Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

a, Các bạn đến tham quan địa đạo Củ Chi và được giới thiệu về lịch sử cũng như các chiến công nơi đây, các bạn trầm trồ về sự dũng cảm, tài giỏi của ông cha ta lúc đó bằng cách tấm tắc khen.

Hình 2 thì các bạn tự hào về Việt Nam vì Việt Nam là quốc gia đa văn hoá, đa sắc tộc, đa lễ hội.

Những việc làm thể hiện sự tôn trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá Việt Nam: Đọc sách về lịch sử Việt Nam và giới thiệu bạn bè quốc tế, xem phim tư liệu và ghi chép lịch sử,...

Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Đức
Xem chi tiết
Hiền Nekk^^
14 tháng 11 2021 lúc 14:50

bài 2:

những hành động thể hiện lòng yêu thương con người

bài 3:

những việc làm thể hiện siêng năng kiên trì

bài 4:

những việc làm thể hiện tôn trọng sự thật

lạc lạc
15 tháng 11 2021 lúc 7:00

bài 1 :

Tìm, hiểu các câu ca dao tục ngữ nói về tự hào truyền thống gia đình dòng họ.

Khôn ngoan đối (đá) đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chới hoài đá nhau.Công cha như núi Thái Sơn........

Những việc làm thể hiện tự hào truyền thống gia đình dòng họ.

+ Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với bố mẹ, ông bà…

+ Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi như: Chăm học, chăm làm, yêu thương bạn bè và thầy cô giáo, kính trên nhường dưới,…

Những việc làm không thể hiện tự hào truyền thống gia đình dòng họ.

- phá hoại , chê bai , nói xấu gia đình dòng họ , truyền thống nhà của mình

- ko tiếp nối truyền thống 

 

Khôn ngoan đối (đá) đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chới hoài đá nhau.nghĩa là so sánh tình anh em với một hình ảnh cụ thể và dễ hiểu để lời khuyên thấm vào lòng người biết bao nhiêu. “Khôn ngoan đối đáp người ngoài” ý như muốn nói để đối đáp, so bì thiệt hơn.
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 11 2023 lúc 15:32

- Những truyền thống lịch sử và văn hoá của đất nước qua các hình ảnh:

+ Hình 1: Giỗ tổ Hùng Vương.

+ Hình 2: Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

+ Hình 3: Quốc khánh 2/9 - ngày bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc Lập trên quảng Trường Ba Đình.
+ Hình 4: Xe tăng húc đổ cổng phụ Dinh độc lập ngày 30/4/1075, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

+ Hình 5: Tục lệ gói bánh trưng, bánh dày mỗi dịp lễ tết.

+ Hình 6: Áo Dài - Quốc phục Việt Nam.

- Một số truyền thống lịch sử và văn hoá khác của đất nước mà em biết:

+ Ngày 23 tháng 12 hàng năm: tục lệ cúng Ông Công - Ông Táo.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng,...

+ Hoàng thành Thăng Long - kinh đồ của các triều đại Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn.

Khánh Vy
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 6:09

THAM KHẢO
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội. - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000. - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học). - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
29 tháng 9 2016 lúc 20:35

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

 

Lê Minh Hiếu
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
20 tháng 7 2021 lúc 22:51

Tham khảo:Hà Nội, ngày....tháng....năm...

Gửi mẹ kính yêu của con!

Thời gian qua con cảm thấy rất tự hào về truyền thống làm nón lá của gia đình mình. Bởi chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ Việt Nam… Con sẽ cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn, để sau này sẽ đưa sản phẩm truyền thống của gia đình mình ngày càng vươn xa, không chỉ đến với người dân trong nước mà còn đến với đông đảo bạn bè thế giới.

Con của mẹ!

     Ký tên

linhchitran_954
15 tháng 9 2021 lúc 20:11

..., ngày....tháng....năm...

Gửi ông thân yêu của cháu!

Ông ạ, từ lâu cháu đã muốn nói rằng cháu rất yêu ông và tự hào về tay nghề làm gốm của ông lắm. Ông đã cho cháu biết rằng những chiếc bình, chiếc bát lại có thể nghệ thuật và xinh đẹp đến vậy, rằng những nghệ nhân làm gốm đã bỏ biết bao tâm tư, tình cảm vào các tác phẩm của mình. Điều đó làm cháu cảm thấy thêm yêu những chiếc đĩa, chiếc cốc... vì thấy chúng thật gần gũi, chúng được bàn tay ông chăm sóc, giống như cháu vậy. Cháu ước mong sau này lớn lên cháu sẽ trở thành một người làm gốm tài giỏi giống như ông.

Cháu yêu của ông

..........................

 

linhchitran_954
Xem chi tiết
Lưu Võ Tâm Như
15 tháng 9 2021 lúc 20:13

Than khảo ạ

11, ngày, tháng11,năm 2021 :<

Gửi ông thân yêu của cháu!

Ông ạ, từ lâu cháu đã muốn nói rằng cháu rất yêu ông và tự hào về tay nghề làm gốm của ông lắm. Ông đã cho cháu biết rằng những chiếc bình, chiếc bát lại có thể nghệ thuật và xinh đẹp đến vậy, rằng những nghệ nhân làm gốm đã bỏ biết bao tâm tư, tình cảm vào các tác phẩm của mình. Điều đó làm cháu cảm thấy thêm yêu những chiếc đĩa, chiếc cốc... vì thấy chúng thật gần gũi, chúng được bàn tay ông chăm sóc, giống như cháu vậy. Cháu ước mong sau này lớn lên cháu sẽ trở thành một người làm gốm tài giỏi giống như ông.

Nguyễn Nho Bảo Trí
16 tháng 9 2021 lúc 20:54

fjsaoifjsa