Luyện tập, củng cố kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo hướng dẫn của giáo viên.
Ở một trung tâm dạy tiếng Anh, có bốn giáo viên dạy bốn kĩ năng là luyện nghe, luyện nói, luyện đọc, luyện viết. CSDL quản lí điểm học tập của học viên có các bảng là đemnghe, điemnoi, demdoc, đemviet. Các học viên được quyền chỉ xem các bảng điểm, các giáo viên được quyền thêm mới, cập nhật, xoá các bảng ghi trong bảng điểm môn học mình dạy, chỉ một người dùng có toàn quyền đối với tất cả các bảng trong CSDL. Hãy xây dựng mô hình phân nhóm người dùng truy cập CSDL nói trên.
Quyền admin: giáo viên (thêm mới, cập nhật, xoá)
Quyền người dùng: học sinh (xem)
Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy.
Tham khảo!
Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết: viết đoạn văn biểu cảm; viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp và phối hợp; nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng; câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm thán trong văn nghị luận.
Mỗi bài viết đều rèn luyện những kĩ năng khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình viết văn trở nên thuận tiệt và tốt hơn. Ví dụ như "viết đoạn văn biểu cảm" phục vụ cho bài viết bộc lộ suy nghĩ về một tác phẩm văn học; "nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng" phục vụ cho việc tìm kiếm, chọn lọc dẫn chứng phù hợp cho các bài văn nghị luận; "câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm thán trong văn nghị luận" rất quan trọng trong quá trình viết văn.
Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết: viết đoạn văn biểu cảm; viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp và phối hợp; nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng; câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm thán trong văn nghị luận.
Mỗi bài viết đều rèn luyện những kĩ năng khác nhau nhằm phục vụ cho quá trình viết văn trở nên thuận tiệt và tốt hơn. Ví dụ như “viết đoạn văn biểu cảm” phục vụ cho bài viết bộc lộ suy nghĩ về một tác phẩm văn học; “nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng” phục vụ cho việc tìm kiếm, chọn lọc dẫn chứng phù hợp cho các bài văn nghị luận; “câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm thán trong văn nghị luận” rất quan trọng trong quá trình viết văn.
Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết: Viết văn ghi lại kỉ niệm, cảm nhận về một bài thơ, thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên, nghị luận về một vấn đề trong xã hội.
=> Các kỹ năng ấy giúp học sinh biết cách làm văn khi gặp các dạng đề bài này. Biết cách nhìn nhận và phân tích vấn đề theo các hướng khác nhau.
Nêu các nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập 2. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết
Sự liên quan của nội dung nói – nghe với nội dung đọc hiểu và viết được thể hiện qua bảng sau:
Nội dung đọc hiểu | Nội dung viết | Nội dung nghe |
Đẽo cày giữa đường Ếch ngồi đáy giếng | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. | Kể lại chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” |
Những cánh buồm Mây và sóng Mẹ và quả | Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) | Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành (1) Sau khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con con người. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? (2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” Ta go là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em thế nào? |
Đức tính giản dị của Bác Hồ | Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” | Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Người ngồi đợi trước hiên nhà | Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương | Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Ghe xuồng Nam Bộ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa. | Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. | Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó. |
Tham khảo!
a) Các nội dung chính về nói và nghe (Gợi ý: xem tiêu đề các phần Nói và nghe trong mỗi bài học):
- Bài 6: Kể lại một truyện ngụ ngôn.
- Bài 7: Trao đổi về một vấn đề.
- Bài 8: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- Bài 9: Trao đổi về một vấn đề
- Bài 10: Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
b)
Bài | Nội dung đọc hiểu và viết | Nội dung nói và nghe |
Bài 6 | - Đọc hiểu: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường,... - Viết: Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường | Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. |
Bài 7 | - Đọc hiểu: Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả. - Viết: Viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quà” (Nguyễn Khoa Điềm) | - Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm”, có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? - Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào? |
Bài 8 | - Đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Tượng đài vĩ đại nhất - Viết: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?” | - Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị?”. |
Bài 9 | - Đọc hiểu: Cây tre Việt Nam, Người ngồi đợi trước hiên nhà, Trưa tha hương. - Viết: Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. | Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Bài 10 | - Đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ, Tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Viết: Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. | Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó. |
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập một. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?
Kĩ năng | Nội dung |
Nói | - Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích - Kể lại một trái nghiệm đáng nhớ - Kể về một kỉ niệm của bản thân - Trình bày ý kiến về một vấn đề - Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
|
Nghe | - Nắm được nội dung trình bày của người khác - Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp
|
=> Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về tháo độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề
9. Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
tham khảo
*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:
Nói
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.
– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
Nghe
– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
Nói nghe tương tác
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Bài | Nội dung nói nghe |
Bài 1: Thần thoại và sử thi | Thuyết trình về một vấn đề xã hội |
Bài 2: Thơ đường luật | Trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu một vấn đề |
Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng | Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau |
Bài 4: Văn bản thông tin | Thuyết trình, thảo luận về một địa chỉ văn hoá |
- Các nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết
* Bài 1. Thần thoại và sử thi
- Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội
=> Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng
* Bài 4:
- Phần đọc hiểu: các văn bản về lễ hội ở Việt Nam
- Phần viết: văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
- Phần nói nghe: Thuyết trình, thảo luận về một địa chỉ văn hoá
=> Các phần đọc, viết, nói, nghe đều thống nhất với nhau cùng một chủ đề: lễ hội, văn hoá Việt Nam
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
* Các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".
+ Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 1 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.
- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn Truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.
- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.
- Nghe bài thuyết minh tổng hợp
+ Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. → Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.
Câu 9 (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
– Nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một là kĩ năng thuyết minh về văn bản nghị luận và văn bản thông tin (thuyết minh về vấn đề xã hội; giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ; thảo luận vấn đề có những ý kiến khác nhau; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)
– Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết: nội dung ở phần viết là tiền đề, cơ sở để vận dụng vào nội dung kĩ năng nói và nghe, nếu thiếu đi một trong hai thì không đạt được hiệu quả cao:
VD:
* Bài 1. Thần thoại và sử thi
– Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
– Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội
→ Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng
* Ở bài 2: Thơ tự do
– Phần đọc hiểu văn bản: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
– Phần viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
– Phần Nói và nghe: Giới thiệu đánh giá một tác phẩm thơ
→ Vận dụng kiến thức về nội dung kĩ năng viết, nói và nghe, áp dụng vào văn bản phần đọc hiểu, từ đó đi vào phân tích, đánh giá tác phẩm một cách chi tiết.
Nêu các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai. Các yêu cầu này có mối quan hệ thế nào với yêu câu đọc và viết?
- Yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai:
+ Nói:
- Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.
- Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.
- Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo
+ Nghe:
- Nắm được nội dung trình bày của người khác.Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
- Các yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu đọc và viết:
+ Trong phần đọc, học sinh phải xác định được những yếu tố tự sự, miêu tả, thông tin,… ở các tác phẩm đọc của từng chủ đề. Đến phần nói, học sinh dựa vào những kĩ năng đó để trình bày bài nói.
+ Trong phần viết, thường trong một bài nếu viết về chủ đề gì thì phần nói sẽ trình bày lại nội dung ở phần viết.