Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Hồng Mai
Xem chi tiết
9323
16 tháng 2 2023 lúc 15:45

  "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".

 

   Câu nói trên của nhà văn Nam Cao quả là rất đúng đắn. Một người không có trách nhiệm với công việc của mình, cũng là một người không có trách nhiệm với cộng đồng. Làm việc một cách qua loa sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như bác sĩ khám bệnh không kĩ lưỡng, dẫn đến sức khoẻ bệnh nhân xấu đi,... Vì thế, nhà văn Nam Cao muốn nói rằng là một nhà văn cần phải chọn lọc ngôn từ, tìm hiểu kĩ lưỡng để đưa đến người đọc những bài viết hay nhất, không đặt bút lên trang giấy những câu từ có thể gây hiểu lầm cho người đọc với những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.

Sad:(
16 tháng 2 2023 lúc 15:59

qua câu nói cua Nam Cao đã giúp em  hiểu rằng. Nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việ như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.

Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
16 tháng 2 2023 lúc 19:42

Có lẽ, khi làm việc con người thường chú trọng tới số lượng hơn chất lượng, thế nên mới dẫn đến tình trạng làm việc cẩu thả và kết quả mà những người làm việc không toàn tâm toàn ý nhận được là thành phẩm “không hoàn thiện” hoặc không thành sản phẩm nữa. Vì vậy,trong cuốn Đời Thừa,nhà văn Nam Cao đã có câu:

"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". 

Câu nói trên nhằm nhấn mạnh việc làm cẩu thả, thiếu trách nhiệm của con người. Một người công nhân làm nhà không có tâm, thì nhà sẽ nức nẻ và có thể bị sập nhà. Người dạy học mà không có chuyên tâm thì học sinh sẽ không thể hiểu bài. Thợ mộc đóng bàn, ghế không có trách nhiệm thì bàn sẽ không đẹp, ghế sẽ không vững. Nguy hiểm hơn là khi mà một bác sĩ, tuy có tài giỏi đến đâu mà làm việc không có lương tâm, bán thuốc cả đắt, trong tiền hơn nghĩa và làm việc qua loa sẽ lại càng làm cho nạn nhân thậm chí con bệnh thêm,… Thấy thế, em đã phần nào hiểu ra được tầm quan trọng khi làm việc có trách nhiệm. Vậy trong văn chương thì sao? Trong văn chương nếu chúng ta không biết lựa chọn từ ngự phù hợp, câu từ lũng cũng thì người đọc sẽ không thể hình dung được mình viết gì. Em sẽ luôn luôn để câu nói ấy trong lòng để tự nhủ rằng mình nên làm việc một cách có trách nhiệm

vu mai thu giang
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
30 tháng 7 2023 lúc 14:52

Tham khảo!

- Giải bài tập.

- Tìm kiếm thông tin về tỉ số bóng đá.

- Xem tin tức để cập nhật tình hình.

- ...

Đỗ Hồng Mai
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
17 tháng 2 2023 lúc 15:36

Theo em những câu thơ trên nới về hiện tượng: vào hằng năm, vào gần cuối tháng hai, đầu tháng ba âm lịch, tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới, nhưng có lúc bỏng nhiên trời lại lạnh, rét lại vài ngày 

Đoàn Trần Quỳnh Hương
17 tháng 2 2023 lúc 15:58

Những câu thơ trên gợi cho em nhớ về hiện tượng "Rét nàng Bân": cách gọi chỉ đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng ba Âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là 1 đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm mưa phùn hoặc mưa nhỏ.

Suy nghĩ của em về hiện tượng trên: Dân gian đã mượn một câu chuyện cổ tích để lý giải hiện tượng tự nhiên gần gũi với chúng ta. Nhưng đồng thời qua câu chuyện ấy về hiện tượng "rét nàng Bân" ta cũng rút ra bài học cho chính mình. Chúng ta không phải nàng Bân sẽ được Thượng đế ưu ái cho thêm thời gian và cơ hội để hoàn thành công việc. Vì vậy khi có công việc ta cần cố gắng hoàn thành ngay lập tức, rèn luyện cho mình sự kỉ luật là hoàn thành công việc đúng hạn được đề ra.

