Hãy cho biết vì sao phải về số thấp thích hợp khi xe chuyển động xuống đèo, dốc dài.
một vận động viên xe đạp tập đạt vận tốc 20 km / giờ khi leo đèo và 50 km / giờ khi đổ dốc , mất 42 phút kể tư khi xuất phát ở chân dốc ,lên đến đỉnh dốc rồi trở về chân dốc .
hãy tính thời gian leo dốc ,thờ gian đổ dốc và độ dài của dốc
(gợi ý :độ dài dốc không đổi . Hãy xét quan hệ thời gian leo dốc , thờ gian đổ dốc so với các vận tốc len dốc , xuống dốc . đã biết tổng thờ gian lên và xuống dốc là 42 phút ,tim trước tỉ số giữa 2 thời gian đó ).
Một vận động viên xe đạp đạt vận tốc 20 km /giờ khi lên dốc và 50 km / giờ khi xuống dốc, tất cả mất 42 phút kể từ khi xuất phát ở chân dốc, lên đỉnh dốc rồi trở về chân dốc. Hãy tính thời gian lên dốc thời gian xuống dốc và độ dài của dốc. ( Gợi ý độ dài dốc không đổi .Hãy xem xét quan hệ giữa thời gian lên dốc , xuống dốc so với các vận tốc lên dốc , xuống dốc .Đã biết tổng thời gian lên dốc và xuống dốc là 42 phút, tìm tỉ số giữa hai thời gian đó ] .
Tỉ số vận tốc lên dốc và vận tốc xuống dốc là: V(lên dốc):V(xuống dốc)=20 : 50 = 2/5 .
Đổi 42 phút=0.7 giờ
Do quãng đường ko thay đổi, vận tốc tỷ lệ nghịch với thời gian.Nếu coi thời gian lên dốc là 2 phần thời gian xuống dốc là 5 phần vậy Thời gian lên dốc là: 0.7 : ( 2 + 5 ) * 2 = 0.2 giờ
Thời gian xuống dốc là : 0.7 : ( 2+ 5 ) * 5 =0.5 giờ
Quãng đường đó dài là: 20 * 0.5 = 10 (km) hoặc ta lấy 50 * 0.2 = 10(km)
Ta đã có thời gian lên dốc và xuống dốc nên từ đó:
=>Tỉ số thời gian lên dốc so với thời gian xuống dốc là: 0.2 : 0.4 = 2/5(2 phần 5)
hay Tỉ số thời gian xuống dốc so với thời gian lên dốc là: 0.4 : 0.2 = 5/2(5 phần 2 )
Đáp số: thời gian lên dốc:0.2 giờ
thời gian xuống dốc:0.5 giờ
Độ dài của dốc(quãng đường)10 km
Tỉ số giữa hai thời gian đó: 2/5( 2 phần 5 ) hay 5/2 (5 phần 2 )
Khoảng 14h30 ngày 6/9/2016, tại quốc lộ 20 qua thị trấn Đạm Ri (Đạ Huoai, Lâm Đồng), xe khách chở 30 người có biểu hiện mất phanh. Phát hiện sự việc, tài xế Phan Văn Bắc khéo léo điều khiển xe tải và ra tín hiệu để mũi ôtô khách tiếp xúc với đuôi xe của mình, dìu phương tiện này xuống hết đoạn dốc khoảng 500 m trên đèo Bảo Lộc cho đến khi cả hai dừng lại an toàn ở cuối dốc. Giả sử khi 2 xe dính vào nhau ở ngay đỉnh dốc, chúng có cùng tốc độ bằng 54km/h . Coi hai xe chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn.
a) Lập phương trình chuyển động của 2 xe lúc đã dính vào nhau và cùng chuyển động xuống dốc
b) Viết công thức vận tốc của hai xe lúc đã dính vào nhau và cùng chuyển động xuống dốc
a) Chọn gốc tọa độ là đỉnh dốc, chiều dương là chiều từ đỉnh dốc đến chân dốc.
Chọn gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu dính vào nhau ở đỉnh dốc. (0,50 điểm)
Ta có: t = 0 thì v = v 0 = 54 km/h = 15 m/s.
