Những câu hỏi liên quan
Thuan Quang
Xem chi tiết
Lương Đại
11 tháng 11 2021 lúc 21:39

- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

- Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Về quân sự: tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.

Bình luận (0)
Nghĩa Nguyễn Trung
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 12:56

 Tham khảo: 
Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Bình luận (0)
❤ ~~ Yến ~~ ❤
Xem chi tiết
Phúc
22 tháng 4 2020 lúc 20:30

Nội dung, ý ngĩa của cải cách Duy Tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản.

* Nội dung cải cách Minh Trị:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

- Về chính trị :

+ Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

+ Ban hành Hiến pháp 1889.

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

- Về quân sự:

+ Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

+ Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

+ Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…

+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây ...

* Tính chất – ý nghĩa:

- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

-Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

VN học tập đc j trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay từ Duy Tân Minh Trị

Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước

Bình luận (0)
giaan
Xem chi tiết
Phương Dung
26 tháng 12 2020 lúc 12:30

NỘI DUNG CƠ BẢN

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

 Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Bình luận (0)
Nam Tran
Xem chi tiết
Vân Trường Phạm
27 tháng 12 2020 lúc 19:46

Từ cuộc Duy Tân Minh Trị rút ra bài học là:

Giải quyết mọi  bất đồng, xung đột giữa các quốc gia, dân tộc bằng phương pháp đối thoại, hòa bình, chống chiến tranh... ành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 11 2017 lúc 5:39

Đáp án D

Bình luận (0)
Minh Dũng Nguyễn
Xem chi tiết
ONLINE SWORD ART
19 tháng 4 2022 lúc 21:05
I.Tình hình Việt Namnửa cuối thế kỉXIX

- Kinh tế:

+ Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.

- Chính trị:

+ Thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước.

+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

- Xã hội:

+ Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt thêm.

+ Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên dữ dội, càng làm cho đất nước lâm vào tình trạng rối ren thêm.

 

=> Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Kim Ngân
Xem chi tiết
Dương Đức Hà
4 tháng 4 2021 lúc 9:08

to quá  nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Đức Hà
4 tháng 4 2021 lúc 9:08

nhầm nhầm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 3 2019 lúc 13:12

Đáp án D

*Giáo dục được coi là nhân tố chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa nước Nhật vì:

- Nâng cao dân trí, tạo cho con người có khả năng nắm bắt Khoa học – kĩ thuật, tư tưởng văn hóa tiên tiến, để hội nhập vào thế giới Tư bản chủ nghĩa.

- Đưa Nhật tiến con đường hiện đại hóa chỉ có thế đạt được từ sự đổi mới từ giáo dục. Giáo dục sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đổi mới xã hội.

Bình luận (0)