9323
17 tháng 2 2023 lúc 16:24

   Theo em, bốn câu thơ trên nói về hiện tượng rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông ở miền Bắc nước ta, xảy ra vào đầu tháng Ba âm lịch. Đây là đợt rét đậm kèm theo mưa phùn và chỉ diễn ra trong vài ngày. Rét nàng Bân được gắn liền với những tình cảm gia đình như tình cảm của vợ dành cho chồng, của cha dành cho con gái ruột, của mẹ dành cho con trai ruột.

Trần gia linh
Xem chi tiết
Sad boy
2 tháng 7 2021 lúc 11:00

THAM KHẢO

Lạc quan là một thái độ sống vô cùng quan trọng góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp đối với tất cả mọi người. Lạc quan tức là không lo lắng thái quá, tinh thần luôn thoải mái dù khó khăn cận kề. Trong cuộc sống, lạc quan luôn là người bạn đồng hành của mỗi chúng ta để đưa chúng ta vượt qua những khó khăn thách. Làm việc gì, dù khó khăn tới đâu thì người lạc quan vẫn tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước. Khi gặp thất bại họ vẫn không bỏ cuộc, không chán nản mà ngược lại sự lạc quan làm tăng cơ hội thành công. Lạc quan là kẻ thù của uỷ mị, yếu đuối thì chắc chắn sự lạc quan chính là bạn hành trình của con người trên con đường tới tương lai. Hãy loại bỏ mọi nguồn tin mang tính tiêu cực. Hãy tránh xa những người thường xuyên kêu ca phàn nàn. Hãy đón nhận những tin tích cực để luôn có suy nghĩ tích cực. Như vậy, lạc quan đã góp phần tăng giá trị cho bản thân và xã hội!

minh nguyet
2 tháng 7 2021 lúc 11:04

Tham khảo nha em:

Trong cuộc sống, mỗi lần vấp ngã, liệu bạn có lạc quan đứng dậy hay ngồi ủ rũ? Chắc hẳn chúng ta sẽ lạc quan, tích cực hướng tới một chân trời mới tốt đẹp hơn. Vậy thế nào là tinh thần lạc quan và nó đem lại sức mạnh gì cho mỗi chúng ta? Lạc quan là phong thái yêu đời, tràn ngập tự tin và ung dung, không lo lắng về những điều sắp xảy ra ở phía trước. Thực tế cuộc sống cho thấy có rất nhiều người sở hữu tinh thần này. Tiêu biểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù sống trong hoàn cảnh ngặt nghèo, đối diện với cái chết. Chưa dừng lại ở đó, kẻ địch luôn rình rập và thực hiện mưu đồ gian xảo, hiểm nguy của mình. Ấy thế mà Bác vẫn ung dung, lạc quan. Thậm chí Bác còn ngợi ca và tự hào cuộc đời của Người rất "sang". Thật vậy, tinh thần lạc quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nhờ có nó mà ta thấy vững vàng hơn và mạnh mẽ hơn. Hay nói cách khác, chính nó là nguồn khích lệ to lớn giúp ta vượt qua khó khăn và thử thách. Chưa dừng lại ở đó, sức mạnh của lạc quan còn đưa bạn đến những chân trời mới sáng lạn hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng ung dung, yêu đời mà trước những tình huống đặc biệt, bạn cần phải buộc mình phải tình thế khó khăn để nghĩ ra phương pháp giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Qua đây, mỗi chúng ta hãy lạc quan, ung dung để lắng nghe những âm thanh và cảm nhận hương vị của cuộc sống. Có như vậy, bạn mới sống tích cực và yêu đời hơn. 

