viết nội quy lớp học thế kỉ XXII
MB: Giới thiệu về vấn đề ( đừng sợ vấp ngã)
TB: Luận điểm 1: Lý do
-Làm cho con người thêm yếu đuối, tự ti, ko dám thể hiện mk cho ng khác hiểu
Luận điểm 2: Tác hại của sự vấp ngã
Luận điêm 3: Tại sao chúng ta cần mạnh mẽ và ko đc vấp ngã
KB: Khẳng định lại ý kiến của mk cho bn hiểu
Lời khuyên
P/s: bn có thể sử dụng câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công để giải thích
Em tham khảo nhé !!!
Cuộc sống là một chuỗi khó khăn, khắc nghiệt đến mức nếu bạn yếu lòng đầu hàng trước nó thì bạn sẽ thua, thua một cách đầy thảm bại. Khi bản thân rơi vào lòng sâu của sự nghiệt ngã số phận, bạn sẽ hiểu được rằng ý chí vươn lên không gục ngã là cách duy nhất giúp bạn vươn lên và sống tốt trong cuộc sống này.
Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là “không gục ngã”?
Khi gặp khó khăn, còn người ta thường phân vân giữa hai lựa chọn. Một là chùn bước hoặc loay hoay tìm lối thoát, hai là dấn bước với tất cả ý chí và sức mạnh, không gục ngã để đương đầu với thử thách. Không có khó khăn nào dễ đánh gục con người hơn tinh thần nhưng tinh thần rồi cũng như một khó khăn mà bạn cần phải vượt qua. Nó giống như một viên đá vô hình vô tình bạn vấp phải rồi gục ngã, và rồi chẳng ai giúp được bạn ngoài bản thân bạn. Lúc này, bạn với vết thương đau nhưng vẫn gồng mình đứng dậy và bước tiếp, đó gọi là ‘’không gục ngã’’.
Tôi từng biết đến những con người đến từ những vùng đất khác nhau, ẩn sau họ là những câu chuyện cuộc đời dài lê thê. Bất hạnh có, đau khổ có, bế tắc có nghèo khó có, tàn tật có, nhưng họ lại có một điểm chung đáng quí : là dù rằng cuộc đời có nhấn chìm họ dưới đáy kiệt cùng của vực sâu thì với bản năng con người cùng ý chí vươn lên, không gục ngã vẫn thôi thúc họ tiếp tục bước tiếp.
Nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney nhớ lại thất bại cay đắng của những ngày đầu vào nghề, khi ông bị ông chủ tòa soạn báo sa thải vì khả năng sáng tạo kém. “Khi đó tôi mới 21 tuổi, không tiền bạc, không danh vọng. Tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc sôpha rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn nhà ổ chuột”. Walt Disney đã sống như vậy trong suốt một thời gian dài, để chúng ta, và cả thế hệ con cháu chúng ta, được những trận cười nắc nẻ trước những bộ phim hoạt hình vui tươi và đầy tính sáng tạo của ông.
Nicholas James Vujicic – nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia, khi sinh ra đã không có tứ chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh về cả tinh thần, tình cảm cũng như thể xác với số phận của mình, nhưng rồi thay vì đau đớn mặc cảm, anh lại quyết định đối mặt với khuyết tật. Để rồi năm 17 tuổi, bằng tất cả nỗ lực và quyết tâm của mình, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi “Life Without Limbs”. Anh đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống của một người khuyết tật mang hi vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
Điều gì đã khiến những số phận đau thương ấy có thể vượt qua muôn vàn gian nan để khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc sống tươi đẹp hơn từ khó khăn gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận. Họ đã không đánh mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống, không gục ngã trước những đau đớn. Và hơn hết, họ đã khẳng định cho tất cả chúng ta một chân lí: mỗi con người đều có khả năng cảm hóa những nổi đau và ưu phiền trong cuộc sống của mình thành niềm vui và hạnh phúc.
