nhịn tiểu lâu ăn quá mặn và ăn quá chua có hại như thế nào đối với sức khỏe
Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận? A. Ăn nhiều đồ mặn B. Nhịn tiểu lâu C. Ăn thật nhiều nước D. Tập thể dục thường xuyên
Thói quen nào có lợi cho sức khỏe của thận?
A. Ăn nhiều đồ mặn
B. Nhịn tiểu lâu
C. Ăn thật nhiều nước
D. Tập thể dục thường xuyên
Hãy nêu 1 vài lợi ích của muối ăn đối với đời sống và sức khỏe, ăn mặn gây tác hại gì
Vì sao không nên nhịn tiểu lâu, không ăn mặn ...
vì nhịn tiêu lâu, ăn mặn,... là những thói quen gây nên các bệnh nguy hiểm về thận như sỏi thận, suy thận, tiểu không tự chủ...
* Không nên nhịn tiểu lâu vì :
- Nhịn tiểu lâu sẽ tạo hiệu ứng không tốt về thần kinh và phản xạ của việc bài tiết nước tiểu.
- Nhịn tiểu lâu sẽ có nguy cơ tạo sỏi đường tiết niệu (do đọng cặn các muối can-xi trong nước tiểu).
- Nhịn tiểu lâu sẽ có nguy cơ dễ nhiễm trùng đường tiết niệu (do lượng vi khuẩn đường tiết niệu không được đào thải ra ngoài kịp thời, ứ lại nhiều)
- Nhất là mật độ vi khuẩn tiết niệu sẽ tăng cao tại bàng quang)
* Không nên ăn mặn vì :
- Ăn nhiều muối có thể gây suy thận (do cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu).
Vì sao không nên ăn quá nhiều protein, ăn quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi?
- Ăn quá nhiều protein, quá chua, quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận của chúng ta
- Tuy nó rất cần thiết nhưng ăn quá nhiều sẽ rất có hại cho cơ thể con người và hệ bài tiết .
Hoạt động bài tiết nước tiểu sẽ bị ách tắc do sỏi hay viêm:
+Các chất muối sẽ gặp độ pH thích hợp tạo thành sỏi gây ách tắc đường dẫn nước tiểu-> bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên gây ra; hoặc thậm chí gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng tới sức khỏe và mọi hoạt động khác.
+Hơn nữa, ăn quá nhiều các chất vô cơ và hữu cơ sẽ gây tổn thương cho thận, việc bài tiết sẽ diễn ra một cách trì trệ hoặc chưa hoàn toàn lọc hết các chất độc hại trong máu.
Chúc bạn học tốt <3
1.theo bạn Nam" ăn qua mặn hay quá chua không ảnh hưởng đến sức khỏe" theo em điều đó đúng hay sai, giải thích?
2.vì sao không nên ngồi ti vi quá gần? em cần làm gì để phòng tránh cận thị
3.một người bị tổn thường ở 1 nửa bán cầu não bên phải, ng đó bị ảnh hưởng phần nào ở dưới cơ thể ? giải thích?
Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?
Tham khảo!
Khi ăn quá mặn, hàm lượng natri trong máu tăng cao làm áp suất thẩm thấu của máu tăng lên (máu đặc và khó di chuyển hơn trong hệ mạch), kích thích các thụ thể ở thành mạch máu phát xung thần kinh tới trung ương thần kinh, tạo cảm giác khát. Việc bổ sung nhiều nước sau khi ăn mặn giúp làm giảm áp suất thẩm thấu của máu về mức ổn định.
Câu 1: Làm thế nào để có hệ tim mạch khỏe mạnh làm cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ
Để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh ta cần:
+ Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
+ Tập hít thở sâu ( thiền định và hít thở sâu hoặc yoga )
+ Cười nhiều, giảm các cơn tức giận và stress.
+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều mỡ động vật.
+ Hạn chế sử dụng chất kích thích ( thuốc lá, rượu bia,... )
Câu 2:Trình bày quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng
Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng
+ Biến đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt
+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột ( chín ) trong thức ăn thành đường mantozo
Câu 8: Chọn phát biểu đúng:
A. Khi cầu thận bị viêm và suy thoái thì quá trình lọc các chất cặn bã sẽ diễn ra nhanh hơn, đào thải nhanh hơn các chất độc tích tụ trong máu.
B. Không nên ăn quá nhiều protein và quá mặn, quá chua để hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
C. Nên uống đủ nước để tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được liên tục.
D. Quá trình lọc máu và quá trình thải nước tiểu ra khỏi cơ thể diễn ra thường xuyên và liên tục.
Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào ? Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với sử phát triển của nhau thai
Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào ?
- Trứng sau khi thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi.
- Phôi khi mới làm tổ trong thành tử cung chỉ là một khối tế bào chưa phân hóa dần dần được phân hóa và phát triển thành thai.
- Khoảng sau 2 tháng nơi trứng làm tổ sẽ hình thành nhau thai bám chắc vào thành tử cung.
- Thai liên hệ với nhau nhờ cuống nhau và thực hiện trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai để lớn lên.
Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của nhau thai ?
Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhau thai bởi vì nhau thai là đường ống truyền chát dinh dưỡng cho thai nhi và nếu sức khỏe của người mẹ tốt thì nhau thai phát triển tốt và người mẹ ăn uống được tốt hơn thì thai nhi cũng sẽ khỏe mạnh hơn.