Giúp mik với từ câu 1 đến câu23.Tks
Giúp mik câu 2 với được không tks
giúp mik với từ câu a đến câu g ạ mik cảm ơn rất nhìu
Giúp mik từ câu 9 đến câu 13 với ạ
Mn kt câu trl giúp mik ah. Tks
giúp mik bài 2 với từ câu g đến câu l ạ
a. \(\sqrt{12^2}\)
= 12
b. \(\sqrt{\left(-7\right)^2}\)
= 7
c. \(\sqrt{\left(2-\sqrt{5}\right)^2}\)
= 2 - \(\sqrt{5}\)
ở đây không phân biệt giỏi hay dốt cả bn nha
g: Ta có: \(\sqrt{7+4\sqrt{3}}-\sqrt{7-4\sqrt{3}}\)
\(=2+\sqrt{3}+2-\sqrt{3}\)
=4
j: Ta có: \(\sqrt{4-2\sqrt{3}}+\sqrt{4+2\sqrt{3}}\)
\(=\sqrt{3}-1+\sqrt{3}+1\)
\(=2\sqrt{3}\)
giúp mik với mik đang cần gấp đó mn cảm ơn mn nhìu ạ=((
TỪ CÂU 1 ĐẾN 20 NHA Ạ CẢM ƠN NHÌU MIK ĐANG CẦN GẤP-((
1.A
2.A
3.B
4.C
5.B
6.C
7.A
8.A
9.B
10.A
11.B
12.A
13.C
14.B
15.B
16.A
17.A
18.A
19.A
20.C
Lm giúp mik với từ câu 20 đến 24 nhé !
20)
(2n+8)\(⋮\)(n+3)
2(n+4)\(⋮\)(n+3)
=>2\(⋮\)(n+3)
n+3\(\in\) Ư(2)={1;-1;2;-2}
n=-1;-2;-4;-5
tả 1 cơn mưa phùn vào mùa hè từ 5 đến 15 câu
giúp với mai mik nộp bài gòi
mùa hè phải mưa rào chứ bn
mùa xuân ms mưa phùn
Có những thứ dẫu vẫn biết chỉ là thoáng chốc, thoáng qua nhưng con người ta vẫn luôn muốn mong chờ, đón đợi. Nó khiến ta thấy thoải mái và thấy mình còn tồn tại. Có phải ý nghĩa của một cơn mưa rào vào mùa hè là như thế không nhỉ? Và phải chăng vì thế, tôi đặc biệt yêu thích những cơn mưa như thế!
Trời mùa hạ chói chang như một lò nung khổng lồ. Những người phải ra ngoài trời vào lúc này ai cũng trùm kín mít từ đầu tới chân, thật bức bối. Vạn vật đã không còn sức để kêu than giữa trưa nắng thế này. Chỉ chờ đợi một cái gì đó, một thứ gì có thể xoa dịu đi những điều này.
Đúng, cần như thế. Và đó chỉ có thể là những giọt nước, là những hạt mưa, là một cơn mưa… Ông mặt trời đang kiêu hãnh với ánh sáng chói chang bỗng bị những đám mây đen khổng lồ chiếm vị trí. Toàn bầu trời chỉ là một màu xám xịt, tối sầm lại chỉ sau một chốc. Rồi những cơn giông kéo đến, rất nhanh, thổi bay cái nóng và cái oi bức. Những luồng gió mát lạnh mang theo hơi thở, mùi của đất phả vào mặt những người đi đường. Vậy là mưa sắp đến rồi. Thật nhanh, những bà bán hàng dong trên đường nhanh chóng thu dọn hàng vào quán. Những chiếc xe phóng nhanh trên đường, còn những người đi đường thì đã tìm cho mình được những nơi trú tạm an toàn.
Rồi, hạt mưa đầu tiên rơi xuống. Hạt tiếp theo, từng hạt từng hạt thi nhau nhảy xuống, nhẹ tâng, tiếp đất như những đứa bé tinh nghịch đang chơi nhảy dù thật vui nhộn và đáng yêu quá. Những hạt mưa đầu tiên đáp xuống liền tan biến trong một tiếng ‘xèo” rất nhanh. Mặt đất ấy bấy lâu nay “đói khát”, cạn kiệt nuôi cây nay đã được thỏa mình trong niềm vui ngập tràn đón lấy sự sống, để cảm nhận từng bộ phận trong mình đang được hồi sinh một lần nữa. Không chỉ có đất đâu, những cành cây, lá cây không ngớt reo vui, hát ca trong gió, để những giọt mưa tinh nghịch hôn lên mình. Màu bạc của lá vì bụi giờ thay bằng màu xanh tươi trong nước. Vườn cây mang trong mình một diện mạo mới: tươi tắn và hồng hào. Ngay cả những chú gà, chú chó đang trú trong chuồng cũng kêu lên như đang reo vui. Hạt mưa đan xen, giăng mình thành một màn áo giáp bạc rất cứng rắn mà không ai dám băng mình đến để phá vây cả. Mưa cứ thế, ào ào ngoài trời, lách tách trên lá, lộp bộp trên mặt ao và ầm ầm trên mái phiên.
Lũ trẻ chúng tôi còn gì thích thú hơn khi thấy mưa nữa chứ! Tất nhiên không thể đứng yên nghe mưa đang vẫy gọi được. Những đứa sợ bị ba mẹ mắng, ngồi sát ra bậc thềm, lấy tay hứng nước mưa. Thỉnh thoảng chúng lại đưa nước vào miệng để nếm thử, xem vị nước mưa ra sao, có khác với nước thường không? Còn chúng tôi, muốn thử vị nước mưa thì cứ chạy ra thôi. Sân nhà rộng lớn, chỉ có lũ chúng tôi và mưa, chỉ có giọng chúng tôi kêu nhau và tiếng mưa. Chúng tôi té nước vào nhau, nhảy múa, và có khi chỉ đứng lặng trong mưa thôi, chẳng làm gì cả. Những người lớn đứng ở lán trú mưa, người thì la rầy, kêu vào. Có người lại chỉ đứng lặng yên đó nhìn, không nói gì cả. Họ đang nghĩ gì thế nhỉ? Thích thì mình cứ chơi thôi. Vì đâu có biết bao giờ có mưa nữa, biết có được chơi tiếp hay không?
Đúng vậy, những hạt mưa đến nhanh và đi không báo trước như cách chúng đến vậy. Như tuổi thơ của chúng tôi. Những tia nắng lại chói trang, ông mặt trời lại ưỡn mình ló sau màn mây. Cuộc sống lại tiếp diễn như nó vốn có. Chỉ có chúng tôi là cười khúc khích khi đứa nào cũng bị bố mẹ vừa lau người cho vừa rầy la, chỉ có chúng tôi mới biết những cơn mưa ấy đáng quý và như thế nào.
Những tia nắng yếu ới cuối cùng cũng biến mất sau những đám mây đen từ đâu kéo đến. Bầu trời và cả không gian chợt như dịu lại.Trời sắp mưa rồi!
Gió thổi mạnh, thốc đám bụi cuộn tròn bay lên cao, rồi lại tung chúng ra, rắc xuống mặt đất. Gió vỗ vào mặt, luồn vào tóc những người đi đường đang vội vã chạy mưa. Cây cối lao xao, xào xạc, những chiếc lá già úa không trụ được, rời cành rồi lượn bay theo gió.
Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh.
Cơn mưa rào đầu hè đến nhanh mà đi cũng nhanh làm sao! Cảm ơn cơn mưa đã tiếp thêm sức sống kỳ diệu cho muôn loài.
Câu 14:hãy tìm động từ có trong câu “Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần.”
Gấp nha!Tks du
Đông từ là từ " mang "mik ko bt còn thêm từ nào hay ko nên nếu thiếu thì bn thông cảm giúp mik nha cảm ơn !
GIÚP MIK CÂU 3 VS MIK ĐG CẦN GẤPPP Các bạn lưu ý làm đúng đề giúp mik nha (mik không cần những bài đã có trên Internet đâu nha!)
TKS
Tham khảo!
Tôi có đọc một bài thơ của nhà thơ Giang Nam, trong đó có đoạn tôi rất thích :
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ : “Ai bảo chăn trâu là khổ ! “ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao. Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc ! |
Đọc đoạn thơ tôi cảm nhận được tình yêu quê hương của Giang Nam và tôi đồng cảm về những kỉ niệm thời ấu thơ. Viết về tình yêu quê hương, mỗi người có một cách biểu hiện. Qua ngòi bút của Thạch Lam trong bài Một thứ quà của lúa non : Cốm và ngòi bút của Vũ Bằng trong bài Mùa xuân của tôi ta có thể nhận ra “… chỗ hay nhất của những áng văn xuôi ấy là tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương, đất nước”.
