Những câu hỏi liên quan
Minh Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Tuyết Ngọc
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 22:18

Địa hình nước ta được chia thành ba khu vực chính:

- Khu vực Đồng bằng và Sông Cửu Long: Khu vực này nằm ở phía Nam và phía Nam Trung bộ của Việt Nam. Đây là vùng đất phẳng, rộng lớn, và nằm ở độ cao thấp. Đồng bằng và Sông Cửu Long có nhiều kênh rạch, rừng tràm, và là nơi sản xuất nông nghiệp quan trọng với sản lượng lớn của lúa, cá, và các loại cây ăn trái.

- Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: Khu vực này bao gồm các tỉnh phía Bắc của nước ta, bao gồm Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc điểm của khu vực này là địa hình núi non, đồi núi, và sông ngòi. Núi rừng đồng cỏ, đặc biệt là núi Tam Đảo và núi Sa Pa, là nơi du lịch nổi tiếng và có giá trị thiên nhiên cao.

- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Khu vực này bao gồm miền Trung và miền Trung Tây Nguyên của nước ta. Đây là khu vực có địa hình đa dạng với biển, bãi biển, núi non, thung lũng, và cao nguyên. Vùng này cũng có nhiều dãy núi nổi tiếng như dãy Trường Sơn và dãy Annamite. Tây Nguyên là khu vực có độ cao lớn và nhiều bản địa vùng dân tộc.

Đặc điểm của vùng núi Đông Bắc:

Vùng núi Đông Bắc nằm ở phía Đông Bắc của nước ta và bao gồm các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, và Tuyên Quang. Đặc điểm của vùng này bao gồm:

- Địa hình núi đồi: Vùng núi Đông Bắc có địa hình núi đồi đa dạng với các dãy núi chạy theo hướng Đông-Bắc tây-Nam. Núi đồi có thể cao hoặc thấp tùy theo địa điểm cụ thể.

- Khí hậu: Vùng này có khí hậu nhiệt đới đới, với mùa mưa và mùa khô rõ ràng. Mùa đông lạnh và mùa hè nóng, cùng với mưa nhiều vào mùa hè, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và cây trồng.

- Dân cư và văn hóa: Vùng núi Đông Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, như người Dao, người H'Mong, và người Tày. Vùng này có nền văn hóa phong phú và đa dạng, với các lễ hội truyền thống và trang phục đặc trưng.

- Nông nghiệp: Nông nghiệp là hoạt động chính ở vùng núi Đông Bắc, với trồng lúa, cây hàng, và chăn nuôi gia súc là các nguồn sống quan trọng của người dân ở đây.

Bình luận (0)
7C 21 Thùy Linh
Xem chi tiết
ha xuan duong
13 tháng 3 2023 lúc 20:49

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: - Khu vực đồi núi gồm vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. - Khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Bờ biển và thềm lục địa.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
8 tháng 4 2019 lúc 8:46

Em có thể tham khảo câu trả lời qua bài giảng này của cô nhé

Địa lí 8 - Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình - YouTube

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Kieu Diem
8 tháng 4 2019 lúc 21:43

#Tham khảo

- Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:
+ Đồi núi
+ Đồng bằng
+ Bờ biển và thềm lục địa
- Đặc điểm các khu vực đồi núi:
+ Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta.
+ Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.
+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính : hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…
+ Núi cao chủ yếu phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và miền Trung nước ta.
+ Các dãy núi cao điển hình ở nước ta : Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,…

Bình luận (3)
halinhvy
8 tháng 4 2019 lúc 17:58

Hỏi đáp Địa lý

Hỏi đáp Địa lý

Hỏi đáp Địa lý

Bình luận (0)
Hoàng Quách
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 7:56

1. Bắc Bộ:

   - Vị trí: Nằm ở phía bắc Việt Nam.
   - Đặc điểm: Khu vực núi non, với nhiều dãy núi như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn. Khí hậu mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Bắc Bộ có các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng.

