1. Cho hỗn hợp gồm Al2O3, SiO2 và Fe3O4 vào dung dịch chứa một chất tan A dư, đun nóng Kết thúc phản ứng còn lại chất rắn B duy nhất. cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và việt các phương trình phản ứng xảy ra.
Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn: Al2O3; SiO2; Fe3O4 vào dung dịch chứa một chất tan A, thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và viết các PTHH minh hoạ
A có thể là : HCl
B có thể là : SiO2
\(Al_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\)
\(Fe_3O_4+8HCl\rightarrow2FeCl_3+FeCl_2+4H_2O\)
A: NaOH, B: Fe3O4
\(2NaOH+Al_2O_3->2NaAlO_2+H_2O\)
\(2NaOH+SiO_2->Na_2SiO_3+H_2O\)
1/ Cho hỗn hợp gồm có ba chất rắn : AlO3, SiO2 và Fe2O3 vào dung dịch chứa một chất tan A thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho thí dụ và viết các phương trình phản ứng minh họa
2/ Hỗn hợp B gồm MgO, Fe2O3, CuO có khối lượng 9,6 gam. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau
-Để hòa tan hoàn toàn phần 1 cần vừa đủ 80 ml dung dịch HC1 2M
-Dẫn khí H2 dư qua phần 2 nung nóng thì sau phản ứng thu được 1,08 gam nước.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp B ?
1, A có thể là một axit thông thường, B là SiO2
VD: A là HCl
\(Al_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\\ Fe_2O_3+6HCl\rightarrow2FeCl_3+3H_2O\)
2, Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_{MgO}=a\left(mol\right)\\n_{Fe_2O_3}=b\left(mol\right)\\n_{CuO}=c\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
- Xét phần 1:
\(n_{HCl}=0,08.1=0,08\left(mol\right)\)
PTHH:
MgO + 2HCl ---> MgCl2 + H2O
0,5a--->a
Fe2O3 + 6HCl ---> 2FeCl3 + 3H2O
0,5b------>3b
CuO + 2HCl ---> CuCl2 + H2O
0,5c--->c
- Xét phần 2:
\(n_{H_2O}=\dfrac{1,08}{18}=0,06\left(mol\right)\)
PTHH:
Fe2O3 + 3H2 --to--> 2Fe + 3H2O
0,5b----------------------------->1,5b
CuO + H2 --to--> Cu + H2O
0,5c------------------------>0,5c
=> Hệ pt \(\left\{{}\begin{matrix}40a+160b+80c=9,6\\a+3b+c=0,08\\1,5b+0,5c=0,06\end{matrix}\right.\)=> nghiệm âm bạn ơi :)
Cho hỗn hợp gồm các chất rắn là Al2O3, SiO2, Fe2O3 vào dung dịch có chứa một chất tan X (dư), sau phản ứng thu được một chất rắn Y duy nhất. Cho biết X, Y có thể là chất gì, viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
+ Dung dịch X có thể là dd axit : VD dd HCl ⇒ Y là SiO2
PTHH:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
+ Dung dịch X có thể là dd bazơ mạnh: VD: NaOH đặc ⇒ Y là Fe2O3
PTHH:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
SiO2 + 2NaOH ----đặc,to→ Na2SiO3 + H2O
X và Y có thể là HCl và $SiO_2$
PTHH :
$Al_2O_3 + 6HCl \to 2AlCl_3 + 3H_2O$
$Fe_2O_3 + 6HCl \to 2FeCl_3 + 3H_2O$
Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: K2O, CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng (các chất có số mol bằng nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn A và khí B. Cho A vào H2O (lấy dư) thu được dung dịch C và phần không tan D. Cho D vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng hai lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch E và chất rắn F. Lấy khí B cho sục qua dung dịch C được dung dịch H và kết tủa I. Hãy xác định thành phần các chất của A, B, C, D, E, F, H, I và viết các phương trình hóa học xảy ra.
