Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thuỳ
Xem chi tiết
minh nguyet
31 tháng 5 2021 lúc 20:42

Tham khảo nha em:

Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp

Bình luận (0)
Trúc Giang
31 tháng 5 2021 lúc 20:45

Tham khảo: Nghị luận về gian lận trong thi cử (7 mẫu) - Văn mẫu lớp 9

Bình luận (0)
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Đạt
24 tháng 10 2021 lúc 7:54
 

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Bình luận (1)
Huỳnh Phương Linh
Xem chi tiết
Phương Trâm
3 tháng 4 2017 lúc 10:10

Tham khảo nha

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là GIAN LÂN TRONG THI CỬ. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu "gian lận trong thi cử là gì"? Gian lận trong thi cử là hành vi của thí sinh quay cóp tài liệu, trao đổi bài trong phòng thi. Có đôi khi việc gian lận đó là do giáo viên tạo điều kiện để gian lận. Biểu hiện đó là vụ học sinh Đồi Ngô (Bắc Giang) trong kỳ thi Tốt nghiệp 2012 gây xôn xao dư luận.

Từ cách giải thích ở trên ta thấy "Gian lận trong thi cử" là hiện tượng xấu có nhiều tác hại.
Thứ nhất, tạo ra kết quả ảo, thành tích ảo, chất lượng giáo dục đi xuống. Người học không có kiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.
Thứ hai, gian lận trong thi cử sẽ làm cho người học không có chí tiến thủ trong học tập, càng sinh ra sự lười biếng, ỉ lại. Chắc chắn họ sẽ đánh mất đi tương lai của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
Thứ ba, gian lận trong thi cử tạo nên thói quen dựa dẫm, là biểu hiện của những con người thiếu lòng tự trọng, thiếu tự tin, đánh mất đi nhân cách phẩm giá của mình.

Nguyên nhân dẫn đến nạn gian lận trong thi cử có thể kể đến là: do sự lười biếng của học sinh; do mất kiến thức cơ bản; do học tập trong ngôi trường thiếu tính kỷ luật. Nữa là do thi cử không nghiêm túc, giám thị coi thi thiếu tính nghiêm minh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh quay cóp.

Từ những nguyên nhân đã nêu ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: cần chấn chỉnh lại các kỳ thi, nhất là kỳ thi TN và ĐH. Kỷ luật những giám thi coi thi không nghiêm túc và hủy kết quả bài thi nếu học sinh gian lận trong thi cử. Sự nghiêm minh này là để răn đe một cách có hiệu quả vấn nạn này. Nữa là về phía người học sinh, cần học tập nghiêm túc để khắc phục bệnh lười biếng và gian lận thi cử.
Bên cạnh những học sinh gian lận trong thi cử, chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương tự học mà thành tài. Họ là những con người có ý chí, nghị lực và lòng tự trong cao độ. Phải chăng đó là những tấm gương sáng như thầy Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai Nguyễn Hữu Ân, chàng trai khuyết tật Nguyễn Sơn Lâm.

Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra bài học nhận thức và hành động: về nhận thức ta thấy gian lận trong thi cử là một thói xấu cần lên án vì nó ảnh hưởng tới cả một thế hệ tương lai đất nước. Về hành động ta cần: lên án, tố cáo những hành vi gian lận trong thi cử. Rèn luyện đức tính siêng năng cần cù, ý chí nghị lực sống để học tập nghiêm túc, có kiến thức phục vụ xã hội.

Tóm lại, gian lận trong thi cử là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường giáo dục. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường học đường. Vì một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tất cả hãy nói KHÔNG với gian lận trong thi cử

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2017 lúc 20:10

A.MB
Không một đất nước nào phát triển giàu mạnh mà không có nhân tài.Không một sản phẩm uy tín chất lượng nào hàm chứa điều giả dối.Không một sự dối trá nào không có tác hại.Chính vì thế người ta luôn tôn trọng thực chất. Trung thực là một đức tinh đẹp cần phát huy thế nhưng hiện trạng đáng buồn ngày nay :học sinh thường gian lận trong thi cử. Nó đang trở thành một vấn nạn trong môi trường học dường
B.TB
1.Giải thích gian lận là gì:là giả dối,gian trá,không làm đúng với khả năng vốn có của mình,làm sai lệch sự thật.
2.Thực trạng của việc thi cử
-thựch trạng gian lận trong thi cử không phải vài thập kỉ nay mới có,mà là căn bệnh thâm căn cố đé đã có lúc trỏ nên trầm trọng ,khiến xã hội bức xúc,bất bình.
-hình thức gian lận diễn ra đa phương cách :quay cóp của nhau,dùng "phao",qua phương tiện nghe nhìn,thi hộ ,thầy làm trò chép.......
-có những người trong ngành không thể chấp nhận sự giả dối ấy đã dũng cảm phơi bày thực trạng đó ra ánh sáng như thầy Đỗ Việt khoa và một số thầy cô giáo khác ,đươc xã hội rất quan tâm và ủng hộ.
-mấy năm gần đây đã có sự chấn chỉnh song vẫn không triệt để và hình thức ngày càng tinh vi hơn.
3.Nguyên nhân
-học sinh lười học,học ***,ỷ lại...
-cha mẹ háo danh
nhà trường vì bệnh thành tích ,vì khoán chỉ tiêu
-chưa có sự nghiêm minh từ các cấp lãnh đạo
4.Hậu quả
-chất lượng "ra lò" của những đứa học sinh bất tài,trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi
-gây rối loạn ,làm đổ vỡ niềm tin của con người vào nhưng giá trị tót đẹp trong cuộc sống,làm cản trở sự phát triển bền vững của đất nước
-từ sự thiếu trung thực trong thi cử sẽ dẫn đến sự thiếu trung thực trong cuộc sống
5.Biện pháp khắc phục
-mỗi học sinh,mỗi gia đình và nhà trường đều phải ý thức được tác hại của việc thi cử gian dối
-cần xử lí nghiêm minh trường hợp học sinh gian lận trong thi cử
-trân trọng, khuyến khích thực tài và nghiêm khắc với những kẻ gian dối,háo danh,bất tài
C.KB
-Gian lận trong thi cử là một trong những vấn nạn cần đươc loại bỏ trong nhà trương hiện nay. Đó đâu phải là hành đọng của thanh niên trong thời đại mới?Vì thế mỗi thanh niên học sinh phải rèn luyện cho bản thân mình tính trung thục trong học tập và rèn luyện dể trở thành người học sinh theo đúng nghĩa của nó.

Bình luận (0)
Nguyễn Đông Hưng
Xem chi tiết
Lê Dung
3 tháng 5 2019 lúc 20:13

Suy nghĩ của em về gian lận trong thi cử - Văn mẫu lớp 9 - Thế giới văn mẫu

cậu tham khảo ở đây nhé!

Bình luận (0)
hà huy
Xem chi tiết
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 20:30

Tham khảo:

Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

Bình luận (1)
Huy Phạm
6 tháng 10 2021 lúc 20:30

dài lắm đx vt văn lại còn dàn ý xong lại bàn luận

 

Bình luận (1)
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 20:35

Tham khảo:

Mặt hại (quay cóp thì làm sao mà có mặt lợi được):

Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em.

Các em không nắm vững kiến thức bài học.

Bình luận (2)
Nguyễn Vân
Xem chi tiết
ˇAиgelˇ
24 tháng 6 2023 lúc 19:45

Hiện nay, trong trường học đã và đang xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực đáng báo động về việc suy thoái đạo đức của các em học sinh. Một trong những hiện tượng tiêu cực đó mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là hành vi gian lận trong thi cử. Hiện tượng gian lận trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán. Nếu kiểm tra một cách kĩ càng thì trong bất cứ kì thi nào cũng sẽ bắt gặp các bạn học sinh có hiện tượng gian lận dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu giám thị coi thi không nghiêm thì sẽ mở tài liệu ra chép bài, nếu giám thị có việc đi ra ngoài thì trao đổi bài,... không còn là điều khó thấy ở trường học. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến ý thức chủ quan của các em học sinh, các em còn ham chơi, lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Nguyên nhân khác phải kể đến là nhiều đề thi dài và khó ngoài tầm hiểu biết nên dẫn đến tình trạng trao đổi. Bên cạnh đó là việc thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,… khiến các em bằng mọi cách phải được điểm cao nên dẫn đến gian lận trong thi cử. Việc gian lận trong thi cử sẽ tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Ngoài ra, nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số không đánh giá được đúng năng lực của học sinh. Để đánh giá đúng năng lực, trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Khi cả xã hội cùng chung tay để tẩy chay hành vi gian lận trong thi cử cũng như tiến đến xây dựng một môi trường học đường vững mạnh thì không chỉ bản thân các em học sinh tốt lên mà cả xã hội cũng sẽ tốt lên từng ngày.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
Xem chi tiết
Melkior
5 tháng 8 2018 lúc 14:48