2. Trung Bộ:
   - Vị trí: Khu vực ở giữa Việt Nam.
   - Đặc điểm: Bao gồm cả các tỉnh miền núi và vùng biển. Khí hậu ôn đới ở vùng núi và khí hậu nhiệt đới ẩm ở vùng biển. Trung Bộ có các tỉnh như Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

3. Tây Nguyên:
   - Vị trí: Nằm ở trung tâm Việt Nam và cao nguyên Trung Bộ.
   - Đặc điểm: Khu vực núi cao, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc sản của Tây Nguyên là cà phê và cao su. Các tỉnh tiêu biểu gồm Đắk Lắk, Gia Lai.

4. Đông Nam Bộ:
   - Vị trí: Phía nam Việt Nam, bao gồm cả Tp.HCM.
   - Đặc điểm: Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền kinh tế phát triển, là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Các tỉnh tiêu biểu gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.

5. Nam Bộ:
   - Vị trí: Nằm ở phía nam cùng của đất nước.
   - Đặc điểm: Bao gồm nhiều vùng đồng bằng và khu vực ven biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phát triển nông nghiệp và du lịch. Các tỉnh tiêu biểu gồm Cần Thơ, Sóc Trăng.

6. Đồng bằng Sông Cửu Long (Mekong Delta):
   - Vị trí: Tây nam Việt Nam.
   - Đặc điểm: Khu vực này là một trong những vùng đồng bằng lớn nhất và phát triển nông nghiệp chủ yếu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và nơi này sản xuất nhiều lúa gạo và các loại trái cây. Các tỉnh tiêu biểu gồm Vĩnh Long, Cà Mau.

Bình luận (0)
Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết
Người Già
29 tháng 10 2023 lúc 1:38

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:

- Khu vực đồi núi gồm vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

- Khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Bờ biển và thềm lục địa.

Bình luận (0)
Bears Babii
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 3 2022 lúc 7:14

địa hình tỉnh em thuộc khu vực nào ?

=> Khu vực đồng bằng những xung quanh lại xen kẽ đồi núi 

Trình bày đặc điểm địa hình khu vực đó

=>  địa hình tương đối thấp — nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°.

=> . + Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao

Bình luận (0)
Nguyệt Nga Hồ
Xem chi tiết
T.Thùy Ninh
4 tháng 6 2017 lúc 16:41

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

1Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.

2. Khu vực đồng bằng

Đồng g bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.

– Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
– Diện tích khoảng 15.000km2
– Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu

Bình luận (1)
Hải Ngân
4 tháng 6 2017 lúc 16:44

Các khu vực địa hình: khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

*Khu vực đồi núi:

- Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình các-xtơ phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ (hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long...).

- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh núi đâm ra biển.

- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: là vùng đồi núi cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba-dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn...

*Khu vực đồng bằng:

- Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng

- Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ: nhỏ hẹp, kém phì nhiêu.

*Bờ biển: dài trên 3.260 km (từ Móng Cái đến Hà Tiên); có hai dạng chính: bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn (chân núi, hải đảo). Giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch...

*Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều mỏ.

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
4 tháng 6 2017 lúc 16:35
Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:
+Đồi núi
+Đồng bằng
+Bờ biển và thềm lục địa.

Bình luận (0)
Đinh Quyền
Xem chi tiết
Hquynh
1 tháng 5 2021 lúc 16:35

A)

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. – Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.

 

 

Bình luận (0)
minh nguyet
1 tháng 5 2021 lúc 16:37

A.

- Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực:

Đồi núi

Đồng bằng

Bờ biển và thềm lục địa.

B,

- đặc điểm vùng núi tây bắc:

+vùng núi cao nằm giữa sông hồng và sông cả

+ có sơn nguyên đá vôi hiểm trở kéo dài theo hướng tây bắc -đông nam

+có đồng bằng trù phú nằm giữa vùng núi cao: than uyên, mường thanh, nghĩa lộ,...

Vùng núi Đông Bắc:
- Nằm ở tả ngạn S. Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
- Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
- Hướng nghiêng chung Tây Bắc-Đông Nam, cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m.

Bình luận (0)