Trước hết, “tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương đất nước” được Thạch Lam gửi gắm trong những cảm giác nhẹ nhàng, những cảm nhận tinh tế, trân trọng về mùa cốm. Một thoáng đi qua đầm sen hay đồng lúa vàng, Thạch Lam đã nhớ đến cốm và cảm nhận bước chân mùa cốm đang trở về.
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.
Có ai miêu tả được hay và đúng về lúa nếp non được chọn để làm cốm như Thạch Lam không ?
“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.
Thạch Lam đã giới thiệu làng làm cốm nổi tiếng 36 phố phường qua “Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì”, và hình ảnh về làng cốm và thức quà ấy được xuất hiện bằng hình ảnh “cô hàng cốm xinh xinh… cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”.
Nhà văn – với lòng yêu đất Mẹ đằm thắm, đã khẳng định : “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”.
Thật đẹp làm sao, thức quà giản dị đã trở thành món nghi lễ quen thuộc trong đời sống người Việt, thể hiện một nét văn hoá đẹp khi “cốm để làm quà sêu tết”, “sự vương vít của tơ hồng”, “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”.
Nét văn hoá của dân tộc biểu hiện trong thức quà cốm còn được Thạch Lam miêu tả ở cách thưởng thức cốm :
“… ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Bởi vì không phải là “ăn cốm”, mà là “thưởng thức cốm”. Để khi ăn có thể cảm nhận “mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại,… cái chất ngọt của cốm, cái thanh đạm của loài thảo mộc…”. Và từ cảm nhận ấy, không thể quên được cái tình của lúa, của quê, của quê hương đất nước.
Khi gần quê hương, hạnh phúc là được thưởng thức sản vật quê hương để tình quê hương thêm mặn nồng. Nhưng đối với người con xa quê, được nhớ quê là một điều hạnh phúc. Ta hãy lắng nghe Vũ Bằng nhớ về mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội với tâm tình sâu nặng thiết tha khi ông hoạt động ở miền Nam, trong vòng kiểm soát của kẻ thù.
Đầu tiên, nhà văn nghĩ về tình yêu, nỗi nhớ tự nhiên, rất con người của mình vì “Ai bảo… bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con ; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Bằng một loạt so sánh như thế để khẳng định nỗi nhớ, niềm yêu rất người của mình ?
Chúng ta đọc văn của Vũ Bằng, ta cũng xúc động nao nao nhớ Hà Nội, như gặp một kỉ niệm nào trong bài viết của ông. Ôi cái “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu… tiếng trống chèo… câu hát huê tình của cô gái…” làm sao không rung động nỗi lòng.
Chân thật và thú vị biết bao cái nỗi nhớ kỉ niệm “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… thấy cái thú giang hổ… không cẩn uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống !”.
Mùa xuân làm cho con người trẻ ra, yêu đời, ham hoạt động, ham sống nhiều hơn, thấy yêu thương con người nhiều hơn.
Xúc động nhất là chi tiết về nỗi nhớ không khí gia đình vào những ngày Tết “Nhang trầm, đèn nến… bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm” ai không xúc cảm. Xa quê vào giờ này, ai chẳng khóc như con trẻ. Tình yêu quê hương là thế đấy.
Nhà văn còn rất sâu sắc khi nhắc đến cảm giác của những ngày sau Tết, cuối xuân, sắp chuyển sang mùa hè. Con ngươi Hà Nội thưởng thức “bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”, để mà nhớ quê hương da diết.
Dù xuân đã hết, người xa quê yêu cả những ngày thường nhật, giản dị, êm đềm của quê hương.
Cảm ơn hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Bằng. Chỉ bằng một thức quà quê bình dị, chỉ bằng những kỉ niệm chân thật, mộc mạc của một người con xa quê, các tác giả đã gửi gắm cả tấm tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta. Đọc hai văn bản trên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết.
Tôi có đọc một bài thơ của nhà thơ Giang Nam, trong đó có đoạn tôi rất thích :
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ : “Ai bảo chăn trâu là khổ ! “ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao. Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc ! |
Đọc đoạn thơ tôi cảm nhận được tình yêu quê hương của Giang Nam và tôi đồng cảm về những kỉ niệm thời ấu thơ. Viết về tình yêu quê hương, mỗi người có một cách biểu hiện. Qua ngòi bút của Thạch Lam trong bài Một thứ quà của lúa non : Cốm và ngòi bút của Vũ Bằng trong bài Mùa xuân của tôi ta có thể nhận ra “… chỗ hay nhất của những áng văn xuôi ấy là tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương, đất nước”.
Trước hết, “tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương đất nước” được Thạch Lam gửi gắm trong những cảm giác nhẹ nhàng, những cảm nhận tinh tế, trân trọng về mùa cốm. Một thoáng đi qua đầm sen hay đồng lúa vàng, Thạch Lam đã nhớ đến cốm và cảm nhận bước chân mùa cốm đang trở về.
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.
Có ai miêu tả được hay và đúng về lúa nếp non được chọn để làm cốm như Thạch Lam không ?
“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.
Thạch Lam đã giới thiệu làng làm cốm nổi tiếng 36 phố phường qua “Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì”, và hình ảnh về làng cốm và thức quà ấy được xuất hiện bằng hình ảnh “cô hàng cốm xinh xinh… cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”.
Nhà văn – với lòng yêu đất Mẹ đằm thắm, đã khẳng định : “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”.
Thật đẹp làm sao, thức quà giản dị đã trở thành món nghi lễ quen thuộc trong đời sống người Việt, thể hiện một nét văn hoá đẹp khi “cốm để làm quà sêu tết”, “sự vương vít của tơ hồng”, “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”.
Nét văn hoá của dân tộc biểu hiện trong thức quà cốm còn được Thạch Lam miêu tả ở cách thưởng thức cốm :
“… ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Bởi vì không phải là “ăn cốm”, mà là “thưởng thức cốm”. Để khi ăn có thể cảm nhận “mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại,… cái chất ngọt của cốm, cái thanh đạm của loài thảo mộc…”. Và từ cảm nhận ấy, không thể quên được cái tình của lúa, của quê, của quê hương đất nước.
Khi gần quê hương, hạnh phúc là được thưởng thức sản vật quê hương để tình quê hương thêm mặn nồng. Nhưng đối với người con xa quê, được nhớ quê là một điều hạnh phúc. Ta hãy lắng nghe Vũ Bằng nhớ về mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội với tâm tình sâu nặng thiết tha khi ông hoạt động ở miền Nam, trong vòng kiểm soát của kẻ thù.
Đầu tiên, nhà văn nghĩ về tình yêu, nỗi nhớ tự nhiên, rất con người của mình vì “Ai bảo… bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con ; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Bằng một loạt so sánh như thế để khẳng định nỗi nhớ, niềm yêu rất người của mình ?
Chúng ta đọc văn của Vũ Bằng, ta cũng xúc động nao nao nhớ Hà Nội, như gặp một kỉ niệm nào trong bài viết của ông. Ôi cái “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu… tiếng trống chèo… câu hát huê tình của cô gái…” làm sao không rung động nỗi lòng.
Chân thật và thú vị biết bao cái nỗi nhớ kỉ niệm “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… thấy cái thú giang hổ… không cẩn uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống !”.
Mùa xuân làm cho con người trẻ ra, yêu đời, ham hoạt động, ham sống nhiều hơn, thấy yêu thương con người nhiều hơn.
Xúc động nhất là chi tiết về nỗi nhớ không khí gia đình vào những ngày Tết “Nhang trầm, đèn nến… bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm” ai không xúc cảm. Xa quê vào giờ này, ai chẳng khóc như con trẻ. Tình yêu quê hương là thế đấy.
Nhà văn còn rất sâu sắc khi nhắc đến cảm giác của những ngày sau Tết, cuối xuân, sắp chuyển sang mùa hè. Con ngươi Hà Nội thưởng thức “bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”, để mà nhớ quê hương da diết.
Dù xuân đã hết, người xa quê yêu cả những ngày thường nhật, giản dị, êm đềm của quê hương.
Cảm ơn hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Bằng. Chỉ bằng một thức quà quê bình dị, chỉ bằng những kỉ niệm chân thật, mộc mạc của một người con xa quê, các tác giả đã gửi gắm cả tấm tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta. Đọc hai văn bản trên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết.
# Tham khảo