giúp e với
Đặt \(n_{K_2O}=n_{CuO}=n_{Fe_3O_4}=n_{Al_2O_3}=1\left(mol\right)\)
=> \(n_{hh}=4\left(mol\right)\)
- Cho hỗn hợp + CO dư :
\(CO+CuO-^{t^o}\rightarrow Cu+CO_2\)
\(4CO+Fe_3O_4-^{t^o}\rightarrow3Fe+4CO_2\)
=> Khí B là CO2 (5 mol) và CO dư
A gồm K2O (1 mol) ,Al2O3 (1 mol) , Fe (3 mol), Cu (1 mol)
- Cho A + H2O dư
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)
\(2KOH+Al_2O_3\rightarrow2KAlO_2+H_2O\)
=> Dung dịch C : KAlO2 (2 mol)
Phần không tan D : Fe (3 mol) , Cu (1 mol)
- Cho D + AgNO3
\(n_{AgNO_3}=2n_{hhbandau}=8\left(mol\right)\)
\(2AgNO_3+Fe\rightarrow2Ag+Fe\left(NO_3\right)_2\)
\(2AgNO_3+Cu\rightarrow2Ag+Cu\left(NO_3\right)_2\)
=> \(n_{AgNO_3\left(pứ\right)}=3.2+1.2=8\left(mol\right)\) => AgNO3 phản ứng hết
=>Dung dịch E gồm : Fe(NO3)2 (1 mol) , Cu(NO3)2 (1 mol)
Chất rắn F gồm : Ag (8 mol)
- Khí B : CO2 (5 mol) và CO dư sục qua dung dịch C KAlO2 (2 mol)
\(KAlO_2+CO_2+2H_2O\rightarrow Al\left(OH\right)_3+KHCO_3\)
=> Dung dịch H : KHCO3
Kết tủa I : Al(OH)3
(Làm bài này xong tui muốn tắt thở luôn =))))) Chúc em học tốt nha <3 ))
Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: K2O, CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng (các chất có số mol bằng nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn A và khí B. Cho A vào H2O (lấy dư) thu được dung dịch C và phần không tan D. Cho D vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng hai lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch E và chất rắn F. Lấy khí B cho sục qua dung dịch C được dung dịch H và kết tủa I. Hãy xác định thành phần các chất của A, B, C, D, E, F, H, I và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bạn xem bài làm của bạn Thảo Phương nhé :
https://hoc24.vn/cau-hoi/dan-luong-khi-co-du-qua-hon-hop-cac-chat-k2o-cuo-fe3o4-al2o3-nung-nong-cac-chat-co-so-mol-bang-nhau-ket-thuc-cac-phan-ung-thu-duoc-chat-ran-a.1026969980628
Một hỗn hợp X gồm 0,2 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4. Cho X vào 400 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và còn lại x gam chất rắn B không tan. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi đun nóng trong không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được y gam chất rắn C. Xác định giá trị của x và y.
Pt:
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
0,1 → 0,4 0,1 0,1
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
0,1 ←0,1 → 0,1 0,2
Rắn B là 0,1 mol Cu → x = 6,4 (g)
2) Dẫn hỗn hợp khí gồm có CO2, SO2 và C2H4 vào dung dịch chứa một chất tan A dư, thì còn lại một chất khí B duy nhất không bị hấp thụ. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho thí dụ và viết phương trình phản ứng minh họa.
Hỗn hợp khí gồm CO2, SO2 và C2H4 gồm có 2 oxit axit tác dụng được với kiềm và 2 chất có thể tác dụng với brom trong dung dịch nên khi cho hỗn hợp vào dung dịch chứa một chất tan A, thì còn lại một khí B đi qua dung dịch sẽ có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Chất A là kiềm thì 2 oxit axit phản ứng và bị giữ lại trong dung dịch kiềm, còn lại khí B là C2H4 không phản ứng và đi qua dung dịch kiềm.
Các PTHH: CO2 + 2NaOH ---> Na2CO3 + H2O SO2 + 2NaOH ---> Na2SO3 + H2O
- Trường hợp 2: Chất A là dung dịch nước brom, hai chất phản ứng được và bị giữ lại trong dung dịch là SO2 và C2H4 còn khí B là CO2 không phản ứng và đi qua dung dịch.
Các PTHH:
SO2 + Br2 + 2H2O ---> 2HBr + H2SO4
C2H4 + Br2 ---> C2H4Br2
Cho hỗn hợp rắn gồm MgO, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HC1 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại phần rắn không tan. Các chất tan trong dung dịch X là
A. MgCl2, FeCl3, FeCl2, HCl
B. MgCl2, FeCl3, CuCl2 và HC1
C. MgCl2, FeCl2, HCl
D. MgCl2, FeCl2, CuCl2 và HC1
Chọn đáp án D
Cu không tan trong HC1 nhưng phản ứng với Fe3+ mới tạo thành Þ Loại đáp án C
Cu dư Þ Fe3+ không còn trong X Þ Loại đáp án A và B
Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào 500 ml dung dịch HC1 aM thu được dung dịch X và còn lại 2 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 95,82 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 1,4
B. 1,6
C. 1,2
D. 1,8