Hai xe dừng lại ở chân dốc ( v 1 = 0) sau quãng đường S = 500 m.
Gia tốc của hai xe được xác định từ hệ thức độc lập:
⟹ Phương trình chuyển động của 2 xe lúc đã dính vào nhau:
x = x 0 + v 0 .t + 0,5a t 2 = 0 + 15. t – 0,5.0,225. t 2 = 15 t – 0,1125 t 2 (m). (1,00 điểm)
b) Vận tốc của hai xe sau khi dính nhau là: v = v 0 + a t = 15 – 0,225 t (m/s). (1,00 điểm)Một xe tải có khối lượng M= 5tấn chuyển động đều khi đi lên cũng như đi xuống một cái dốc dài L= 2km. Lực kéo xe do động cơ sinh ra khi lên dốc là 2500N; khi xuống dốc là 500N. Cho rằng lực ma sát có giá trị không đổi khi xe lên và xuống dốc.
a) Tính độ cao của dốc.
b) Biết thời gian xe lên dốc lớn hơn 1,8phút so với thời gian xuống dốc. Tính vận tốc lên dốc và xuống dốc của xe nếu công suất động cơ sản ra khi lên dốc bằng 3,125 lần khi xuống dốc.
a)Gọi độ cao dốc là \(h\left(m\right)\).
Khi lên dốc xe có lực kéo \(F_1\) để thắng lực ma sát.
Định luật bảo toàn công:
\(F_1\cdot l=P\cdot h+F_{ms}\cdot l\)
\(\Rightarrow2500\cdot2\cdot1000=5\cdot1000\cdot10\cdot h+F_{ms}\cdot2\cdot1000\) (1)
Khi xe xuống dốc có lực kéo \(F_2\) tạo lực hãm.
Bảo toàn công: \(F_{ms}\cdot l-F_2\cdot l=P\cdot h\)
\(\Rightarrow F_{ms}\cdot2\cdot1000-500\cdot2\cdot1000=5\cdot1000\cdot10\cdot h\) (2)
Từ (1) và (2) giải hệ như bthg\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}F_{ms}=1500N\\h=40m\end{matrix}\right.\)
Vậy dốc cao 40m.
Bổ sung câu b):
Gọi vận tốc lúc len dốc và xuống dốc lần lượt là \(v_1;v_2\) (km/h)
Thời gian lúc lên dốc: \(t_1=\dfrac{L}{v_1}=\dfrac{2}{v_1}\left(h\right)\)
Thời gian lúc xuống dốc: \(t_2=\dfrac{L}{v_2}=\dfrac{2}{v_2}\left(h\right)\)
Thời gian lên dốc lớn hơn \(1,8'=\dfrac{3}{100}=0,03h\) thời gian lúc xuống dốc.
\(\Rightarrow t_1-t_2=\Delta t\Rightarrow\dfrac{2}{v_1}-\dfrac{2}{v_2}=0,03\left(1\right)\)
Biết công suất lên dốc lớn gấp 3,125 lần công suất lúc xuống dốc.
\(\Rightarrow\dfrac{P_1}{P_2}=\dfrac{F_1\cdot v_1}{F_2\cdot v_2}\Rightarrow\dfrac{2500\cdot v_1}{500v_2}=3,125\Rightarrow v_1=0,625v_2\left(2\right)\)
Thay (2) vào (1) ta được:
\(\dfrac{2}{0,625v_2}-\dfrac{2}{v_2}=0,03\Rightarrow v_2=40\)km/h
Vậy vận tốc xuống dốc là 40km/h
Và vận tốc lên dốc là \(v_1=0,625v_2=0,625\cdot40=25\)km/h
1. Khi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vì sao?
2. Vì sao ta lặn xuống sâu thì cảm thấy tức ngực?
3. Tại sao xe máy đang đứng yên nếu đột ngột cho xe chuyển động thì người ngồi trên xe bị ngã về phía sau?
1.để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với bùn làm giảm áp xuất giúp dễ đi qua hơn
2.vì khi lặn xuống sâu thì có áp xuất của nước tác dụng lên cơ thể nên cảm thấy tức ngực
3.vì có quán tính tác dụng lên người ngồi trên xe
1. Đặt tấm ván lên để tăng diện tích tiếp xúc do áp suất tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc nếu đi chân không lên thì diện tích tiếp xúc nhỏ dẫn đến áp suất lên bùn cao và bị lún.