Từ những tấm gương trên, phần nào đã cho chúng ta những bài học hay. Cuộc sống vốn chứa đựng những khóc khăn và thử thách, đừng để những trở ngại ấy làm giảm đi ý nghĩa trong cuộc sống bạn. Thất bại, điều đó có thể xảy ra đối với bạn, nhưng thất bại một lần không có nghĩa những lần tiếp theo bạn vẫn thất bại, cũng như nhà phát minh vĩ đại Albert Einstein từng phát biểu “Tôi tư duy từ ngày này qua ngày khác và từ năm này sang năm khác . 99 lần tôi kết luận sai và đến lần thứ 100 thì tôi đúng”. Thực tế đã chứng minh được mọi thứ, biến những định nghĩa khô khan thành hiện thực.
Hãy sống hết lòng vì ngày hôm nay, hãy đừng dại dột mà từ bỏ bản thân mình mà hãy đương đầu, đừng để bản thân gục ngã giữa giông tố cuộc đời. Trong sự tối tăm mù mịt của cuộc đời, khi bạn biết vươn lên và không gục ngã, chắc chắn ánh sáng sẽ hiện hữu, sưởi ấm trái tim đầy đau thương kia. Vì bạn đã được sống, nên không bao giờ là muộn để bắt đầu dứng dậy !
Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?
Là học sinh em sẽ làm gì để thực hiện tốt nội quy của nhà trường
-Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, các tổ chức xã hội ở mọi nơi.
-là một học sinh phải :
+chấp hành nghiêm các quy định
+đi học đúng giờ,làm bt đầy đủ,ko rơi vào các tệ nạn xã hội ....
Trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của mỗi tập thể,tổ chức xã hội ở mọi lúc,mọi nơi
Em sẽ:ko ăn vặt
Ko nói tục,chửi thề
Đi học đúng giờ,trang phục gọn gàng
Nghỉ học phải có giấy xin phép..
1/ Trường em, lớp học của em đã có những quy định gì cho học sinh.
2/Các em thường thực hiện nội quy này như thế nào ? Tại sao có bạn thực hiện tốt, có bạn thực hiện chưa tốt ?
3/Theo em, cần làm gì để học sinh tự giác thực hiện nội quy tốt hơn ?
4/Em thường đặt ra kỉ luật gì cho chình mình ? Điều đó giúp ích được gì cho bản thân em ?
5/ Theo em, kỉ luật cá nhân và kỉ luật của nhà trường có thống nhất với nhau không ? Hãy nêu ví dụ cụ thể.
1) Trường và lớp em có một số quy định chung cho học sinh như sau:
- Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Học buổi sáng hôm nào cũng phải mặc đồng phục, sơ vin, đeo khăn quàng đỏ.
2) Em thấy có một số bạn đã thực hành tốt nội quy của trường. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số bạn chưa thực hiện được nội quy. Bạn thực hiện tốt vì bạn biết sắp xếp thời gian, gương mẫu,.... Còn những bạn thực hiện chưa tốt có thể vì chưa biết sắp xếp thời gian hợp lí, lười làm bài tập,...
3) Em thấy, học sinh cần biết sắp xếp thời gian hợp lí, chăm chỉ trong học hành, mặc đồng phục đúng quy định,... thì mới có thể tự giác thực hiện nội quy tốt hơn.
4) Em thường đặt ra những kỉ luật riêng cho mình như: dậy sớm, làm bài tập đầy đủ, giúp bố mẹ làm việc nhà, tập thể dục buổi sáng,... Điều đó giúp cho em có cơ thể khỏe mạnh, học tập trên trường tốt, được bố mẹ yêu quý,...
chứng minh rằng nội dung chủ yếu của văn học viết từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là tinh thần yêu nước , tinh thần quật khởi chống xâm lược
viết thành bài văn hoàn chỉnh giùm mk nha
HELP ME //////////
Từ khi Ngô Vương Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt mấy thế kỉ dài.
Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược của dân tộc ta.
Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hảy làm sáng tò vấn đề trên.
Thế kỉ X đến thế kỷ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng, với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.
Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.
* Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo
Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.
