em hiểu thế nào về câu nói học mà không suy nghĩ thì vô ích suy nghĩ mà không học thì hiểm nghèo
Em có suy nghĩ gì về câu nói : " Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
"Có tài mà không có đức" ý chỉ những người có tài năng, tiền đồ mở rộng nhưng vì đức tính không ra gì làm hỏng mất cả công danh sự nghiệp. Trái lại "có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Ý nói những người đức tính tốt nhưng lại chẳng có tài cán gì khiến công đanh sự nghiệp mãi không khấm khá lên được. Vậy nên là người chúng ta nên có cả tài lẫn đức như vậy mới có thể dẫn tới thành công được. Trên con đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.
- thankiu nhìu ạ, nhớ tick điểm cho mình nhoa-
Câu 1 Em hãy viết đoạn văn suy nghĩ về mục đích và phương pháp học của bản thân ( Bằng đoạn văn 10 dòng )
Câu 2Em hiểu quan điểm này như thế nào ^ Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị^
HELP ME!!
Lúc sinh thời , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định : Học với hành phải đi đôi . Học mà không hành thì học vô ích . Hành mà không học thì hành không trôi chảy " Em hiểu lời dạy trên như thế nào
Viết giùm em một bài văn nghị luận ( ko copy trên mạng giùm em ạ )
Em cảm ơn :)
Nhà Hoa rất nghèo, đông anh em không đủ điều kiện để học tập. Nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để Hoa được đi học. Vậy mà vào lớp Hoa lại lười học, Hoa cho rằng nhà mình nghèo, có cố gắng học cho tốt cũng không có ích lợi gì. Hoa đến trường cũng chỉ vì bố mẹ bắt buộc mà thôi. GDCD lớp 6 nha
a) Em có nhận xét gì về việc làm và suy nghĩ của Hoa?
b) Nếu em là Hoa em sẽ khuyên bạn như thế nào?
c) Nêu trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập?
a. Việc làm của Hoa như thế là sai
b. Em sẽ khuyên : Hoa ơi, bố mẹ bạn đã cố gắng để cho bạn đi học để cho bạn thông minh, tài giỏi vậy là bạn lại lười học, mình ko đồng ý với cách làm của bạn Hoa à !
a) Hoa nghĩ như vậy là sai .
b) Em khuyên Hoa nên học hành chăm chỉ hơn các bạn khác , vì chính nhà Hoa khó khăn nên mới cần học giỏi để khi Hoa lớn lên mới có tiền lo cho gia đình , bù đắp công bố mẹ đã nuôi Hoa và cho Hoa đi học.
c) Em cần học tập chăm chỉ , ngoan ngoãn, nghe lời ông bà , cha mẹ , thầy cô , vừa học siêng năng , đạt thành tích cao , khi lớn lên sẽ thành công và được nhiều người yên mến.
Đây là câu trả lời của tớ.Không có đúng hay gì đâu ! Nhưng mà tớ học lớp 7 rồi nên thấy đề này dễ nên góp ý ! Cậu tham khảo nhé !
Do tính nhút nhát nên năm nay đã học lớp 7 mà Trang vẫn chưa bao giờ có ý kiến phát biểu trong các giờ học và giờ sinh hoạt lớp. Đã mấy lần suy nghĩ định nói ra điều gì rồi Trang lại thôi, sợ nhỡ mình nói sai hay nhầm câu gì thì cả lớp lại cười thì xấu hổ lắm. Trang nghĩ " tốt nhất là mình không nên phát biểu gì và chỉ làm theo khi đa số các bạn đã làm, như vậy là an toàn nhất"
1/ Suy nghĩ hành động của Trang và cho biết Trang là người như thế nào ?
2/ Em có tán thành với cách suy nghĩ và hành động của Trang không? Vì sao?
3/ Nếu là Trang, em sẽ làm gì trong các giờ học và giờ sinh hoạt lớp?
GIÚP MÌNH VỚI, SÁNG MAI MÌNH THI RỒI !!!!!!
1/ Trang là người nhút nhát và là người không có tính chắc chắn luôn do dự,không tự tin.
2/Em không tán thành vơi suy nghĩ và hành động của Trang. Vì tính nhút nhát sẽ làm ta mất tự tin và điiều đó không làm ta phát huy hết khả năng mà mình có, chỉ có tự tin chúng ta mới bộc lộ được khả năng của mình và biết mình ở ngưỡng nào.
3/Nếu là Trang em sẽ phát biểu ý kiến của riêng mình và tự tin về ý kiến đó.
Câu 1,2,3 là mình tự nghĩ nha và bạn nên kiểm tra lại đây là câu trả lời riêng của mình nếu thấy được k đúng cho mình luôn nha.
1/ Trang là người có tính nhút nhát, không dũng cảm.
2/ Em không tán thành với suy nghĩ và hành động của Trang. Vì chúng ta phải dũng cảm, nói tất cả những ý kiến phát biểu của mình ra, không được giấu trong lòng.
3/ Em sẽ nói ra tất că những ý kiến phát biểu trong tuần vừa qua.
k cho mình nha!
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nhà văn Tô Hoài :" Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn gì cũng mang họa vào thân"
Trả lời giúp mk vs ạ
BN Tham khảo nha !!
Trải qua những cuộc phiêu lưu đầy khó khăn và sóng gió của Dế mèn đã giúp Dế mèn rút ra những bài học bổ ích. Nhờ những bài học đó, chàng đã trở thành một chàng dế tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Bài học lớn của Dế Mèn đã rút ra trong cuộc sống là bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã thể hiện ở chương đầu của tác phẩm.