Vũ Xuân Nguyên
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
16 Trần Thị Thu Nga
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
28 tháng 3 2022 lúc 18:17

Trong văn bản "Cổng trường mở ra" có chi tiết người mẹ cầm tay con bước qua cánh cổng rồi buông tay con và nói: "Đi đi con". Thật vậy, người mẹ đã nói với người con như thế vì con đường phía trước mà con chuẩn bị bước vào là một thế giới kì diệu đầy những tri thức kì thú, hấp dẫn, mới lạ nhưng không ít nhiều khó khăn, thử thách. Nó còn là cánh cổng cho người con có những tình cảm  trong sáng, đẹp đẽ: tình thầy trò ấm áp, tình bạn bè thân thiết như anh em.Con đường đó sẽ giúp cho người con thực hiện được hoài bão, ước mơ của mình, chắp cánh cho người con được bay cao bay xa đến những chân trời khát vọng. Người mẹ cũng muốn tốt cho người con, không muốn con mình dựa dẫm vào mình mà tự bước chân đi từng bước vững vàng cho chặng đường phía trước, muốn con tự khám phá ra thế giới lí thú, đầy thử thách. Qua đó, chúng ta hiểu được rằng chúng ta phải tự lập, tự lo cho cuộc sống cá nhân của mình, không dựa dẫm người khác mà tự bước bằng chính đôi chân của mình để một ngày nào đó chạm tới ước mơ của chúng ta như mong muốn của người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra".

Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
5 tháng 8 2018 lúc 14:59

Khi quy trình chặt nhưng có những kẻ thực thi tồi

Công bằng mà nói, Bộ GD&ĐT trong những năm qua đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải cách công tác thi cử, từ cách thức tổ chức thi đến phương thức đánh giá năng lực người học. Một số hiệu quả từ nỗ lực này đã được chứng minh trên thực tế, nhưng dường như vẫn thiếu tính toàn diện và chưa thực sự đi vào cốt lõi.

Khi đọc các quy định về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy việc tổ chức một kỳ thi sẽ bao gồm nhiều công đoạn, từ ra đề thi, vận chuyển đề thi, coi thi, chấm thi, xử lý và công bố kết quả. Ở mỗi giai đoạn đều có một quy trình đi kèm với sự tham gia của nhiều bên. Điểm chung là luôn tồn tại một lực lượng thực hiện vai trò giám sát, thanh tra cũng như sự tham gia của lực lượng công an nhằm tạo ra những cơ chế kiểm tra chéo, đối trọng lẫn nhau phòng chống sự lạm dụng dẫn đến can thiệp vào kết quả thi cử.

Song, thực tế đã chứng minh, quy định, quy trình có tốt và chặt chẽ đến mức nào cũng sẽ bị vô hiệu hóa nếu được thực thi bởi những kẻ kém tử tế, không trung thực và cố ý vi phạm. Đồng thời, một cá nhân khó lòng có thể dùng "vải thưa che mắt thánh" với cơ chế giám sát, thanh tra hiện hành. Như vậy, ngoài một đối tượng đã được công khai danh tính, còn những ai tham gia thực hiện hoặc liên quan đến sai phạm hay không? Bộ GD&ĐT và cơ quan điều tra cần phải có câu trả lời thích đáng cho người dân cả nước.

Tất cả những người có trách nhiệm liên quan phải bị lôi ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh, chứ không thể "đóng cửa bảo nhau". Vấn đề của tiêu cực nằm ở yếu tố con người. Đâu chỉ ở công tác khảo thí, còn trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Hiện tượng chạy trường, chạy điểm, chạy bằng cấp, đạo văn vẫn không ngừng được thông tin trên truyền thông.

Cần lắm một sự thanh lọc mạnh mẽ, dứt khoát và toàn diện từ nội bộ những người gắn với sự nghiệp trồng người. Nền giáo dục nước nhà không thể tiếp tục dung dưỡng những con người gian dối, xem thường đạo đức và luật pháp. Đây là những chất độc hại có thể phá vỡ toàn bộ sự nghiệp trồng người và gây hậu quả khôn lường, bởi giáo dục là cái gốc của một xã hội văn minh. Hậu quả sẽ kéo dài hàng thế hệ chứ không phải trong một hai kỳ thi.

