Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:56

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Bình luận (0)
Khanh Pham
Xem chi tiết
Mai Thanh Thái Hưng
13 tháng 4 2022 lúc 23:02

REFER

Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:

– Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

– Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.

– Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 16:57

Tham khảo

- Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

+ Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tuy nhiên, quân Tây Sơn phải đối mặt với tình thế bất lợi: phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân; Ở vùng Gia Định (phía Nam) có quân của chúa Nguyễn.

=> Trước tình thế đó, quân Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh, tập trung lực lượng tấn công quân của chúa Nguyễn.

+ Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân năm 1777, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Trong

+ Tháng 6/1786, Tây Sơn tấn công thành Phú Xuân, quân Trịnh nhanh chóng tan rã. Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến thẳng ra Đàng Ngoài.

+ Tháng 7/1786, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.

+ Tuy nhiên, sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà trở nên hỗn loạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.

Bình luận (0)
Tieen Ddat dax quay trow...
14 tháng 8 2023 lúc 16:58

tham khảo

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

 

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.



 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 9:19

Nguyên nhân bùng nổ:

-Từ giữa thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.Đời sống nhân dân ngày càng trở nên khổ cực, lầm than

-Nhân dân Đàng Trong  phải chịu rất nhiều thứ thuế vô lý.

=>Nhân dân ngày càng bất mãn với triều đình, hừng hực khí thế đấu tranh.

-Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đến vùng Tây Sơn lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa lật đổ chính quyền nhà Nguyễn.

Bình luận (0)
nguyen thuy hien
Xem chi tiết
qwerty
17 tháng 3 2016 lúc 21:08

Nhà Tây Sơn là triều đại tồn tại từ 1788 đến 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Triều đại này tồn tại không lâu thì Nguyễn Ánh đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để thống nhất lãnh thổ, thành lập và chịu sự quyền hành của nhà Nguyễn, điều này đã gây một cuộc nội chiến toàn diện trong thời gian này. Đối với Nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn.

Bình luận (0)
Huỳnh Châu Giang
17 tháng 3 2016 lúc 21:11

Kết hợp được sức mạnh đoàn kết

Là trận thủy chiến lớn nhất lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trở thành phong trào quật khởi của dân tộc

Việc tây Sơn tiêu diệt chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước đáp ừng nguyện vọng của nhân dân cả nứơc

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
anime khắc nguyệt
27 tháng 4 2022 lúc 9:30

https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/trinh-bay-nguyen-nhan-dien-bien-ket-qua-y-nghia-cua-cuoc-khoi-nghia-tay-son-danh-tan-quan-thanh-faq210248.html

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Anh
27 tháng 4 2022 lúc 9:30

help me tui sắp phải nộp bài ròi

Bình luận (0)
Huỳnh Kim Ngân
27 tháng 4 2022 lúc 9:33

bạn tham khảo nha

1. Quân Thanh xâm lược nước ta

a. Hoàn cảnh

Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà ThanhCuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến quân vào nước ta.Đạo 1: Do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy từ Quảng Tây qua Lạng Sơn tiến vàoĐạo 2: Theo đường Cao Bằng do Sầm Nghi Đống chỉ huyĐạo 3: Theo đường Tuyên QuangĐạo 4: Theo đường Quảng Ninh tiến vào Hải Dương

b. Chuẩn bị của nghĩa quân

-Rút khỏi Thăng Long

-Lập phòng tuyến Tam Điệp, Biện Sơn

2. Quang Trung đánh phá quân Thanh (1789)

-Tháng 11/ 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế niên hiệu: Quang Trung

-Thần tộc tiến quân ra Bắc đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn.

-Tới Thanh Hóa tiếp tục tuyển quân

-Ra Tam Điệp mở tiệc khao quân và tuyên bố “ Nay hãy ăn tết trước, đến sang Xuân vào Thăng Long mồng 7 sẽ mở tiệc lớn”.

-Từ Tam Hiệp vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc:

+Đạo chủ lực: Do Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến thẳng hướng Thăng Long.

+Đạo thứ hai, thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm bộ cho đạo quân chủ lực.

+Đạo thứ tư tiến ra Hải Phòng

+Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch.Đêm 30 tết, vượt sông Đáy tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu

-Đêm mồng 3 tết, tiến vây thành Hà NộiNgày 5 tết đánh phía Nam Ngọc hồi

-> diệt gần như toàn bộ quân địch.Sáng 5 tết đạo quân của Đô Đốc Long tấn công đồn Khương Thượng, Đống Đa

=> Quân Tây Sơn giáp chiến thiêu cháy doanh trại giặc Sầm Nghi Đống tự tử.Kết quả: quét sạch 29 vạn quân thanh

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

a. Nguyên nhân thắng lợi

Được nhân dân nhiệt tình ủng hộQuang Trung, bộ chỉ huy lãnh đạo tài tình

b. Ý nghĩa:

Lật đổ các tập đoàn phong kiến  (Nguyễn – Trịnh – Lê)Lập lại thống nhất đất nước (xóa bỏ chia cắt).Đánh đuổi ngoại xâm (Thanh – Xiêm).

chúc bạn học tốt nha

Bình luận (2)
Lê Minh Tú
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
14 tháng 5 2021 lúc 21:23

Tham khảo:

Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

=> Kết quả: kết thúc thắng lợi.

Sở dĩ Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì:

- Đoạn Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Có nhiều cồn, cù lao, hai bên bờ sông cây cối rậm rạp.

- Vì có vị trí hiểm yếu như vậy, Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông này làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm.

Bình luận (0)
Minh Nhân
14 tháng 5 2021 lúc 21:24

Em tham khảo !

. Chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1785)

a. Nguyên nhân:

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến:

-Giữa năm 1784, 5vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.

- 1/1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm Xòai Mút làm trận địa. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết,Nguyễn Ánh thóat chết,sang Xiêm lưu vong.

c. Kết quả:

Quân Xiêm bị đánh tan.

d. Ý nghĩa:

- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhấttrong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta . Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trìnhđộ mới trở thành phong trào quật khới của cả dân tộc

Sở dĩ Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì:

- Vị trí hiểm yếu: Đoạn Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Có nhiều cồn, cù lao, hai bên bờ sông cây cối rậm rạp. Địa hình này thuận lợi để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.

 

Bình luận (1)
Nguyễn Phương Liên
14 tháng 5 2021 lúc 21:34

Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

=> Kết quả: kết thúc thắng lợi.

Sở dĩ Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì:

- Đoạn Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Có nhiều cồn, cù lao, hai bên bờ sông cây cối rậm rạp.

- Vì có vị trí hiểm yếu như vậy, Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông này làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm.

Bình luận (0)
Cao Trần Anh Khôi
Xem chi tiết
Chuu
26 tháng 3 2022 lúc 9:26

Tham khảo:

2) 

3)- Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.

=> Vì vậy, về cơ bản do hoàn cảnh xã hội và mục đích của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nên nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.

4) 

a) Nguyên nhân

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b) Diễn biến

- Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.

- Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.

c) Kết quả

- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.

d) Ý nghĩa

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.

5) 

Nhận xét:

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.

Bình luận (0)