Trong chương đầu của tác phẩm, dế mèn hiện lên thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú có một thân hình chắc khỏe và cường tráng của Dế Mèn. Chú ăn uống điều độ và năng luyện tập nên chóng lớn, dáng vẻ oai vệ, kiểu cách con nhà võ. Chú lại càng lí thú hơn bởi cuộc sống tự do, tha hồ thỏa mãn tính hiếu động của mình. Tính cách hiếu động nhưng quá đà ấy đã biến Dế Mèn trở nên hung hăng, hống hách. Nếu chú là người biết mình biết người thì chú đã không gây ảnh hưởng đến người khác và không phải hối hận suốt đời. Nhưng cũng nhờ bài học đắt giá đó, con người chú, suy nghĩ của chú đã thay đổi. Trước đây chú đã cho mình là tài giỏi, đứng đầu thiên hạ, lắm người nể nang nên đã chuốt lấy bài học đầu đời thật cay đắng.
Trong cuộc sống hàn ngày với họ nhà dế, Mèn luôn tự hào về thân hình khỏe, đẹp của mình, luôn ra oai, ra dáng. Tệ hại hơn nữa, chú ta lại gây sự với mấy chị Cào Cào, chọc ghẹo anh Gọng vó rồi trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái chết đáng thương của Dế Choắt. Các tính ngỗ ngược, tinh nghịch của Dế mèn đã làm cho cuộc sống của chú cũng phải buồn tẻ, đơn điệu, chú cũng phải ân hận cho hành động ngông cuồng của mình. Dế Choắt bẩm sinh yếu đuối, bệnh tật nên Dế Mèn đã coi thường. Mèn không giúp đỡ bạn lại có lúc chê bai: – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Mèn biết tổ ở của Dế Choắt nông cạn, không an toàn nhưng không ra tay giúp bạn. Mặc dù Dế Choắt nhờ cậy nhưng Dế Mèn không chút bận tâm. Mèn rủ Choắt trêu chọc chị Cốc, Choắt ngăn cản: Anh đừng trêu vào… Mèn lại quắc mắc: – Sợ gì! Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Vì chẳng sợ ai nên Mèn chui vào hang sâu của mình rồi trêu chọc chị Cốc. Dế Choắt ở gần đấy bị hiểu nhầm nên đã bị chị Cốc mổ cho một trận đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã thức tỉnh Mèn: – Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Đây là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn bởi tính kiêu ngạo nghịch ranh, thiếu suy nghĩ của mình
Những giọt nước mắt của Dế Choắt đã làm chú thức tỉnh lương tâm. Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.
Em tham khảo dàn ý này nhé:
*Nêu vấn đề
*Giải thích vấn đề
- Lời trăn trối của Dế Choắt khiến ta suy nghĩ đến một thói xấu của một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam đó là thói kiêu căng, tự mãn.
- Kiêu căng là tự cho mình hơn người và xem thường người khác một cách lộ liễu.
- Tự mãn là tự lấy làm thỏa mãn về những gì mình đạt được mà không cần cố gắng hơn nữa.
ð Kiêu căng, tự mãn là một thói xấu, cần phải sửa đổi.
*Bàn luận vấn đề:
- Tác hại của kiêu căng và tự mãn:
+ Làm cho con người ta tự ảo tưởng về bản thân mình, không biết mình là ai, vị trí của mình ở đâu, không cần cố gắng nữa.
+ Người có tính kiêu căng, tự mãn sẽ làm người khác xa lánh mình, bản thân bị cô lập.
+ Kiêu căng, tự mãn của mỗi người cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
- Nguyên nhân của sự kiêu căng, tự mãn:
+ Do quen nghe những lời xu nịnh, tâng bốc.
+ Do không chịu xem xét kĩ bản thân mình và những vấn đề xung quanh mình, luôn cho bản thân là người tài giỏi.
+ Do “ngủ quên trên chiến thắng”,…
- Biện pháp khắc phục:
+ Mỗi người cần phải giảm bớt “cái tôi” của cá nhân mình, cần biết lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn để biết cuộc đời này là vô cùng, vô tận.
+ Mỗi người cần đọc sách, tìm hiểu, mở mang kiến thức để thấy rằng những gì mình đã biết chỉ là điều vô cùng nhỏ bé trong cả đại dương bao la.
+ Cần rèn cho mình thói quen luôn suy nghĩ, luôn cân nhắc và xem xét về bản thân cũng như các nhân tố xung quanh mình để biết mình như thế nào.
*Liên hệ bản thân: Em có phải người kiêu căng, tự mãn.
Bằng một đoạn văn từ 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của nhân vật "tôi” qua đoạn văn: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm mả hiểu họ ....... ích kỷ che lấp mất”?
Giúp!
Những câu văn trên khiến người đọc phải suy nghĩ trằn trọc . "Cố tìm hiểu họ" là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. "Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,..." là cách đánh giá con người theo cách bề nổi bên ngoài, đánh giá một cách phiến diện. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất.
Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.
Em hiểu như thế nào về câu nói sau của Hồ Chí Minh?
Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Em tham khảo nhé !!
“có tài mà không có đức”: những người giỏi giang, thông minh, nhạy bén với cuộc sống nhưng lại không có phẩm chất, tâm hồn tốt đẹp.
“C ó đức mà không có tài”: những người có tâm hồn cao đẹp nhưng lại không tài giỏi, thông minh.
→ Nếu thiếu sót một trong hai yếu tố tài và đức sẽ làm cho cuộc sống của con người đi sai lệch, khó đạt được thành công. Câu nói mang ý nghĩa: những người vừa có tài, vừa có đức sẽ là phần cốt lõi giúp cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng và tốt đẹp hơn.