Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.

Nội dung

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Giống nhau

- Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả.

- Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm.

- Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc.

Khác nhau

- Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội.

- Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ.

- Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm.

- Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học.

- Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm.

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nội dung

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Giống nhau

- Đều đề cập đến vấn đề cụ thể.

- Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng.

- Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy.

Khác nhau

- Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,...

- Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng.

- Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,...

- Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,...

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
22 tháng 12 2023 lúc 21:03

- Ví dụ : Tập thơ “Việt Bắc” – Tố Hữu. 

- Điểm giống: Nói về vùng miền đất nước với những hình ảnh và con người.

- Điểm khác nhau:

+ Thể loại:

-“Việt Bắc”: Thơ.

-“Hang Én”, “Cô Tô”: Văn xuôi.

+ Nội dung:

-“Hang Én”, “Cô Tô”: Giới thiệu thiên nhiên, con người là chủ yếu.

-“Việt Bắc”: Thể hiện tình cảm quân dân ta trong kháng chiến.

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 9 2023 lúc 9:58

+ Nội dung chính:

     Mắt biếc xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với Hà Lan, cô bạn gái có cặp mắt hút hồn nhưng cá tính bướng bỉnh. Một chuyện tình nhiều cung bậc, từ ngộ nghĩnh trẻ con, rồi tình yêu thuở học trò trong sáng, trải qua bao biến cố, trở thành một cuộc "đuổi hình bắt bóng" buồn da diết nhưng không nguôi hi vọng. Câu chuyện càng trở nên éo le hơn khi Trà Long - con gái của Hà Lan lớn lên lại nhen nhóm một tình yêu như thế với Ngạn.

+ Điểm tích cực và điều em thấy tâm đặc nhất của bộ phim:

- Cấu trúc phim tương đồng với cấu trúc của tiểu thuyết, với một mạch thời gian tuyến tính duy nhất. Mắt biếc đưa khán giả theo chân các nhân vật từ ngày nhỏ xíu, với cuộc sống vô tư, bình dị tại làng Đo Đo có khu chợ quê mộc mạc, đồi Sim rực rỡ hoa tím; cho đến cuộc sống xa nhà nơi thành thị phồn hoa nhưng nhiều cám dỗ, và những bi kịch tình yêu éo le.

- Tiết tấu phim chậm rãi, cân bằng khá tốt thời lượng cho từng phân cảnh, từng giai đoạn phát triển của nhân vật. Theo đó, bộ phim dễ xem và dễ theo dõi đối với mọi đối tượng khán giả. So với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cách đây 4 năm, cấu trúc của Mắt biếc tỏ ra hợp lý hơn, tiết tấu cũng mượt mà và có nhịp điệu hơn.

+ Chi tiết/ tình huống/ nhân vật  em cho rằng chưa hay trong bộ phim:

- Trúc Anh thành công trong việc thể hiện hình ảnh Hà Lan thuở trăng tròn xinh đẹp, rạng ngời, nhưng cô tỏ ra hụt hơi khi phải thể hiện một Hà Lan đau khổ vì bị phản bội, phải một mình sinh con, hay một Hà Lan ở tuổi trung niên với những trăn trở về hạnh phúc. Diễn xuất của nhân vật Trúc Anh còn hạn chế với biểu cảm và đài từ thiếu đa dạng, khiến bản thân nhân vật chưa thể hiện hết cảm xúc cần thiết.

+ Đưa ra một kết thúc khác: 

     Ngạn sau khi nhận ra Trà Long chỉ là hình bóng tiếp nối của Hà Lan, anh không thể yêu cô bé, nhưng cũng không thể chịu nổi sự dày vò nên đã bỏ làng ra đi. Trà Long sau đó nói với mẹ rằng, chú Ngạn suốt cuộc đời này chỉ thương mỗi Hà Lan, và Hà Lan không nên bỏ lỡ người thật lòng yêu thương mình. Hà Lan sau đó nhận ra chân ái, hối hận chạy theo chuyến tàu đưa Ngạn đi xa nhưng vẫn không kịp đuổi theo để nói với Ngạn về tình cảm của mình. 

     Nhiều năm sau đó, khi cả Ngạn và Hà Lan đã bước vào cái tuổi trung niên, sau những năm rời xa quê hương để tìm cho mình những khoảng trời mới, khi cả hai đã đủ chín chắn tiếp nhận mọi chuyện, họ không hẹn mà gặp cùng nhau trở về làng Đo Đo. Cả hai đã có cơ hội ngồi lại với nhau kể chuyện về kỉ niệm năm xưa và bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình với đối phương. Làng Đo Đo giờ đây đã thay da đổi thịt nhưng những kỉ niệm mà hai người bạn đã có vẫn không thay đổi. Ngạn và Hà Lan lại cùng nhau sánh bước vào những buổi chiều len lỏi trong rừng tìm bông dủ dẻ, Ngạn vừa đi vừa hát cho Hà Lan nghe những bản tình ca mới viết. Mọi thứ lại tiếp diễn như khi họ còn tuổi mười tám đôi mươi, như trước khi cả hai bước lên thành phố xa hoa, tấp nập…

Nguyễn Hoàng Bách
Xem chi tiết
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:33

Câu 1 : a) Nội dung

Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người

b )Đặc điểm

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:34

Câu 2 :

- So sánh: 

* Giống nhau:

- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.

* Khác nhau:

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.

- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.

- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.

- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.

Ví dụ:

Thành ngữ:

- Văn võ song toàn.

- Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ:

-    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

   Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Đêm tháng mười chưa cười thì tối.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:36

Câu 3 : * Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

* Sự khác nhau:- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
9 tháng 11 2021 lúc 5:44

so sánh đặc điểm tương đồng về hoàn cảnh của nhật bản vào giữa thế kỉ xix với các nước ở châu á và thấy được sự khác biệt trong chính sách và kết quả

Trình Nguyễn
Xem chi tiết
....
23 tháng 10 2021 lúc 17:07
Bài 4: Các nước châu Á - Study for our future
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

* Tương đồng:

- Thuộc thể loại văn xuôi tự sự và trữ tình. 

- Đều mang tính chất hư cấu

- Được viết dựa vào cảm xúc thật của người viết khi chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy

* Điểm khác biệt:

- Đề tài của tản văn rộng hơn, bao quát hơn đề tài của thể loại tùy bút.

- Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác.

- Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang đậm cái tôi của nhà văn. Đặc điểm của tùy bút là: Coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, phong cách, quan điểm của người viết, tạo cho độc giả có dấu ấn nhận biết tác phẩm tùy bút của tác giả đó.

VD:

- Bài Trăng sáng trên đầm sen với nội dung là văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, nghị luận…),chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật. → Tản văn. Vì tản văn là thể loại văn xuôi mà ở đó, người viết  bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Nội dung/ hình thức

Phần trước

Phần sau

Nội dung

Thuật lại theo hồi ức vẽ những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi vừa kiếm sống vừa tự học trong sách trường của nhà thờ. Ban đầy cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, man rợ. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành.

Thuật lại những tháng năm Pê xcốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê -xcốp đã trưởng thành.

Hình thức nghệ thuật

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh:

- Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ.

- Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập.

- Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình.

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp:

- Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống).

- Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...).

- Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có.

Chú ý: 

- Những khác biệt như vậy không làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm mà còn cho thấy sự đa dạng của môi trường, hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người”; và cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể.