Viết một bài văn chứng minh con biết bay
Viết 1 bài văn chứng minh cho ý kiến sau:'Sách là một người bạn lớn của con người"
Nếu bạn nói sách chẳng có ích lợi gì, tôi sẽ nghĩ hôm nay là ngày “Cá tháng Tư”. Và nếu bạn vẫn tiếp tục khẳng định về điều đó, tôi sẽ nghĩ bạn cần một bác sĩ tâm lí. Xin bạn hãy nhớ đến câu nói của một nhà triết học: “Đối với tôi, sách cần thiết chẳng khác gì bánh mì ăn hàng ngày. Và hơn thế nữa sách đã thực sự là người bạn lớn của con người”.
Bạn ạ, đã có rất nhiều người từng đi qua cuộc đời bạn, 70% trong số họ chỉ là người quen, 20% là bạn, 8% là bạn tốt, chỉ có 2% ít ỏi thực sự là những người bạn lớn. Một người bạn lớn là một người đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ mọi cảm xúc với bạn, không chỉ mong muốn bạn tốt lên mà thực sự góp công vào việc khiến bạn trở nên hoàn hảo. Và, sách là một người bạn lớn như vậy!
Soi mình vào trang sách, tôi thấy những bức tranh kì diệu về cuộc sống, thấy mật ngọt thành công hoà lẫn với rượu đắng thất bại, thấy cả nền văn minh đồ sộ của nhân loại xuyên suốt chiều dài lịch sử. Sách giúp tôi khám phá từ những điều nhỏ nhặt, đến những điều rộng lớn của thế giới. Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại, là cầu nối giữa con người nhỏ bé với vũ trụ bao la và đại dương sâu thẳm. Sách chính là chìa khoá để con người mở cánh cửa tương lai – một tương lai tươi sáng…
Một cuốn sách hay là một cuốn sách chứa đựng cả tâm hồn người viết và người đọc, là cuốn sách mà mỗi lần đọc nó, bạn lại thấy mình lớn thêm một chút. Những cuốn sách như vậy không có nhiều, nhưng cũng không phải là quá hiếm! Đọc Thằng gù nhà thờ Đức bà của Vích-to Huy-gô, tôi thương cảm cho số phận thằng gù, cô gái Exmêranđa. Đọc Lão Hạc, Tắt đèn tôi thấy đau đớn khi lão Hạc phải chết vì bả chó, khi chị Dậu phải bán đứa con gái thân yêu để trả tiền thuế. Từng câu, từng chữ, từng cuộc đời, từng số phận trong trang sách cứ hiện lên trước mắt tôi, lung linh dưới dòng lệ thương cảm, nghẹn ngào. Sách dạy cho tôi biết cảm thông, chia sẻ, biết khóc với những tâm hồn khốn khó, khổ đau, biết hướng đến cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống vốn vội vã xô bồ này.
Và, không chỉ dạy cho tôi cách yêu người, sách còn dạy cho tôi yêu cuộc sống, yêu chính bản thân mình. Tôi luôn thấy say mê, thích thú với các câu chuyện trong bộ Những tấm lòng cao cả. Truyện thì ngắn mà ý nghĩa lại rộng lớn bao la. Cũng chính nhờ những trang sách ấy mà tôi – một đứa con gái hay tự dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ và lo sợ vẩn vơ cho một tương lai xa xôi, cuối cùng cũng đã ngẫm ra rằng:
“Hôm qua đã là lịch sử Ngày mai là bí ẩn còn đó
Chỉ có hôm nay là hiện tại – là quà tặng của cuộc sống ”
Những bài học như vậy chưa bao giờ là cũ. Qua trang sách ấy, tôi học được rằng: khó khăn và thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống, như con tằm phải trải qua đớn đau để tự chui ra khỏi kén và trở thành con bướm biết bay. Điều quan trọng chỉ là ta biết cách dũng cảm đối mặt và vựợt qua thất bại để thành công. Tôi cũng nhận ra rằng “Hạnh phúc như một thứ nước hoa, ta không thể vảy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên mình”. Và những lúc ấy, tôi càng thấy yêu cuộc sống, yêu nắng vàng tinh khôi của sớm mai, yêu làn gió mát lành đượm hương hoa cỏ của buổi trưa, yêu sắc tía chói lòa mỗi khi hoàng hôn tới. Trên tất cả, tôi ý thức hơn về cách sống đúng, một cách sống đẹp để mà phấn đấu, để mà hoàn thiện mình.
Sách là một người bạn tốt, luôn an ủi, làm cho tôi vui vẻ mỗi khi buồn chán. Những lúc ấy, hoà mình vào chuyến phiêu lưu kì thú với Tom, Gu-li-vơ, Rô-bin-xơn hay Ca-rich và Va-li-a để cùng tới bao miền đất mới mẻ và đẹp đẽ, tôi bỗng thấy cuộc đời thật vô cùng phong phú, nỗi buồn chán bỗng đâu tan biến mất…
Sách đối với tôi thực sự là một người bạn lớn!
Bạn ơi, sau khi đọc bài văn này của tôi, bạn hãy nhớ rằng: hãy gìn giữ những cuốn sách như bạn đã trân trọng, nâng niu quả bóng thuỷ tinh mang hai chữ “tình bạn”. Hãy để sách – người bạn lớn trong cuộc đời dạy cho bạn cách sống, như tôi đã từng làm! Tôi yêu quý sách!
Tham khảo:
Sách là người bạn đồng hành không thể thiếu của con người trong hành trình chinh phục tri thức và hoàn thiện bản thân. Sách lưu giữ bao điều kỳ diệu, thú vị, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời mới. Vượt qua bao sóng gió của cuộc đời, sách vẫn luôn ở bên cạnh con người. Có lẽ vì thế, có ý kiến cho rằng "Sách là người bạn lớn của con người".
Sách là một dạng văn bản hay tài liệu ghi lại những tri thức, hiểu biết của con người về thế giới khách quan được ra đời từ rất sớm. Qua thời gian, cùng với sự thay đổi của thời đại, sách có sự thay đổi và cải tiến thành nhiều hình thức. Nó chứa đựng kho tàng tri thức khổng lồ, vô cùng giá trị. Câu nói "Sách là người bạn lớn của con người" nêu cao và khẳng định vai trò của sách. Nó giống như người bạn đồng hành của chúng ta trước mọi chông gai, thử thách, trong mọi cuộc hành trình khác nhau. Nó có tầm vóc to lớn, giúp con người vươn tới thành công.
Câu nói trên có ý nghĩa vô cùng đúng đắn. Sách trước tiên là một người bạn của con người. Sách ghi lại những phát hiện, những hiểu biết và tri thức của con người về thế giới tự nhiên, xã hội. Nó được ghi lại bằng cách chạm khắc lên mặt đá, lên thanh tre thanh trúc. Từ những nét chữ tượng hình giản đơn trở thành các loại ngôn ngữ có cấu tứ rõ ràng. Từ thời nguyên thủy xa xôi đến thời phong kiến, rồi lưu giữ và phát triển đến thời hiện đại hôm nay. Chiến tranh xâm lược kéo dài từ thời phong kiến đến hiện đại, sách vẫn ở cạnh chúng ta. Các vị anh hùng chống giặc ngày xưa vận dụng kế sách, chiến thuật trong sách binh pháp cổ đại. Bác Hồ tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cũng một phần nhờ vào sách ghi lại học thuyết của Mác - Lênin.
Sách còn là người bạn đồng hành với con người trong cả cuộc đời. Lúc bi bô tập nói, sách đánh vần, tập tô bên cạnh chúng ta. Trong suốt các bậc học cấp 1 cấp 2, trung học phổ thông đến đại học, cao học, sách vẫn không xa rời chúng ta nửa bước. Sách giáo khoa, sách toán lý hóa...sách các môn học chuyên ngành đều đủ cả. Ngay cả khi đã tốt nghiệp, có công việc, con người vẫn luôn cần đến sách. Đó là những cuốn sách về triết lí nhân sinh, về những bài học làm người, về cách yêu thương và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Dù qua bao nhiêu năm tháng, dù ở bất cứ nơi đâu, bên cạnh chúng ta luôn có sự hiện diện của sách.
Không chỉ là người bạn bình thường, sách còn là người bạn lớn của con người. Bởi lẽ sách là kho tàng lưu giữ tinh hoa tri thức khổng lồ của nhân loại, được tích lũy qua hàng triệu năm. Từ những nhận thức đơn sơ thời cổ đại đến những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Sách chứa đựng vô vàn điều mới lạ, kỳ diệu. Vô vàn thể loại, lĩnh vực khác nhau, mỗi cuốn sách lại đem đến cho chúng ta một chân trời mới. Sách địa lý giúp chúng ta vượt qua những rào cản không gian để đến được những vùng đất xa xôi, bí ẩn. Sách khoa học như chuyến tàu tốc hành đưa ta bay vào vũ trụ bao la, chạm đến những vì sao mà chỉ kính viễn vọng mới có thể nhìn thấy. Sách lịch sử lại như một cỗ máy thời gian đưa ta ngược về quá khứ để hiểu hơn những gì loài người đã trải qua, đưa ta đi đến tương lai với bao hi vọng, niềm tin và mơ ước. Sách văn học "gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có", dạy chúng ta biết yêu thương, đồng cảm với con người, biết trân trọng nâng niu cái đẹp, biết căm hờn cái xấu xa độc ác ở đời.
Sách không chỉ đem đến cho chúng ta tri thức để nâng cao vốn hiểu biết mà còn đem đến cho chúng ta những bài học quý giá, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Từ đó có ý thức sống tốt hơn và có định hướng hành động đúng đắn.
Tuy nhiên, sách không phải luôn luôn là người bạn lớn. Người có người tốt, người xấu, sách cũng như vậy. Những cuốn sách tốt sẽ giúp chúng ta mở mang tri thức, làm phong phú tâm hồn, sống nhân ái và biết vươn tới những giá trị tốt đẹp. Sách xấu là những cuốn sách có nội dung đồi trụy, đi ngược lại giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, làm cho nhận thức của chúng ta lệch lạc, nhân cách suy thoái. Bởi vậy, hãy tỉnh táo lựa chọn sách để đọc.
Thực tế hiện nay, cuộc sống hiện đại, có quá nhiều thứ hấp dẫn, nhiều người đã dần lãng quên sách, nhất là các bạn trẻ. Họ có thể dành hàng giờ để đọc những cuốn truyện tranh vô bổ, nghịch điện thoại, chơi game nhưng không thể bỏ ra dù chỉ chút ít thời gian để đọc sách văn học, khoa học. Vốn hiểu biết của chúng ta thực chất chỉ nhỏ như giọt nước giữa đại dương tri thức mênh mông. Nếu không chú trọng bổ sung, sẽ có ngày giọt nước ấy bốc hơi theo năm tháng.
Hãy chăm chỉ đọc sách, vừa đọc vừa suy ngẫm, nâng cao nhận thức của bản thân. Hãy trân trọng và nâng niu, phát huy giá trị của người bạn lớn - sách để hoàn thiện bản thân và vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Viết bài văn chứng minh và giải thích "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
Tình yệu thương, lòng nhân ái vốn là truyền thông tốt đẹp của dân tộc. Tử bao đời nay, ông bà ta luôn nhắc nhở nhau phái biết "thương người như thể thương thân". Vấn đề ấy lại được nhắc nhờ thường xuyên qua lời khuyên của cha mẹ, lời giáo huấn của thầy cô trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
Câu tục ngữ trên là bài học quý báu luôn sống mãi trong lòng bao thê hệ. Bằng cách ví von bóng bẩy, câu tục ngữ đưa lên hình ảnh một đàn ngựa đang đáu buồn không ăn cỏ vì có một con trong đàn bị bệnh. Từ đó ta liên tường đến con người: Chúng ta sống chung với nhau phái biết đến tính đồng loại, đồng bào, phái biết yêu thương, giúp đỡ nhau bắng lòng nhân ái.
Lời khuyên là một bài học luôn nhắc nhở chúng ta về vấn đề này mọi người đêù hiểu rằng không ai có thể sống lẻ loi một mình trên thế gian này được mà phải hòa nhập vào cộng đồng loài người. Vì thế, ta phải có bổn phận xây dựng cộng đổng ấy ngày được tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy ta phải biết quan tâm chăm sóc nhau, lo lắng cho nhau nhất là khi những nguời chung quanh ta gặp khó khăn hoạn nạn. Đây là cách sống và là đạo lý đã có tử ngàn xưa của nhân dân ta, là truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Nhờ vậy mà dân tộc ta mới vượt qua được mọi khó khăn có lúc tưởng chừng như không vượt nỗi. Đã bao lấn dân ta phải đối đầu với bọn ngoại xâm, hết kẻ thù này đến kẻ thù khác sang xâm chiếm. Chính lúc ấy tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, quyết một lòng chống kẻ thù chung đã giúp ông cha ta chiên thắng. Liên tiếp nhiều năm liền đất nước ta bị thiên tai lũ lụt. Với tính đồng loại, đồng bào nhân dân cả nước đã nhường cơm sẻ áo để cùng giúp những người hoạn nạn. Trước tình cảnh khó khăn của mọi người đâu ai có thể làm ngơ. Là loài vật mà đàn ngựa kia còn biết yêu thuong nhau qua biêu hiện khi "một con bị đau" cả "tàu phải bỏ cỏ" huống chi ta là con người có trái tim, khối óc làm sao không đau lòng trước nỗi đau chung của nhân loại. Cũng chính từ những suy nghĩ đó mà các hội Từ thiện ra đời và đã nuôi rộng tầm hoạt động có khắp mọi nơi trên phạm vi toàn thế giới. Nó trở thành tình nhân loại, tình người cao cả. Những nguôi làm công tác từ thiện đó đã mở rộng vòng tay đem tình yêu thưong đến những người gặp bất hạnh : Những trẻ mổ côi, ngưòi bị khuyết tật... Tất cả những biếu hiện, việc làm ấy đã làm sáng rõ câu tục ngữ : "Một con ngụa đau cà tầu bò cỏ".
Vậy mà trong thực tế cuộc sống, không phải ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bên cạnh những tấm lòng đẹp đẽ cao cả ấy lại cỏ những bộ mặt xấu xa của lòng ích kỉ, của sự hẹp hòi. Họ là những kẻ không cố lòng nhân đạo, không có lương tâm nên dửng dưng trước nỗi đau của người khác mà chỉ lo sống phè phởn sung sướng cho bản thân mình. Thật đau lòng biết bao cho những con người mà lại mất tình người ! Càng suy nghĩ ta càng thâm thía lời dạy của người xưa. Sự cảm thông chia sẻ nỗi đau cho nhau là nhịp cầu nối để cho mọi người đến với nhau tốt đẹp hơn. Ta cũng nên hiểu rằng khi giúp đỡ cho người khác tức là ta đã "cho" mà cũng có "nhận". Bởi lẽ mồi khi giúp được ai điều gì ta cảm thấy vui trong lòng, như vậy chẳng phải là ta đã "nhận" được điều hạnh phúc đó sao ? Nói như vậy không phái ta giúp người một cách bừa bãi, không suy nghĩ đâu. Giúp người, thương người để họ vượt qua được khó khăn và có cuộc sống ổn định là điều đáng quí. Còn nêu giúp đỡ để họ nuôi những thói hư tật xâu như lười biếng lao động, ý lại kẻ khác thì dó là điều không nên. Sự yêu thưong, lòng thông cảm phải đặt đúng chỗ, đúng trường hơp thì việc làm ấy mới thành nghĩa cử có tác dụng tốt, góp phân xây dựng đất nước, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn.
Tục ngữ, ca dao luôn là những lời giáo huấn đáng trân trọng. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" mãi mãi là lời dạy bao thiết thực đối với chúng ta. Nhất là trong xu hướng của thời đại hiện nay, mọi người trên hành tinh này đều muốn được sống hòa bình, hạnh phúc thi lời khuyên của cấu tục ngữ "phải sống yêu thương, giúp đỡ lần nhau" lại càng có giá trị vô ngần
Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.
Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.
Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.
Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước, thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.
Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/nghi-luan-mot-con-ngua-dau-ca-tau-bo-co-c36a14681.html#ixzz5EEdGMN2r
viết một đoạn văn chứng minh lòng thành kính,biết ơn của con cháu đối với ông bà qua các bài ca dao,dân ca giuýp em vs e đang cần gấp
" Uống nước nhớ nguồn " là câu ca dao thể hiện về lòng biết ơn , sông có nguồn mới có được nước trong sạch cũng như con người vậy, con cháu đã lớn phải biết và nhớ ơn về ông cha, tổ tiên. Con người chúng ta được sinh ra là để học những điều tốt đẹp cứ không phải học những điều xấu thế nên, mỗi con người thế hệ trẻ đều phải có cách học và cách dạy làm sao để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và truyền đạt nó tới thể hệ sau này.
Qua các câu dân ca, mỗi câu dân ca ấy đều mang những lời dạy cho con cháu sau này. Từng câu nói ấy đã đi sâu vào lòng của mỗi con người, nó đều chứa những bài học sâu sắc về lòng yêu thảo, thành kính biết ơn với ông bà cha mẹ. Một điều đặc biệt những câu ca dao đều là những câu xuất phát từ đời sống bình thường, nó luôn chan chứa suy nghĩ cảm xúc của con người. Cháu đã lớn thì phải biết hiếu thuận với ông bà đừng quay lưng lại vì họ là những người đã sinh ra cha mẹ là người có kinh nhiệm trong đời sống thường ngày.
viết thành bài văn chứng minh sách là người bạn lớn của con người
Từ xưa đến nay, dù là ở thời đại nào thì sách vẫn luôn là nguồn tri thức bất tận của con người, mở ra những chân trời mới, khai sang những con đường tối tăm… Sách chính là người bạn đồng hành thân thiết, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đẳng cấp khác nhau nó vẫn luôn là một con người “thực sự” để chúng ta tìm đến. Bởi vậy mới có người từng nói “Sách là người bạn tốt của con người”.
Thật vậy dù trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì sách vẫn luôn được trân trọng và nâng niu. Bởi sách là phương tiện truyền và lưu giữ thông tin tiện ích, đơn giản, dễ tìm, dễ sử dụng, dễ mua nhất. KHông có bất cứ phương tiện nào có thể thay thế được sách. Từ xa xưa, con người đã biết làm ra sách từ rất nhiều chất lieu khác nhau như tre nứa, đá, đất nung và sau này mới là giấy. Dù là hình thức nào thì nó vẫn được gọi là “sách” theo nghĩa mà chúng ta vẫn hiểu.
“Sách là người bạn tốt của con người”, câu nói này muốn nhấn mạnh vai trò, tính năng, tầm quan trọng của sách đối với con người, với sự tìm kiếm thông tin vô tận của con người. Khi nhắc đến “người bạn tốt”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến người có thể chia ngọt sẻ bùi, người có thể đồng hành bên cạnh ta bất cứ lúc nào, dù là giai đoạn khó khan đầy thử thách thì người bạn đó vẫn sẽ không bỏ ta ở lại. ĐÚng vậy, con người chúng ta trên con đường đi tìm kiếm tri thức cho bản thân mình thì gặp phải rất nhiều chông gai, khó khan và thử thách. Sách chính là một người bạn tốt thực sự có thể giúp cho chúng ta tìm ra chân lí, tìm ra phương pháp, tìm ra đáp số cho điều mà bản thân mình cần làm.
Có thể nói sách là nơi lưu giữ thông tin lâu đời nhất. Thế giới tri thức bất tận ấy không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta cần tìm cách để khai phá các thông tin ấy cho riêng mình.
Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới thành công cũng chính nhờ sách, nhờ những phát hiện mới từ trong sách và biến thành suy nghĩ, thành sang tạo của bản thân mình.
Sách là người bạn của con người, dù bạn muốn tìm đến sách với mục đích gì thì nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Sách là kho tang tri thức, là nơi chúng ta tìm đến để giải trí, để giải tỏa căng thằng của bản thân mình, vun đắp, trau dồi nên đời sống tình cảm của bản thân mình.
Có thể nói Hồ CHí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam.
Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình.
Các bạn học sinh sẽ chọn sách theo nhu cầu của mình là để trau dồi kiến thức và giải trí. Những sách các em tìm đến sẽ đáp ứng nhu cầu ấy như sách văn học, toán học, sách truyện, sách thiếu nhi…Còn những người đã có tuổi, họ tìm đến những cuốn sách có thể khơi dậy quá khứ hào hung của lịch sử, có thể trau dồi đời sống tinh thần và có thể là những chuyện khoa học ở đâu đó trên thế giới. Như vậy, mỗi người sẽ có cách để lựa chọn những loại sách phù hợp hơn với bản thân mình.
Dù là loại sách nào, dù với mục đích gì thì sách vẫn luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trên từng chặng đường, từng bước đi. Hãy không ngừng trân trọng và giữ gìn những cuốn sách như những người bạn thân thiết.
Tham khảo
Nếu bạn nói sách chẳng có ích lợi gì, tôi sẽ nghĩ hôm nay là ngày “Cá tháng Tư”. Và nếu bạn vẫn tiếp tục khẳng định về điều đó, tôi sẽ nghĩ bạn cần một bác sĩ tâm lí. Xin bạn hãy nhớ đến câu nói của một nhà triết học: “Đối với tôi, sách cần thiết chẳng khác gì bánh mì ăn hàng ngày. Và hơn thế nữa sách đã thực sự là người bạn lớn của con người”.
Bạn ạ, đã có rất nhiều người từng đi qua cuộc đời bạn, 70% trong số họ chỉ là người quen, 20% là bạn, 8% là bạn tốt, chỉ có 2% ít ỏi thực sự là những người bạn lớn. Một người bạn lớn là một người đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ mọi cảm xúc với bạn, không chỉ mong muốn bạn tốt lên mà thực sự góp công vào việc khiến bạn trở nên hoàn hảo. Và, sách là một người bạn lớn như vậy!
Soi mình vào trang sách, tôi thấy những bức tranh kì diệu về cuộc sống, thấy mật ngọt thành công hoà lẫn với rượu đắng thất bại, thấy cả nền văn minh đồ sộ của nhân loại xuyên suốt chiều dài lịch sử. Sách giúp tôi khám phá từ những điều nhỏ nhặt, đến những điều rộng lớn của thế giới. Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại, là cầu nối giữa con người nhỏ bé với vũ trụ bao la và đại dương sâu thẳm. Sách chính là chìa khoá để con người mở cánh cửa tương lai – một tương lai tươi sáng…
Một cuốn sách hay là một cuốn sách chứa đựng cả tâm hồn người viết và người đọc, là cuốn sách mà mỗi lần đọc nó, bạn lại thấy mình lớn thêm một chút. Những cuốn sách như vậy không có nhiều, nhưng cũng không phải là quá hiếm! Đọc Thằng gù nhà thờ Đức bà của Vích-to Huy-gô, tôi thương cảm cho số phận thằng gù, cô gái Exmêranđa. Đọc Lão Hạc, Tắt đèn tôi thấy đau đớn khi lão Hạc phải chết vì bả chó, khi chị Dậu phải bán đứa con gái thân yêu để trả tiền thuế. Từng câu, từng chữ, từng cuộc đời, từng số phận trong trang sách cứ hiện lên trước mắt tôi, lung linh dưới dòng lệ thương cảm, nghẹn ngào. Sách dạy cho tôi biết cảm thông, chia sẻ, biết khóc với những tâm hồn khốn khó, khổ đau, biết hướng đến cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống vốn vội vã xô bồ này.
Và, không chỉ dạy cho tôi cách yêu người, sách còn dạy cho tôi yêu cuộc sống, yêu chính bản thân mình. Tôi luôn thấy say mê, thích thú với các câu chuyện trong bộ Những tấm lòng cao cả. Truyện thì ngắn mà ý nghĩa lại rộng lớn bao la. Cũng chính nhờ những trang sách ấy mà tôi – một đứa con gái hay tự dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ và lo sợ vẩn vơ cho một tương lai xa xôi, cuối cùng cũng đã ngẫm ra rằng:
“Hôm qua đã là lịch sử Ngày mai là bí ẩn còn đó
Chỉ có hôm nay là hiện tại – là quà tặng của cuộc sống ”
Những bài học như vậy chưa bao giờ là cũ. Qua trang sách ấy, tôi học được rằng: khó khăn và thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống, như con tằm phải trải qua đớn đau để tự chui ra khỏi kén và trở thành con bướm biết bay. Điều quan trọng chỉ là ta biết cách dũng cảm đối mặt và vựợt qua thất bại để thành công. Tôi cũng nhận ra rằng “Hạnh phúc như một thứ nước hoa, ta không thể vảy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên mình”. Và những lúc ấy, tôi càng thấy yêu cuộc sống, yêu nắng vàng tinh khôi của sớm mai, yêu làn gió mát lành đượm hương hoa cỏ của buổi trưa, yêu sắc tía chói lòa mỗi khi hoàng hôn tới. Trên tất cả, tôi ý thức hơn về cách sống đúng, một cách sống đẹp để mà phấn đấu, để mà hoàn thiện mình.
Sách là một người bạn tốt, luôn an ủi, làm cho tôi vui vẻ mỗi khi buồn chán. Những lúc ấy, hoà mình vào chuyến phiêu lưu kì thú với Tom, Gu-li-vơ, Rô-bin-xơn hay Ca-rich và Va-li-a để cùng tới bao miền đất mới mẻ và đẹp đẽ, tôi bỗng thấy cuộc đời thật vô cùng phong phú, nỗi buồn chán bỗng đâu tan biến mất…
Sách đối với tôi thực sự là một người bạn lớn!
Bạn ơi, sau khi đọc bài văn này của tôi, bạn hãy nhớ rằng: hãy gìn giữ những cuốn sách như bạn đã trân trọng, nâng niu quả bóng thuỷ tinh mang hai chữ “tình bạn”. Hãy để sách – người bạn lớn trong cuộc đời dạy cho bạn cách sống, như tôi đã từng làm! Tôi yêu quý sách!
Viết bài văn ngắn chứng minh sánh là người bạn lớn của con người
Tham khảo
Nếu bạn nói sách chẳng có ích lợi gì, tôi sẽ nghĩ hôm nay là ngày “Cá tháng Tư”. Và nếu bạn vẫn tiếp tục khẳng định về điều đó, tôi sẽ nghĩ bạn cần một bác sĩ tâm lí. Xin bạn hãy nhớ đến câu nói của một nhà triết học: “Đối với tôi, sách cần thiết chẳng khác gì bánh mì ăn hàng ngày. Và hơn thế nữa sách đã thực sự là người bạn lớn của con người”.
Bạn ạ, đã có rất nhiều người từng đi qua cuộc đời bạn, 70% trong số họ chỉ là người quen, 20% là bạn, 8% là bạn tốt, chỉ có 2% ít ỏi thực sự là những người bạn lớn. Một người bạn lớn là một người đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ mọi cảm xúc với bạn, không chỉ mong muốn bạn tốt lên mà thực sự góp công vào việc khiến bạn trở nên hoàn hảo. Và, sách là một người bạn lớn như vậy!
Soi mình vào trang sách, tôi thấy những bức tranh kì diệu về cuộc sống, thấy mật ngọt thành công hoà lẫn với rượu đắng thất bại, thấy cả nền văn minh đồ sộ của nhân loại xuyên suốt chiều dài lịch sử. Sách giúp tôi khám phá từ những điều nhỏ nhặt, đến những điều rộng lớn của thế giới. Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại, là cầu nối giữa con người nhỏ bé với vũ trụ bao la và đại dương sâu thẳm. Sách chính là chìa khoá để con người mở cánh cửa tương lai – một tương lai tươi sáng…
Một cuốn sách hay là một cuốn sách chứa đựng cả tâm hồn người viết và người đọc, là cuốn sách mà mỗi lần đọc nó, bạn lại thấy mình lớn thêm một chút. Những cuốn sách như vậy không có nhiều, nhưng cũng không phải là quá hiếm! Đọc Thằng gù nhà thờ Đức bà của Vích-to Huy-gô, tôi thương cảm cho số phận thằng gù, cô gái Exmêranđa. Đọc Lão Hạc, Tắt đèn tôi thấy đau đớn khi lão Hạc phải chết vì bả chó, khi chị Dậu phải bán đứa con gái thân yêu để trả tiền thuế. Từng câu, từng chữ, từng cuộc đời, từng số phận trong trang sách cứ hiện lên trước mắt tôi, lung linh dưới dòng lệ thương cảm, nghẹn ngào. Sách dạy cho tôi biết cảm thông, chia sẻ, biết khóc với những tâm hồn khốn khó, khổ đau, biết hướng đến cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống vốn vội vã xô bồ này.
Và, không chỉ dạy cho tôi cách yêu người, sách còn dạy cho tôi yêu cuộc sống, yêu chính bản thân mình. Tôi luôn thấy say mê, thích thú với các câu chuyện trong bộ Những tấm lòng cao cả. Truyện thì ngắn mà ý nghĩa lại rộng lớn bao la. Cũng chính nhờ những trang sách ấy mà tôi – một đứa con gái hay tự dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ và lo sợ vẩn vơ cho một tương lai xa xôi, cuối cùng cũng đã ngẫm ra rằng:
“Hôm qua đã là lịch sử Ngày mai là bí ẩn còn đó
Chỉ có hôm nay là hiện tại – là quà tặng của cuộc sống ”
Những bài học như vậy chưa bao giờ là cũ. Qua trang sách ấy, tôi học được rằng: khó khăn và thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống, như con tằm phải trải qua đớn đau để tự chui ra khỏi kén và trở thành con bướm biết bay. Điều quan trọng chỉ là ta biết cách dũng cảm đối mặt và vựợt qua thất bại để thành công. Tôi cũng nhận ra rằng “Hạnh phúc như một thứ nước hoa, ta không thể vảy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên mình”. Và những lúc ấy, tôi càng thấy yêu cuộc sống, yêu nắng vàng tinh khôi của sớm mai, yêu làn gió mát lành đượm hương hoa cỏ của buổi trưa, yêu sắc tía chói lòa mỗi khi hoàng hôn tới. Trên tất cả, tôi ý thức hơn về cách sống đúng, một cách sống đẹp để mà phấn đấu, để mà hoàn thiện mình.
Sách là một người bạn tốt, luôn an ủi, làm cho tôi vui vẻ mỗi khi buồn chán. Những lúc ấy, hoà mình vào chuyến phiêu lưu kì thú với Tom, Gu-li-vơ, Rô-bin-xơn hay Ca-rich và Va-li-a để cùng tới bao miền đất mới mẻ và đẹp đẽ, tôi bỗng thấy cuộc đời thật vô cùng phong phú, nỗi buồn chán bỗng đâu tan biến mất…
Sách đối với tôi thực sự là một người bạn lớn!
Bạn ơi, sau khi đọc bài văn này của tôi, bạn hãy nhớ rằng: hãy gìn giữ những cuốn sách như bạn đã trân trọng, nâng niu quả bóng thuỷ tinh mang hai chữ “tình bạn”. Hãy để sách – người bạn lớn trong cuộc đời dạy cho bạn cách sống, như tôi đã từng làm! Tôi yêu quý sách!
TK
Từ xưa đến nay, dù là ở thời đại nào thì sách vẫn luôn là nguồn tri thức bất tận của con người, mở ra những chân trời mới, khai sang những con đường tối tăm… Sách chính là người bạn đồng hành thân thiết, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đẳng cấp khác nhau nó vẫn luôn là một con người “thực sự” để chúng ta tìm đến. Bởi vậy mới có người từng nói “Sách là người bạn tốt của con người”.
Thật vậy dù trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì sách vẫn luôn được trân trọng và nâng niu. Bởi sách là phương tiện truyền và lưu giữ thông tin tiện ích, đơn giản, dễ tìm, dễ sử dụng, dễ mua nhất. KHông có bất cứ phương tiện nào có thể thay thế được sách. Từ xa xưa, con người đã biết làm ra sách từ rất nhiều chất lieu khác nhau như tre nứa, đá, đất nung và sau này mới là giấy. Dù là hình thức nào thì nó vẫn được gọi là “sách” theo nghĩa mà chúng ta vẫn hiểu.
“Sách là người bạn tốt của con người”, câu nói này muốn nhấn mạnh vai trò, tính năng, tầm quan trọng của sách đối với con người, với sự tìm kiếm thông tin vô tận của con người. Khi nhắc đến “người bạn tốt”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến người có thể chia ngọt sẻ bùi, người có thể đồng hành bên cạnh ta bất cứ lúc nào, dù là giai đoạn khó khan đầy thử thách thì người bạn đó vẫn sẽ không bỏ ta ở lại. ĐÚng vậy, con người chúng ta trên con đường đi tìm kiếm tri thức cho bản thân mình thì gặp phải rất nhiều chông gai, khó khan và thử thách. Sách chính là một người bạn tốt thực sự có thể giúp cho chúng ta tìm ra chân lí, tìm ra phương pháp, tìm ra đáp số cho điều mà bản thân mình cần làm.
Có thể nói sách là nơi lưu giữ thông tin lâu đời nhất. Thế giới tri thức bất tận ấy không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta cần tìm cách để khai phá các thông tin ấy cho riêng mình.
Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới thành công cũng chính nhờ sách, nhờ những phát hiện mới từ trong sách và biến thành suy nghĩ, thành sang tạo của bản thân mình.
Sách là người bạn của con người, dù bạn muốn tìm đến sách với mục đích gì thì nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Sách là kho tang tri thức, là nơi chúng ta tìm đến để giải trí, để giải tỏa căng thằng của bản thân mình, vun đắp, trau dồi nên đời sống tình cảm của bản thân mình.
Có thể nói Hồ CHí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam.
Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình.
Các bạn học sinh sẽ chọn sách theo nhu cầu của mình là để trau dồi kiến thức và giải trí. Những sách các em tìm đến sẽ đáp ứng nhu cầu ấy như sách văn học, toán học, sách truyện, sách thiếu nhi…Còn những người đã có tuổi, họ tìm đến những cuốn sách có thể khơi dậy quá khứ hào hung của lịch sử, có thể trau dồi đời sống tinh thần và có thể là những chuyện khoa học ở đâu đó trên thế giới. Như vậy, mỗi người sẽ có cách để lựa chọn những loại sách phù hợp hơn với bản thân mình.
Dù là loại sách nào, dù với mục đích gì thì sách vẫn luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trên từng chặng đường, từng bước đi. Hãy không ngừng trân trọng và giữ gìn những cuốn sách như những người bạn thân thiết.
Chứng minh: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn giàu giá trị nhân đạo ( viết bài văn nhưng ngắn ngắn thui nhé) ( mình cảm ơn trc <3)
Đề bài: Trong thế giới loài vật có nhiều loài rất thông minh: chó biết giữ nhà, cá heo biết làm xiếc, bồ câu biết đưa thư,... Viết bài văn tả một con vật hoặc loài vật thông minh mà em biết.
Gia đình tôi có hai chị em, từ nhỏ tôi và chị đã rất yêu thích động vật. Đối với tôi, động vật chúng mang lại niềm vui rất lớn và đặc biệt nhất chính là chú chó Lily - một chú chó thông minh, đáng yêu mà tôi và chị đều vô cùng yêu quý.
Chú chó tôi được chị tặng khi chị đi xa nhà. Kể từ đó đến bây giờ, Lily đã ở cạnh tôi 3 năm rồi. Ngày ấy, chị tôi đi học xa nhà, không còn thường xuyên chơi với tôi nữa nên chị đã tặng Lily cho tôi một chú chó lông xoăn đáng yêu. Lily hồi trước nhỏ lắm, chỉ nằm vừa hai lòng bàn tay của tôi. Đặc biệt, chú màu nâu sẫm và trên mình lún phún bộ lông xoăn tít rất xinh xắn. Trước biết chị đi, tôi buồn lắm nhưng kể từ khi có Lily, nỗi buồn và nhớ chị tôi đã vơi đi phần nào bởi tôi đã có một món quà kỉ niệm tuyệt vời. Nay Lily đã hơn 3 tuổi, chú lớn hơn trước rất nhiều, không còn yếu ớt và non nớt như xưa. Trước chú cố trèo lên bệ cửa rồi lại ngã nhào xuống bãi cỏ thì giờ đây, bốn chân Lily đã thoăn thoắt nhảy lên cái bệ cửa quen thuộc để chào đón tôi về nhà. Lily có thân hình khá mũm mĩm, càng lớn, bộ lông của chú càng xoăn và mọc dày hơn. Tai chú gần đầu, dài và được bao phủ bởi lớp lông lượn sóng. Hai chân trước và sau nhìn khá cân đối với cơ thể của chú.
Bàn chân hình oval khá nhỏ cũng được phủ một lớp lông nâu trên các ngón chân cong cong. Trông chú như một cục bông màu nâu vậy. Tuy chú nhiều lông nhưng đặc biệt chú không bị rụng lông lung tung ra sàn nhà như những chú chó khác nên chú rất sạch sẽ. Cả nhà tôi yêu chú lắm, mỗi lần chú chạy loanh quanh thì hai cái tai lắc lắc, cái đầu nghiêng nghiêng thích thú chọc cả gia đình cười khoái chí. Lily là một chú chó rất thông minh và tinh nghịch. Một lần tôi cùng Lily chạy bộ trong công viên vào buổi sáng sớm, chú chạy nhảy khắp nơi, dẫm dẫm lên những bệ đá quanh hồ nước đang gợn từng con sóng nhỏ lăn tăn. Bỗng chợt chú ngã nhào xuống hồ nước, tôi vội vã chạy đến, lo lắng không thôi vì Lily chỉ là chú chó cảnh bình thường và từ trước tới nay không xuống nước. Tôi hoảng hốt nhờ một bác câu cá gần đó giúp đỡ nhưng thật ngạc nhiên, Lily bơi rất cừ, chú như một " vận động viên bơi" nhỏ bé đang đạp đạp hai chân trước rẽ nước bơi về phía tôi. Người chú ướt nhẹp, những sợi lông bị nước làm cho ẹp xuống làm lộ ra thân hình nhỏ của chú. Tôi ngẩn người mãi không tin được vì sao Lily lại bơi giỏi đến vậy thì bác ngồi câu cá bên bờ có nói rằng Lily nhà tôi là giống chó poodle và rất giỏi bơi lội, tổ tiên của chú là loài chó săn vịt ở Đức và rất nổi tiếng với biệt tài săn chim nước. Tôi vui mừng lắm, ôm Lily chạy về nhà để tránh chú bị cảm và khoe với mẹ về thành tích của chú ngày hôm nay. Quả thật là một chú chó cừ khôi. Đối với tôi, Lily là một chú chó rất thân thiện, hiền hòa và thông minh nhất. Chú có thể chơi với tất cả trẻ em xung quanh nhà tôi một cách vui vẻ chứ không dữ dằn như con chó nhà hàng xóm. Chú chạy nhảy nô đùa với những quả bóng màu sắc trong sân vườn nhà tôi vào mỗi sáng chủ nhật đẹp trời. Chú có thể giúp tôi chuyển những vật nhỏ cho ba mẹ. Mỗi lần làm được điều tôi yêu cầu, chú vui thích quẫy cái đuôi dài nhỏ nhắn như muốn tôi khen chú. Ngày ngày, Lily rất thích nằm dài sưởi ấm bên bệ cửa quen thuộc của chú. Những tia nắng thu nhàn nhạt nhảy nhót trên bộ lông nâu lượn sóng càng khiến bộ lông của chú mượt mà và nâu bóng chắc khỏe. Gia đình tôi yêu chú lắm, trên tường phòng khách luôn có những bức ảnh Lily trong từng khoảnh khắc. Từ khi chú bé xíu đến khi chú lớn như bây giờ vậy.
Tôi yêu Lily, chú đã trở thành người bạn thân thiết, cùng tôi trải qua bao ngày tháng thật đẹp. Mong rằng chú luôn bên tôi, dẫu ngày mai tôi trưởng thành, trong tôi luôn có dáng hình của người bạn đặc biệt này.
Câu 1: Tìm 1 bài viết về ý nghĩa văn chương đối với đời sống con người.
Câu 2: Viết 1 đoạn văn chứng minh về tác động to lớn của văn chương đối với con người.
Câu 1:
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?
Câu 2:
Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.
Tham khảo:
Câu 1:
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.
1: Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2: Có mấy cách mở bài một bài văn lập luận chứng minh?
3: Nêu cách viết phần thân bài của bài văn lập luận chứng minh.
Tìm hiểu đề và lập dàn ý
– Lập dàn bài
– Viết bài
– Đọc lại và sửa chữa
2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :
– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.
– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).
3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
I. Lập luận chứng minh
Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.
Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..
Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.
II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh
Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:
– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;
– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;
– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;
– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.
Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.
Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.
III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:
– Tìm hiểu đề và tìm ý;
– Lập dàn bài;
– Viết bài;
– Đọc lại và sửa chữa.
IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh
– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:
– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…
C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Gợi ý làm bài:
a) Tìm hiếu đề và tìm ý
– Xác định yêu cầu chung của để bài.
Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?
– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:
+ Nêu dẫn chứng xác thực.
+ Nêu lí lẽ.
b) Lập dàn bài
– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
– Thân bài (phần chứng minh)
+ Xét về lí lẽ:
(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.
+ Xét về thực tế:
(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).
(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).
– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.
c) Viết bài
Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.
– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:
+ Đi thẳng vào vấn đề.
+ Suy từ tâm lí con người.
– Thân bài:
+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…
+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.
+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.
– Kết bài.
+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…
+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:
(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học. ,
(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?
(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.
d) Đọc lại và sửa chữa.
Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.
Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. |