Đề hay lắm

Bình luận (0)
Dương Nhật Thanh
5 tháng 8 2018 lúc 14:49

chúng ta nên xét tuyển chứ không thi nữa

Bình luận (0)
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết

đề 1: bạn tham khảo ở đây nhé

Nghị luận xã hội : suy nghĩ về bạo lực học đường hiện nay – Văn hay

đề 2: bạn tham khảo tại đây

trình bày suy nghĩ của em về việc gian lận trong thi cử hiện nay.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 21:21

đề 1

I.Mở bài:

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

II.Thân bài:

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

III. Kết bài:

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 21:25

2

Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :"Ngồi nhầm lớp ","bằng cấp giả",...

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài -->mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,...cũng có thể do áp lực nào khác...
Tình trạng học sinh giỏi "ảo " có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:"bệnh thành tích".
"Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục - đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. "

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.
Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến "gian lận" trong thi cử và nhiều khi là "nới tay" bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
"Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!

Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!"

_>Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn hàng năm mà không có lối thoát.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
5 tháng 8 2018 lúc 14:59

Khi quy trình chặt nhưng có những kẻ thực thi tồi

Công bằng mà nói, Bộ GD&ĐT trong những năm qua đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải cách công tác thi cử, từ cách thức tổ chức thi đến phương thức đánh giá năng lực người học. Một số hiệu quả từ nỗ lực này đã được chứng minh trên thực tế, nhưng dường như vẫn thiếu tính toàn diện và chưa thực sự đi vào cốt lõi.

Khi đọc các quy định về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy việc tổ chức một kỳ thi sẽ bao gồm nhiều công đoạn, từ ra đề thi, vận chuyển đề thi, coi thi, chấm thi, xử lý và công bố kết quả. Ở mỗi giai đoạn đều có một quy trình đi kèm với sự tham gia của nhiều bên. Điểm chung là luôn tồn tại một lực lượng thực hiện vai trò giám sát, thanh tra cũng như sự tham gia của lực lượng công an nhằm tạo ra những cơ chế kiểm tra chéo, đối trọng lẫn nhau phòng chống sự lạm dụng dẫn đến can thiệp vào kết quả thi cử.

Song, thực tế đã chứng minh, quy định, quy trình có tốt và chặt chẽ đến mức nào cũng sẽ bị vô hiệu hóa nếu được thực thi bởi những kẻ kém tử tế, không trung thực và cố ý vi phạm. Đồng thời, một cá nhân khó lòng có thể dùng "vải thưa che mắt thánh" với cơ chế giám sát, thanh tra hiện hành. Như vậy, ngoài một đối tượng đã được công khai danh tính, còn những ai tham gia thực hiện hoặc liên quan đến sai phạm hay không? Bộ GD&ĐT và cơ quan điều tra cần phải có câu trả lời thích đáng cho người dân cả nước.

Tất cả những người có trách nhiệm liên quan phải bị lôi ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh, chứ không thể "đóng cửa bảo nhau". Vấn đề của tiêu cực nằm ở yếu tố con người. Đâu chỉ ở công tác khảo thí, còn trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Hiện tượng chạy trường, chạy điểm, chạy bằng cấp, đạo văn vẫn không ngừng được thông tin trên truyền thông.

Cần lắm một sự thanh lọc mạnh mẽ, dứt khoát và toàn diện từ nội bộ những người gắn với sự nghiệp trồng người. Nền giáo dục nước nhà không thể tiếp tục dung dưỡng những con người gian dối, xem thường đạo đức và luật pháp. Đây là những chất độc hại có thể phá vỡ toàn bộ sự nghiệp trồng người và gây hậu quả khôn lường, bởi giáo dục là cái gốc của một xã hội văn minh. Hậu quả sẽ kéo dài hàng thế hệ chứ không phải trong một hai kỳ thi.

