nhận biết 3 chất lỏng acetic acid, ethanol, ethyl acetate
Điều chế ethyl acetate bằng cách cho 6 gam acetic acid tác dụng với 5,2 gam ethanol có xúc tác là dung dịch sulfuric acid đặc và đun nóng thu được 5,28 gam ester. Tính hiệu suất của phản ứng.
\({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{6}}}{{{\rm{60}}}}{\rm{ = 0,1 (mol); }}{{\rm{n}}_{{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{OH}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{5,2}}}}{{46}}{\rm{ }} \approx {\rm{ 0,113 (mol)}}\)
Phương trình hóa học:
Ta có: \(\frac{{0,1}}{1} < \frac{{0,113}}{1}\) => acetic acid hết, ester tính theo acetic acid.
\(\begin{array}{l}{{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COO}}{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}}}{\rm{ = }}{{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COOH}}}}{\rm{ = 0,1 (mol) }}\\ \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{COO}}{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}}} = {\rm{0,1}} \times {\rm{88 = 8,8 (g)}}\\ \Rightarrow {\rm{H = }}\frac{{5,28}}{{8,8}} \times 100\% = 60\% \end{array}\)
nhận biết 3 chất lỏng acetic acid, ethanol, dầu ăn tan trong rượu
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa đỏ: acetic acid
+ Quỳ tím không đổi màu: ethanol, dầu ăn tan trong rượu. (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) vào nước.
+ Tan hoàn toàn, tạo hỗn hợp đồng nhất: ethanol.
+ Không tan, hỗn hợp tách lớp: dầu ăn tan trong rượu.
- Dán nhãn.
Điều chế ethyl acetate trong phòng thí nghiệm được tiến hành như sau:
- Cho khoảng 2 mL ethanol và 2 mL acetic acid tuyệt đối vào ống nghiệm, lắc đều hỗn hợp.
- Thêm khoảng 1 mL dung dịch H2SO4 đặc, lắc nhẹ để các chất trộn đều với nhau.
- Kẹp ống nghiệm vào kẹp gỗ rồi đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng (khoảng 60 °C - 70 °C) trong khoảng 5 phút, thỉnh thoảng lắc đều hỗn hợp. Sau đó lấy ống nghiệm ra khỏi cốc nước nóng, để nguội hỗn hợp rồi rót sang ống nghiệm khác chứa 5 mL dung dịch muối ăn bão hoà.
Thực hiện yêu cầu:
1. Mô tả hiện tượng, viết phương trình hoá học của phản ứng ester hoá xảy ra trong thí nghiệm trên.
2. Vai trò của sulfuric acid trong thí nghiệm trên là gì?
1. Hiện tượng: Phản ứng sinh ra chất lỏng, nhẹ hơn nước, có mùi thơm đặc trưng.
Phương trình hoá học:
\(C_2H_5OH+CH_3COOH⇌\left(H^+,t^o\right)CH_3COOC_2H_5+H_2O\)
2. Sulfuric acid trong thí nghiệm trên vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo ester, tăng tốc độ phản ứng.
Cho 50g dung dịch acetic acid CH3COOH tác dụng vùa đủ với 2,76 g Potassium carbonate K2CO3.
a. Tính nồng độ phần trăm dung dịch acetic acid đã dùng.
b. Nếu muốn thu được lượng acetic acid đã dùng ở trên thì càn len măn bao nhiều ml dung dịch ethanol 8 độ.
a, \(n_{K_2CO_3}=\dfrac{2,76}{138}=0,02\left(mol\right)\)
PT: \(2CH_3COOH+K_2CO_3\rightarrow2CH_3COOK+CO_2+H_2O\)
Theo PT: \(n_{CH_3COOH}=2n_{K_2CO_3}=0,04\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C\%_{CH_3COOH}=\dfrac{0,04.60}{50}.100\%=4,8\%\)
b, \(C_2H_5OH+O_2\underrightarrow{mengiam}CH_3COOH+H_2O\)
Theo PT: \(n_{C_2H_5OH}=n_{CH_3COOH}=0,04\left(mol\right)\Rightarrow m_{C_2H_5OH}=0,04.46=1,84\left(g\right)\)
\(\Rightarrow V_{C_2H_5OH}=\dfrac{1,84}{0,8}=2,3\left(ml\right)\)
\(\Rightarrow V_{C_2H_5OH\left(8^o\right)}=\dfrac{2,3}{8}.100=28,75\left(ml\right)\)
Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: ethanol, acetaldehyde, acetic acid và acrylic acid.
Tham khảo:
- Trích mẫu thử.
Cho lần lượt vào mỗi mẫu thử một mẩu giấy quỳ tím.
+ Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là acetic acid và acrylic acid (nhóm I);
+ Giấy quỳ tím không đổi màu → mẫu thử là ethanol và acetaldehyde (nhóm II). Phân biệt nhóm I: Dùng dung dịch bromine
+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acrylic acid.
CH2 = CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH.
+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là acetic acid.
Phân biệt nhóm II: Dùng dung dịch bromine
+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acetaldehyde CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.
+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là ethanol.
8. Hỗn hợp (Y) gồm ethanol và acetic acid. Cho 21,2g hỗn hợp (Y) phản ứng với Na dư, thu được 4,958 lít H2 (đkc). Tính thành phần % mỗi chất trong hỗn hợp (Y)
Có lẽ đề hỏi %m mỗi chất bạn nhỉ?
Ta có: 46nC2H5OH + 60nCH3COOH = 21,2 (1)
PT: \(C_2H_5OH+Na\rightarrow C_2H_5ONa+\dfrac{1}{2}H_2\)
\(CH_3COOH+Na\rightarrow CH_3COONa+\dfrac{1}{2}H_2\)
Theo PT: \(n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{C_2H_5OH}+\dfrac{1}{2}n_{CH_3COOH}=\dfrac{4,958}{24,79}=0,2\left(mol\right)\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow n_{C_2H_5OH}=n_{CH_3COOH}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{C_2H_5OH}=\dfrac{0,2.46}{21,2}.100\%\approx43,4\%\\\%m_{CH_3COOH}\approx56,6\%\end{matrix}\right.\)
Giúp mik nhé
Bằng phương pháp hoá học, em hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch sau và viết PTHH minh hoạ
a) ethanol, giấm ăn, dầu ăn
b) ethanol, acetic acid, dầu dừa
C) ethanol, methane, carbonic
a, - Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa hồng: giấm ăn.
+ Quỳ không đổi màu: ethanol, dầu ăn. (1)
- Hòa tan mẫu thử nhóm (1) vào nước, lắc đều.
+ Tạo dung dịch đồng nhất: ethanol.
+ Dung dịch phân lớp: dầu ăn.
- Dán nhãn.
b, - Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa hồng: acetic acid.
+ Quỳ không đổi màu: athanol, dầu dừa. (1)
- Hòa tan mẫu thử nhóm (1) vào nước, lắc đều.
+ Tan tạo dd đồng nhất: ethanol.
+ Dd thu được phân lớp: dầu dừa.
- Dán nhãn/
c, - Trích mẫu thử.
- Dẫn từng mẫu thử qua Ca(OH)2.
+ Có tủa trắng: CO2.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: ethanol, CH4. (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với Na.
+ Có hiện tượng sủi bọt khí: ethanol.
PT: \(C_2H_5OH+Na\rightarrow C_2H_5ONa+\dfrac{1}{2}H_2\)
+ Không hiện tượng: CH4.
- Dán nhãn.
Lên men10 lít Ethanol 8 độ, Dethanol = 0,8 g/ml. Tính nồng độ acetic acid có trong dung dịch tạo thành, biết hiệu suất phản ứng đạt 80%
\(C_2H_5OH+O_2\rightarrow\left(men.giấm\right)CH_3COOH+H_2O\\ V_{C_2H_5OH}=10000.8:100=800\left(ml\right)\\ m_{C_2H_5OH}=0,8.800=640\left(g\right)\\ m_{CH_3COOH}=\dfrac{60}{46}.640.80\%=\dfrac{30720}{46}\left(g\right)\\ m_{10lethanol}=640+9200.1=9840\left(g\right)\\ m_{O_2}=\dfrac{640.32}{46}=\dfrac{20480}{46}\left(g\right)\\ C\%_{ddCH_3COOH}=\dfrac{\dfrac{30720}{46}}{9840+\dfrac{20480}{46}}.100\%\approx6,493\%\)
Cho 200 ml dung dịch ethanol 11,5 độ.
a. Tính thể tích, số mol và khối lượng ethanol có trong dung dịch trên.
b. Nếu lên men dung dịch ethanol ở trên thì dung dịch acetic acid tạo thành có nồng độ là bào nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng của quá trình lên men đạt 80%
a)
$V_{C_2H_5OH} = 200.\dfrac{11,5}{100} = 23(ml)$
$m_{C_2H_5OH} = D.V = 0,8.23 = 18,4(gam)$
$n_{C_2H_5OH} = \dfrac{18,4}{46} = 0,4(mol)$
b)
$n_{C_2H_5OH\ pư} = 0,4.80\% = 0,32(mol)$
$C_2H_5OH + O_2 \xrightarrow{men\ giấm} CH_3COOH + H_2O$
$n_{CH_3COOH} = n_{C_2H_5OH\ pư} = 0,32(mol)$
$C_{M_{CH_3COOH}} = \dfrac{0,32}{0,2} = 1,6M$