Sự nghiệp giáo dục không thể chỉ xoay quanh những kỳ thi

Với truyền thống khoa bảng bao thế kỷ, tâm lý người Việt nói chung rất coi trọng việc thi cử. Nhìn lại một chút nền giáo dục Việt Nam của thập niên qua cũng dễ nhận thấy công tác thi cử là khía cạnh được thay đổi nhiều nhất, thậm chí qua từng năm. Và cũng chính bởi cách thức quản lý cũng như vận hành nền giáo dục như hiện nay diễn ra trong thời gian quá dài khiến cho kết quả của kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh đại học trở thành một đại lượng quyết định tương lai của một con người.

Thực tế đã chứng minh, xã hội hiện nay vẫn dung dưỡng cho những người không có năng lực thực chất nhưng đầy đủ bằng cấp. Một bộ phận không nhỏ những người chỉ cần có thể bước vào được trường đại học, qua 4 năm sẽ có được tấm bằng cử nhân, bằng cách này hay cách khác, rồi sau đó, suôn sẻ kiếm được công việc, chỗ đứng trong xã hội. Đây cũng là một động lực, nguyên nhân sâu xa cho những gian dối, sai phạm. Và tiêu cực đâu chỉ dừng lại ở công tác thi tuyển đại học, nó còn gắn liền với quãng đường hậu tuyển sinh cho đến khi có được tấm bằng.

Hoạt động cốt lõi của giáo dục là dạy và học, thi cử vốn là hoạt động phái sinh để đánh giá hiệu quả của quá trình đó. Công tác khảo thí tốt sẽ giúp cho việc dạy và học trở nên thực chất hơn, chứ không thể quyết định chất lượng giáo dục.

Bởi theo lẽ thường, trong một nền giáo dục và một xã hội coi trọng những giá trị thực, thì dù anh có điểm thi tuyển sinh đại học cao đến cỡ nào, nếu không có năng lực cũng khó lòng đáp ứng những chuẩn đầu ra của trường đại học để có tấm bằng cử nhân. Hoặc nếu bằng cách nào đó, anh có được tấm bằng cử nhân, dù là loại ưu, nhưng không đi kèm theo đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ tương xứng, anh sẽ không được trọng dụng tại bất kỳ đơn vị tuyển dụng nào. Khi đó, người sở hữu tấm bằng cũng như ngôi trường cấp bằng cho anh ta sẽ bị đánh giá, sẽ dần bị đào thải nếu không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Người ta sẽ giảm chạy điểm, chạy trường nếu như sau cánh cửa trường đại học là cả một quá trình đào tạo và cả đào thải nghiêm túc, một cuộc “chạy đua” học tập, nghiên cứu, thực hành, chứ không phải “vào được ắt ra được”. Người ta sẽ thôi bất chấp thủ đoạn can thiệp kết quả thi cử nếu như đó chỉ là những con số chuyển tiếp sự nghiệp học hành của một con người, chứ không phải là yếu tố trọng yếu quyết định tương lai.

Nhu cầu và cách vận hành của xã hội sẽ định hướng tính chất của nền giáo dục, và ngược lại giáo dục sẽ là yếu tố tác động sự thay đổi của xã hội. Muốn giáo dục đi đúng hướng thì phải triệt tiêu những nhu cầu xã hội giả tạo và hình thức. Muốn xã hội văn minh thì phải bắt nguồn từ một nền giáo dục công bằng, minh bạch và tử tế.

Trần Quang Hoàn
5 tháng 8 2018 lúc 15:01

theo tui nghĩ thì đã có dấu hiệu của sự đút lót ở đây, HS trong giờ thi đi ngủ mà điểm cao thì THẬT KO THỂ TIN ĐƯỢC. Chắc phải có " BỐ EM LÀM TO"  nên mới có sự việc trên

tất cả nhằm muck đích gây cười, ko hề có sự phê phán hay gì hết...