phụ bếp. Nhưng vì anh Ba hiểu biết – anh giúp những người bạn mù chữ của tôi viết thư về cho gia đình họ và anh không bao giờ nói tục, vì vậy anh Ba được tất cả chúng tôi yêu mến.
Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.
Cái gì đối với anh Ba cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không ăn được bánh mì và bơ. Ăn xúp thì anh dùng nĩa.
Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách – hai người lính trẻ tuổi giải ngũ về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ quốc ngữ và thỉnh thoảng dấm dúi cho họ cốc cà phê. Anh nói với tôi với một vẻ ngạc nhiên: “Anh Mai, cũng có những người Pháp tốt, anh ạ”.
1.Xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước
“Trong khi còn học ở Trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.
Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.
Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.
Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.
“Anh Lê, anh có yêu nước không?”
Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”
“Anh có thể giữ bí mật không?”
“Có”.
“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”
“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”
“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.
Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay”.
Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng
“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.
Ông Mai kể lại:
“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng và đón khách.
Công việc làm bồi tàu
Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc.
Chúng tôi trả lời là không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không có quyền nhận anh ta.
Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là người lao động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ với nhau: “Một người như thế có thể làm được công việc gì trên tàu?”.
Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi sẽ dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ có việc cho anh làm”.
Chủ tàu hỏi: “Anh có thể làm việc gì?”
“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.
“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.
Chàng trai ấy xưng tên là Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh ta rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy. Việc gì tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả lại, anh ấy có can đảm và nhẫn nại. Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.
Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.
Nhà bếp lo cho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn.
Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi. Luôn luôn nghe tiếng:
“Ba, đem nước đây!”
“Ba, dọn chảo đi!”
“Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia!”
Suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc. Và hơn nữa vì chưa quen việc, anh phải gọt xong đống củ cải và khoai tây. Anh không biết làm thế nào. Tôi dạy cho anh.
Nêu những thành tựu về sử học của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của Hi Lạp và Rô - ma có đặc điểm gì khác so với kiến trúc điêu khắc phương Đông cổ đại ?