Sự nghiệp giáo dục không thể chỉ xoay quanh những kỳ thi

Với truyền thống khoa bảng bao thế kỷ, tâm lý người Việt nói chung rất coi trọng việc thi cử. Nhìn lại một chút nền giáo dục Việt Nam của thập niên qua cũng dễ nhận thấy công tác thi cử là khía cạnh được thay đổi nhiều nhất, thậm chí qua từng năm. Và cũng chính bởi cách thức quản lý cũng như vận hành nền giáo dục như hiện nay diễn ra trong thời gian quá dài khiến cho kết quả của kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh đại học trở thành một đại lượng quyết định tương lai của một con người.

Thực tế đã chứng minh, xã hội hiện nay vẫn dung dưỡng cho những người không có năng lực thực chất nhưng đầy đủ bằng cấp. Một bộ phận không nhỏ những người chỉ cần có thể bước vào được trường đại học, qua 4 năm sẽ có được tấm bằng cử nhân, bằng cách này hay cách khác, rồi sau đó, suôn sẻ kiếm được công việc, chỗ đứng trong xã hội. Đây cũng là một động lực, nguyên nhân sâu xa cho những gian dối, sai phạm. Và tiêu cực đâu chỉ dừng lại ở công tác thi tuyển đại học, nó còn gắn liền với quãng đường hậu tuyển sinh cho đến khi có được tấm bằng.

Hoạt động cốt lõi của giáo dục là dạy và học, thi cử vốn là hoạt động phái sinh để đánh giá hiệu quả của quá trình đó. Công tác khảo thí tốt sẽ giúp cho việc dạy và học trở nên thực chất hơn, chứ không thể quyết định chất lượng giáo dục.

Bởi theo lẽ thường, trong một nền giáo dục và một xã hội coi trọng những giá trị thực, thì dù anh có điểm thi tuyển sinh đại học cao đến cỡ nào, nếu không có năng lực cũng khó lòng đáp ứng những chuẩn đầu ra của trường đại học để có tấm bằng cử nhân. Hoặc nếu bằng cách nào đó, anh có được tấm bằng cử nhân, dù là loại ưu, nhưng không đi kèm theo đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ tương xứng, anh sẽ không được trọng dụng tại bất kỳ đơn vị tuyển dụng nào. Khi đó, người sở hữu tấm bằng cũng như ngôi trường cấp bằng cho anh ta sẽ bị đánh giá, sẽ dần bị đào thải nếu không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Người ta sẽ giảm chạy điểm, chạy trường nếu như sau cánh cửa trường đại học là cả một quá trình đào tạo và cả đào thải nghiêm túc, một cuộc “chạy đua” học tập, nghiên cứu, thực hành, chứ không phải “vào được ắt ra được”. Người ta sẽ thôi bất chấp thủ đoạn can thiệp kết quả thi cử nếu như đó chỉ là những con số chuyển tiếp sự nghiệp học hành của một con người, chứ không phải là yếu tố trọng yếu quyết định tương lai.

Nhu cầu và cách vận hành của xã hội sẽ định hướng tính chất của nền giáo dục, và ngược lại giáo dục sẽ là yếu tố tác động sự thay đổi của xã hội. Muốn giáo dục đi đúng hướng thì phải triệt tiêu những nhu cầu xã hội giả tạo và hình thức. Muốn xã hội văn minh thì phải bắt nguồn từ một nền giáo dục công bằng, minh bạch và tử tế.

Bình luận (0)
Trần Quang Hoàn
5 tháng 8 2018 lúc 15:01

theo tui nghĩ thì đã có dấu hiệu của sự đút lót ở đây, HS trong giờ thi đi ngủ mà điểm cao thì THẬT KO THỂ TIN ĐƯỢC. Chắc phải có " BỐ EM LÀM TO"  nên mới có sự việc trên

tất cả nhằm muck đích gây cười, ko hề có sự phê phán hay gì hết...

Bình luận (0)