Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về quê hương của mình
Đề:
1/ Viết đoạn văn ngắn 10 -> 12 câu nêu cảm nghĩ của em về tình anh em trong gia đình
2/ Viết đoạn văn 8 -> 10 câu nêu suy nghĩ của em về việc học
3/ Viết đoạn văn 10 -> 15 dòng nêu cảm nghĩ về 1 bài ca dao chủ đề tình cảm gia đình mà em đã học
4/ Viết một đoạn văn 8 -> 10 câu nêu cảm nghĩ về một cảnh đẹp quê hương
P/s: Giúp mình vài ý thôi cũng được ạ
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Từ việc cảm nhận đoạn thơ trích trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về quê hương mình, trong đó có sử dụng ít nhất một câu cảm thán.
Các cao nhân giúp mình với ạ
camon nhìu ạ
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:
“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Những bài Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh tuyển chọn
Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:
Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:
Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:
Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:
Viết đoạn văn (9-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài "Quê hương" của Tế Hanh.
help
Viết đoạn văn ( khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một DLTC của quê hương đất nước
Em tham khảo:
Quê hương em có bãi biển Sầm Sơn vô cùng nổi tiếng. Khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây mới đẹp làm sao! Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Khi em đứng trước bờ biển lắng tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ cũng là một địa danh khá nổi tiếng ở đây ở quê em. Dãy núi đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả giống như một bức tranh được vẽ bởi họa sĩ tài ba vậy. Em cảm thấy vô cùng tự hào về những nét đẹp của quê hương mình
Tham khảo:
Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam là quê hương của em. Đó là một thành phố rất rộng lớn và sôi động. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn luôn tấp nập người mua bán. Ở Hà Nội có nhiều điểm tham quan rất nổi tiếng như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long… thu hút nhiều khách du lịch. Con người Hà Nội rất thanh lịch, hiếu khách. Mỗi mùa, Hà Nội lại mang một nét đẹp riêng. Hà Nội không chỉ hiện đại mà còn cổ kính. Mỗi nét đẹp đều khiến con người say mê. Em yêu tất cả mọi thứ thuộc về thành phố này.
Tham khảo:
Một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam đó chính là Hồ Hoàn Kiếm - cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn. Tất cả danh lam thắng cảnh này đều nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử và dấu vết thời gian, di tích Hồ Hoàn Kiếm vẫn còn vẹn nguyên những giá trị văn hóa, lịch sử thuở ban đầu của nó. Hồ Hoàn Kiếm cổ kính, ở giữa có Tháp Rùa là nơi còn lưu lại truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi. Cầu Thê Húc cong cong màu đỏ son là nơi ánh sáng bình minh mỗi ngày chiếu lên lấp lánh, bắc ngang qua mặt hồ xanh xanh. Đền Ngọc Sơn nép mình trong tán cây cổ thụ linh thiêng. Đây là nơi rất đông người dân đến thắp hương cầu sức khỏe, cầu bình an. Danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm - cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
từ nội dung văn bản quê hương của tế hanh em hãy viết đoạn văn 10-12 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương trong đó có sử dụng câu cảm thán
viết đoạn văn nêu cảm nghĩ củ em về 1 danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
Tham khảo:
Thành phố Quảng Ninh là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi đây đã được thiên nhiên ban tặng cho những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một trong số đó là Vịnh Hạ Long. Để di chuyển ra vịnh, chúng ta cần phải đi thuyền - đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị. Càng đi vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Mỗi hòn đảo mang một hình dáng kì lạ. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ… Thật thú vị biết bao! Hiện nay, Vịnh Hạ Long chính là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của cả nước. Em cảm thấy rất yêu mến và tự hào về quê hương của mình.
Tham khảo:
Quê hương em có bãi biển Sầm Sơn vô cùng nổi tiếng. Khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây mới đẹp làm sao! Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Khi em đứng trước bờ biển lắng tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ cũng là một địa danh khá nổi tiếng ở đây ở quê em. Dãy núi đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả giống như một bức tranh được vẽ bởi họa sĩ tài ba vậy. Em cảm thấy vô cùng tự hào về những nét đẹp của quê hương mình.
từ văn bản quê hương của tác giả tế hanh em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nghĩ của em về lòng yêu quê hương đất nước của tác giả giúp tớ với các cou iu
Em tham khảo nhé !
Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. Thật vậy, đầu tiên, nhà thơ của quê hương đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài. Tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động và con thuyền hăng hái ra khơi đã chở theo biết bao ước mơ của người dân làng chài. Nhà thơ luôn canh cánh những tình yêu quê hương đó qua những thứ thuộc về quê hương. Cánh buồm giương to được tác giả so sánh với mảnh hồn làng chứa đựng tất cả những gì thiêng liêng nhất của quê hương nhà thơ. Dù không bộc lộ tình yêu trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Những câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Khung cảnh bình dị, no ấm của người dân được tác giả miêu tả hiện lên. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Chao ôi, tác giả là người yêu quê hương tha thiết nên luôn cảm nhận được những sự vất vả của người dân làng chài sau mỗi buổi đánh cá về! Và những câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một thứ tình cảm luôn thường trực của người con xa quê luôn khắc ghi và nhớ về tất cả những thứ bình dị thân thương thuộc về quê hương của mình.
TK#
Tế Hanh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam với những vẫn thơ giàu hình ảnh, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị và luôn chất chứa tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939 khi nhà thơ còn đang học ở Huế là một sáng tác tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được một cách rõ nét tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.
Trước hết, tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong hai câu thơ mở đầu bài thơ.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Với hai câu thơ tám chữ ngắn gọn nhưng có thể thấy tác giả đã giới thiệu một cách toàn diện, khái quát và đầy đủ về quê hương của chính mình. "Làng tôi" là cách gọi đầy thiết tha, trìu mến, chan chứa bao tình cảm của nhà thơ với quê hương của mình. Để rồi, từ đó, nhà thơ vẽ ra những đặc điểm, vị trí của quê hương mình. Cụm từ "vốn làm nghề chài lưới" đã cho thấy quê hương của nhà thơ là một làng nghề đánh cá truyền thống từ lâu đời. Cùng với đó, vị trí của làng chính là ở gần biển, chỉ "cách biển nửa ngày sông", có thể dễ dàng nhận thấy đây chính là cách tính không gian quen thuộc của người dân miền biển - lấy thời gian để đo không gian. Như vậy có thể thấy nhà thơ đã giới thiệu một cách ngắn gọn, tự nhiên, giản dị về quê hương của mình. Ẩn sau lời giới thiệu ấy chính là tình cảm thiết tha, đằm thắm và nỗi niềm yêu thương, tự hào về quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.
Không dừng lại ở đó, tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ còn được thể hiện qua nỗi nhớ, cách miêu tả của tác giả về khung cảnh sinh hoạt, lao động của những người dân làng chài nơi mảnh đất quê hương. Khung cảnh đầu tiên hiện lên trong nỗi niềm của tác giả đó chính là khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào mỗi buổi sáng.
Khi trời xanh, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Hai câu thơ đã mở ra khoảng không gian và thời gian để những chiếc thuyền của người dân làng chài ra khơi đánh cá. Đó là một buổi sớm mai với ánh mặt trời ấm áp cùng những ánh nắng hồng tỏa sáng muôn nơi, khoảng thời gian ấy đã gợi ra biết bao niềm tin, hi vọng cho người dân nơi đây. Và trong khoảng thời gian ấy, trong không gian của "trời xanh', của "gió nhẹ" những người dân nơi đây đã giong buồm ra khơi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau ra khơi được tác giả khắc họa thật đẹp, thật dũng mãnh, khỏe khoắn và tràn đầy tự tin qua hình ảnh so sánh độc đáo "hăng như con tuấn mã" cùng việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh như "phăng", "vượt". Và không chỉ dừng lại ở đó, khung cảnh ra khơi của những người dân làng chài còn được thể hiện ở hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ tiếp theo.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Hình ảnh so sánh độc đáo cùng phép tu từ ẩn dụ làm hiện lên hình ảnh của cánh buồm trắng, mang linh hồn, sự sống, sức mạnh của cả xóm làng. Có thể thấy đây là một hình ảnh thơ lãng mạn, qua đó thể hiện sự tự hào, niềm tin và tình yêu quê hương của tác giả.
Trong nỗi nhớ, tình yêu quê hương, nhà thơ Tế Hanh còn khéo léo miêu tả lại khung cảnh những đoàn thuyền đánh cá trở về sau ngày dài vượt khơi xa.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Dưới ngòi bút của Tế Hanh, khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trên bến quê thật ồn ào, tấp nập, tràn đầy tiếng cười nói vui vẻ sau một chuyến ra khơi bội thu với những chiếc ghe đầy cá, với những con cá tươi ngon. Để rồi, những người dân chài lưới nơi đây lên tiếng thầm cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn người mẹ biển cả đã dịu hiền, chở che, bảo vệ những đứa con để họ có thể trở về với "cá đầy ghe". Đồng thời, trong niềm vui ấy, tác giả đã khắc họa hình ảnh những người dân làng chài với vẻ đẹp thật khỏe khoắn.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Hình ảnh những người dân làng chài hiện lên với làn da đen bởi rám nắng cùng thân hình với những bắp thịt cuồn cuộn đã tạo nên phong thái khỏe khoắn, mạnh mẽ của họ. Thêm vào đó, cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên vị mặn của biển cả, của đại dương bao la, mênh mông, dường như, tất cả chúng đã thấm sâu vào thân hình của những con người nơi đây. Cùng với hình ảnh những người dân làng chài, bằng ngòi bút tài hoa tinh tế và tình yêu của mình, nhà thơ còn khắc họa hình ảnh con thuyền nghỉ ngơi sau ngày làm việc mệt nhọc.
Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Với nghệ thuật nhân hóa độc đáo cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác dường như đã làm hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh con thuyền như một sinh thể có tâm hồn, như một sự sống lao động của những con người nơi đây, nó cũng có những cảm nhận của riêng mình sau mỗi hành trình ra khơi. Và để rồi, qua đó giúp chúng ta cảm nhận thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. Có lẽ phải thật sự giàu lòng yêu quê hương, luôn nhớ tới quê hương thì nhà thơ mới có những cảm nhận sâu sắc và độc đáo đến như vậy.
Thêm vào đó, tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh còn được bộc lộ trực tiếp qua nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Những ngày tháng rời xa quê hương, trong nỗi lòng của Tế Hanh luôn hiện hữu nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng. Nhớ về quê hương, nhà thơ nhớ những nét bình dị, thân thuộc nhất của nơi đây, đó là màu nước xanh của biển cả, là cá bạc, là thuyền vôi và đặc biệt là nhớ "cái mùi nồng mặn" - cái vị mặn mòi của biển cả đã thấm sâu vào trong mỗi người con làng chài. Đặc biệt, điệp từ "nhớ" được lặp lại trong đoạn thơ đã nhấn mạnh rõ nét nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. Chắc hẳn, nhà thơ phải yêu quê hương thật nhiều thì mới có một nỗi nhớ quê da diết, cháy bỏng đến vậy.
Với những hình ảnh thơ độc đáo, lãng mạn cùng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, bài thơ "Quê hương" đã giúp người đọc cảm nhận một cách chân thực và rõ nét tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của nhà thơ Tế Hanh. Tình yêu ấy được thể hiện rõ nét trong những tháng ngày nhà thơ phải sống xa quê hương của mình.
Tác giả Tế Hanh phải là người yêu quê hương của mình, ông phải là người từng gắn bó với sông nước, người đã gắn bó với nghề chài lưới mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ sắc màu và hương vị của quê hương thân yêu :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Công việc của người làm nghề chài lưới luôn phải dãi dầm sương gió ở nơi bến sông. Chất muối mặn nồng ngấm vào hình ảnh người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào tâm trí của họ. Nhớ con sông quê hương và nhớ những người dân chài, nhà thơ Tế Hanh lại nghẹn ngào xúc động khi nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu thật đẹp đẽ của mình.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Bài thơ đã làm nên một vẻ đẹp đặc sắc của quê hương vùng biển làng chài, làm nên tấm lòng yêu quê hương đất nước của tác giả nói riêng và mọi người nói chung. Vì vậy chúng ta cần có một tấm lòng yêu quê hương đất nước sẵn có để mai sau nên người.
viết đoạn văn ( khoảng 5 - 7 câu ) nêu cảm nghĩ của em về danh lam thám cảnh của quê hương đất nước
Em cảm rất tự hào về danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. Mỗi thắng cảnh lại gắn với một nét đặc trưng riêng của từng vùng miền. Không chỉ vậy, mỗi câu chuyện đằng sau đều có sự lôi cuốn tạo hứng thú cho du khách muôn phương. Qua đó chúng ta biết về một phần lịch sử của đất nước và con người tại vùng đất ấy. Nhờ vậy mà trong mỗi chúng ta dần được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam. Vì vậy, mong rằng chúng ta sẽ có nhiều cơ hội ghé thăm nhiều những danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Tham khảo:
Quê hương em có bãi biển Sầm Sơn vô cùng nổi tiếng. Khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây mới đẹp làm sao! Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Khi em đứng trước bờ biển lắng tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ cũng là một địa danh khá nổi tiếng ở đây ở quê em. Dãy núi đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả giống như một bức tranh được vẽ bởi họa sĩ tài ba vậy. Em cảm thấy vô cùng tự hào về những nét đẹp của quê hương mình.
mọi người viết về Nha Trang cho mình với mình chỉ tham khảo thôi
Tham khảo:
Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam là quê hương của em. Đó là một thành phố rất rộng lớn và sôi động. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn luôn tấp nập người mua bán. Ở Hà Nội có nhiều điểm tham quan rất nổi tiếng như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long… thu hút nhiều khách du lịch. Con người Hà Nội rất thanh lịch, hiếu khách. Mỗi mùa, Hà Nội lại mang một nét đẹp riêng. Hà Nội không chỉ hiện đại mà còn cổ kính. Mỗi nét đẹp đều khiến con người say mê. Em yêu tất cả mọi thứ thuộc về thành phố này.