2. Càng lặn sâu xuống nước thì áp suất do nước tác dụng lên người ta càng lớn do chiều cao tính từ mặt thoáng đến người ta càng tăng do đó ta cảm thấy tức ngực do có áp suất lớn tác dụng vào ngực ta.
3. Khi xe đứng yên hành khách trên xe cũng đứng yên đột ngột cho xe tăng vận tốc thì chỉ có cái xe chuyển động về phía trước còn hành khách có quán tính nên không thể đột ngột tăng vận tốc nên vẫn đứng yên và bị ngã về phía sau do cái xe đi về phía trước.
1. Khi qua chổ bùn lầy, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên để đi để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc lên chổ bùn lầy làm giảm áp suất tránh bị lún
2. Vì càng xuống sâu áp suất trong chất lỏng càng cao nên ta sẽ cảm thấy tức ngực
3. Vì khi xe bắt đầu chuyển động , chân của người ngồi trên xe chuyển động cùng xe, nhưng do quán tính đầu và thân của người chưa chuyển động nên ngã về phía sau
Một chiếc xe trượt từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Dốc nghiêng 300 so với phương ngang. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,1. Lấy g = 10 m / s 2 . Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 0,5 m được treo trong xe. Từ vị trí cân bằng của con lắc trong xe, kéo con lắc về hướng ngược chiều chuyển động của xe sao cho dây treo con lắc đơn hợp với phương thẳng đứng góc 30 0 rồi thả nhẹ. Trong quá trình dao động của con lắc (xe vẫn trượt trên dốc), tốc độ cực đại của con lắc so với xe gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,33 m/s.
B. 0,21 m/s
C. 1,2 m/s.
D. 0,12 m/s.
Một chiếc xe trượt từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Dốc nghiêng 30° so với phương ngang. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 0,5 m được treo trong xe. Từ vị trí cân bằng của con lắc trong xe, kéo con lắc về hướng ngược chiều chuyển động của xe sao cho dây treo con lắc đơn hợp với phương thẳng đứng góc 30° rồi thả nhẹ. Trong quá trình dao động của con lắc (xe vẫn trượt trên dốc), tốc độ cực đại của con lắc so với xe gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,33 m/s.
B. 0,21 m/s.
C. 1,2 m/s.
D. 0,12 m/s.
Đáp án B
Trước hết ta tìm gia tốc a chuyển động của toa xe trên mặt phẳng nghiêng
Theo định luật II Niu-tơn :
Xét theo phương Oy vuông góc với mặt phẳng nghiêng :
Phản lực : N = mgcos α
Lực ma sát F = μ N = μ m g cos α
Xét theo phương Ox của mặt phẳng nghiêng thì :
Với β = 90 0 - α ⇒ cos β = sin α , với F = ma
Chu kì dao động bé của con lắc đơn : T = 2 π 1 g hd = 2 π 1 gcosα 1 + μ 2
Từ những dữ kiện trên ta thay số vào tính được : v m a x = 0 , 21 m / s
Một xe máy đang chuyển động với vận tốc 3m/s thì xuống dốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s^2,khi tới chân dốc thì vận tốc của xe là 54km/h. Tính chiều dài dốc và thời gian xuống dốc.
Đổi 54km/h=15m/s
Chiều dài của dốc là
\(s=\dfrac{v^2-v_0^2}{2a}=\dfrac{15^2-3^2}{2\cdot0,2}=540\left(m\right)\)
Thời gian xuống dốc :
\(t=\dfrac{v-v_0}{a}=\dfrac{15-3}{0,2}=60\left(s\right)\)
Hãy cho biết vì sao phải đưa cần chuyển số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ.
Phải đưa cần chuyển số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ đề xe không đột ngột khởi hành ngay khi động cơ khởi động và gây mất an toàn.