Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau: Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau là khác nhau. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi, thậm chí gây chết.

→ Từ ví dụ trên cho thấy:

 

+ Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
𝓗â𝓷𝓷𝓷
24 tháng 7 2023 lúc 10:17

a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 oC đến 42 oC

b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ từ 20 oC đến 35 oC

c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 30 oC

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 9 2023 lúc 16:19

- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5,6oC < Giới hạn sinh thái < 42oC

(Lớn hơn 5,6oC và nhỏ hơn 42oC )

- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi: 

23oC < Khoảng thuận lợi < 37oC (Lớn hơn 23oC và nhỏ hơn 37oC)

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
15 tháng 10 2018 lúc 18:16

Khoảng giá trị mà sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất được gọi là khoảng thuận lợi

Đáp án A

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
9 tháng 3 2017 lúc 10:35

Đáp án A

Cá rô phi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6 ¸ 42°C. Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 20 ¸ 35°C.

Trong đó:

+ 5,6°C là giới hạn dưới về nhiệt độ của cá rô phi.

+ 42°C là giới hạn trên về nhiệt độ của cá rô phi.

+ 20 ¸ 35°C là khoảng thuận lợi của cá rô phi.

Nếu nhiệt độ dưới giới hạn dưới hoặc trên giới hạn trên thì cá rô phi sẽ chết.

Bình luận (0)
Nguyễn Quyên
Xem chi tiết
Lê Thảo Nhi
3 tháng 12 2016 lúc 20:08

Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với các cơ thể sống, ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật tiến hành quang hợp. Những tia sáng có bước song nhất định ảnh hưởng đến quang hợp và qua đó ảnh hưởng đến việc tổng hợp chất hữu cơ. Qúa trình này chỉ xảy ra dưới tác động của nhiệt độ và tia sáng có đặc tính sinh lý. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến việc tổng hợp để tạo ra chất hữu cơ, mặt khác ảnh hưởng đến việc tiêu hao năng lượng trong quá trình hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình hút chất dinh dưỡng, hút nước, vận chuyển, thoát hơi nước...Bởi vậy, ánh sáng, nhiệt độ, nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
3 tháng 12 2016 lúc 20:23

ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật tiến hành quang hợp hấp thụ CO2 và thải ra khí O2

Nhiệt độ ảnh hưởng đến việc tổng hợp để tạo ra hợp chất hữu cơ,mặt khác còn có ảnh hưởng đến việc tiêu hoa năng lượng trong quá trình hô hấp ,ảnh hưởng đến qua trình hút chất dinh dưỡng ,hút nước ,vận chuyển ,thoát hơi nước ,...

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 12 2016 lúc 22:11

Ánh sáng là nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên, do :

- Ánh sáng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi nhân tố khác của môi trường.

- Cường độ ánh sáng giảm dần từ xích đạo đến cực Trái Đất, từ mặt nước đến đáy sâu và biến đổi tuần hoàn theo ngày đêm và theo mùa.

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể sinh vật và sự phân bố của sinh giới. Liên quan đến nhiệt độ, sinh vật gồm những loài biến nhiệt (côn trùng, cá, ếch nhái, bò sát) và những loài hằng nhiệt hay đồng nhiệt (chim, thú).

- Động vật hằng nhiệt do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rất rộng.

- Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn độ ẩm nhất định.

+ Thực vật có 3 nhóm: nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn và nhóm cây trung sinh.

+ Động vật trên cạn có 3 nhóm thích nghi với độ ẩm môi trường: nhóm động vật ưa ẩm, nhóm động vật ưa khô và nhóm động vật ưa ẩm vừa phải.

- Nước ảnh hưởng lớn tới sự phân bố của sinh vật, ở sa mạc rất ít sinh vật, vùng nhiệt đới ẩm và nhiều nước thì sinh vật rất đông đúc. Sinh vật sống trong nước có các đặc điểm về hình thái, phân bố, hấp thụ các chất, khả năng di chuyển thích nghi với môi trường nước.

 

 

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 9 2018 lúc 5:54

- Thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể từ đó làm tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật thông qua hô hấp tế bào.

- Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì:

    + Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm thep. Khi đó, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn,…giảm. Vì thế quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.

    + Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể duy trì ổn định so với nhiệt độ môi trường thông qua các cơ chế điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và đễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.

- Cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng vì tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi để 

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Phương Phi
Xem chi tiết
Takahashi Eriko Mie
24 tháng 11 2019 lúc 12:12

- mỗi loài sinh vật chỉ thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định

VD : Con người được bảo hộ có thể chịu mức nhiệt từ -60 độ C đến 55 độ C

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đào Thị Bích Lợi
Xem chi tiết
Mỹ Viên
4 tháng 6 2016 lúc 18:48

- Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào.

- Đặc điểm:

+ Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở các vùng Nam Cực, Bắc cực, các đại dương, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 150C. Các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no nên ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì ở trạng thái bán lỏng, nếu nhiệt độ trên 200C màng sinh chất bị vở.

+ Vi sinh vật ưa ấm sống trong đất, nước, cơ thể người và gia súc, vsv gây hư hỏng đồ ăn, thức uống, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 20-400C.

+Vi sinh vật ưa nhiệt thường sống ở các đống phân ủ, đống cỏ khô tự đốt nóng và các suối nước nóng. Sinh trưởng tối ưu ở 55-650C, hoạt động của các enzim và riboxom của chúng thích ứng ở nhiệt độ cao. Đa số là vi khuẩn, nấm, tảo.

+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt thường ở vùng nóng bỏng của biển hoặc đáy biển, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 1100C.

Bình luận (0)