Hịch tưởng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng: nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xã thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
Bình Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.
Thương dân điêu linh vì giặc đày đoạ, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung;
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Để vì dân mà diệt bạo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân;
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(Bình Ngô đại cáo)
* Yêu nước là xây dựng đất nước hoà binh
Mong ước giang san bền vững muôn đời:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
(Phò giá về kinh)
Nội dung chủ yếu của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược.
Tự hào khi đất nước, sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hoà bình:
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.
(Phủ sông Bạch Đằng)
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
(Đình Ngữ đại cáo)
* Ý thức độc lập tự chủ và tỉnh thần quật khởi chống xâm lược
Thể hiện qua lời cảnh cáo bọn giặc cướp nước:
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh ten bời.
(Sông núi nước Nam)
Thể hiện qua lời Hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai, qua chí khí hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:
Múa giáo non sống trải mấy thu
Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.
(Tỏ lòng)
Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:
Những tràn trọc trong cơn mộng mị;
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
(Bình Ngô đại cáo)
* Ý chí chiến đấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy, đuối giặc ra khỏi bờ cõi
Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:
Chương Dương cướp giáo giặc.
Hàm Tử bắt quân Hồ.
(Phò giá về Kinh)
Với khí thế oai hùng:
Thuyền bè muôn đội Tinh kì phấp phới.
Tì hổ ba quân .
Giáo gươm sáng chói.
(Phứ sông Bạch Đằng)
Ỹ chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn;
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:
Đánh một trận sạch không kình ngạc;
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Nổi gió to quét sạch lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vờ.
(Bình Ngô đại cáo)
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.
Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta
I. MỞ BÀI
- Từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, giành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng để bảo vệ đất nước suốt bao thế kĩ.
- Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thê kỉ X đến thế kỉ XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khơi chống xâm lược của dân tộc ta.
- Qua một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học này, ta hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
II. THÂN BÀI
A. TINH THẦN YÊU NƯỚC
- Thê kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.
- Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể.
1. Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo
- Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.
Hịch tướng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
Binh Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để tàn hại nhân dân ta.
- Thương dân điêu linh vì bị giặc đày đọa, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.
- Để vì dân mà diệt bạo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(Bình Ngô đại cáo)
2. Yêu nước làxây dựng đất nước hòa bình
- Mong ước giang san bền vững muôn đời:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
(Phò giá về kinh)
- Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hòa bình:
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
(Phú sông Bạch Đằng)
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
(Bình Ngô đại cáo)
B. TINH THẦN QUẬT KHỞI CHỐNG XÂM LƯỢC
1. Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược
- Thể hiện qua lời cảnh báo bọn giặc cướp nước:
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Sông núi nước Nam)
- Thể hiện qua lời hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cáo Nhai; qua chí khí, hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân đời Trần:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.
(Tỏ lòng)
- Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.
(Bình Ngô đại cáo)
2. Ý chí chiến dấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy đuổi giặc ra khỏi bờ cõi
- Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân Hồ
(Phò giá về kinh)
- Với khí thế oai hùng:
Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
(Phú sông Bạch Đằng)
- Ý chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
- Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:
Đánh một trận, sạch không kinh ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Nổi gió to trút sạch lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.
(Bình Ngô đại cáo)
III. KẾT BÀI
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.
- Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Việc làm nào sau đây vi phạm kỉ luật?
A. Chặt cây phá rừng gây thiệt hại nghiêm trọng
B.Thực hiên nội quy nhà trường
C. Không thực hiên an toàn giao thông
D. Không học bài và làm bài trước khi đến lớp
A. Chặt cây phá rừng gây thiệt hại nghiêm trọng
1) nêu các chuẩn mực đạo đức mà e đã được học . ý nghĩa của nó như thế nào đối với cá nhân , gia đình và xã hội
2) kỉ luật được thực hiện ở đâu ? Em đã thực hiện nội quy nhà trường như thế nào? Điều đó ảnh hưởng gì đến bản thân em ,tập thể lớp
giúp mình nha cần gấp
đây là môn công dân nha