Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:
- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
- Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.
- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.
1. Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:
– Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
– Ngoài tài năng thiên bẩm , không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.
– Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
– Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.
Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:
- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
- Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.
- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em làm thế nào để việc học thầy học bạn được hiệu quả, chỉ rõ những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
Chia sẻ hiểu biết của bản thân về tham vấn chọn nghề và định hướng học tập.
- Mục đích, ý nghĩa của việc tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về chọn nghề và định hướng học tập.
- Kể lại một số việc em và người tham vấn cho em đã thực hiện trong quá trình tham vấn.
- Việc tham vấn chọn nghề và định hướng học tập đã giúp ích gì cho em.
- Cảm nhận của em sau khi được tham vấn.
Phương pháp giải:
Em chia sẻ hiểu biết của bản thân về tham vấn chọn nghề và định hướng học tập theo gợi ý
Gợi ý:
- Mục đích, ý nghĩa của việc tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về chọn nghề và định hướng học tập: giải đáp những thắc mắc, những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình định hướng và lựa chọn nghề.
- Một số việc em và người tham vấn cho em đã thực hiện trong quá trình tham vấn: hỏi và chia sẻ về sở thích, hoàn cảnh và định hướng gia đình, ngành nghề yêu thích và muốn làm trong tương lai,...
- Việc tham vấn chọn nghề và định hướng học tập đã giúp em cảm thấy tự tin hơn với năng lực của bản thân, có được những định hướng rõ ràng cho việc lựa chọn trường học và nghề nghiệp trong tương lai.
- Cảm nhận sau buổi tham vấn: Tinh thần thoải mái, phấn chấn và vui vẻ hơn.
Viết 1 đoạn văn 6-8 câu trong đó có câu phủ định gạch chân câu phủ định trình bày ý nghĩa của em về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu học tập đối với học sinh
Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó” (W. M.Stone)
Mỗi một con người là một người nghệ sĩ, một người nghệ sĩ tài ba đang ẩn chứa những tiềm năng chỉ đợi đến lúc chúng ta trưởng thành để khai thác tìm hiểu. Sự khám phá ra tài năng đó luôn là một sự khó khăn với rất nhiều người bởi họ luôn từ bỏ từ lần đầu tiên khi mặc định rằng bản thân mình không làm được khi vấp ngã bước đi đầu tiên. Lúc họ quyết định từ bỏ cũng là lúc họ đánh rơi mất một lần trưởng thành với thành công của mình đang rộng mở trong tương lai. Điều đó làm ta liên tưởng đến ý kiến W. M. Stone " Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó". Theo bạn, " Nghệ thuật sống" là gì? Đó là cách bạn sống với ước mơ danh vọng của bản thân với tất cả những niềm tin khát vọng biết cách cho đi đúng lúc, biết nhìn người đúng thời điểm, biết đứng dậy sau khi vấp ngã , trưởng thành mỗi khi thất bại để tìm ra hạnh phúc cho về sau. Có thể nói đây là một lời khuyên rất đúng đắn thể hiện tầm nhìn sâu rộng của một con người từng trải đưa ra lời khuyên cho đời sau. Bạn đã từng thất bạn rồi đúng không? Bạn cũng đã từng khóc vì bạn thân mình thất bất lực phải không? Đừng vội nản chí, hãy mua cho mình một con lật đật để trên bàn học mỗi lúc bạn thấy tuyệt vọng nhất và đẩy nhẹ nó mỗi khi buồn bực. Bạn thấy không dù bạn có đẩy nó đi hướng nào nó cũng biết cách đứng dậy không hề gục ngã bởi nó biết khi mình gục gã tuyệt vọng thì sẽ bị bạn vứt đi vào một góc nào đó không biết. Nếu không tin bạn hãy thử trồng một cây xương rồng ở một chỗ đầy cát sỏi không tưới nhiều nước. Bạn nhìn thấy không? Nó vẫn mọc lên sức sống của nó mãnh liệt hơn cả niềm tin của bạn mà bạn vẫn đang tôn thờ bởi nó biết rằng sẽ chẳng dựa được vào ai ngoài bản thân. Hãy học tập bà Arianna Huffington, bà đã nếm trải rất nhiều mùi vị cay đắng, khó khăn, bị từ chối xuất bản sách 36 lần nhưng bà vẫn thành công, có nghị lực phi thường, trưởng thành từ những thất bại bà trở thành Chủ tịch đồng kiên trưởng ban biên tập của Thu Huffington Post. Vậy nên bạn ơi, đừng sợ hãi nữa, có rất nhiều người đã trưởng thành, thành công sau những khó khăn đó thôi. Hãy cho chúng tôi thấy được sức mạnh của nghệ thuật sống trong con người của bạn bởi trong tương lai lúc bạn trưởng thành tạo lập được thành công, sẽ luôn có nhiều người ví bạn là niềm tự hào cho những thế hệ mai sau.
Đời người như một chuyến tàu một chiều vậy,chỉ có thể tiếp bước về phía trước,không thể lùi lại quá khứ mà cũng không thể tua nhanh đến đích được,chuyến đi có đôi lúc gập gềnh,nhiều chông gai nếu không đủ bản lĩnh giữ vững tay lái thì tàu sẽ trượt khỏi đường ray chìm sâu vào trong tuyệt vọng. Trong cuộc sống ,ai mà chẳng từng phải trải qua khó khăn thế nhưng cái cốt yếu không phải là cái khó khăn đó nó to lớn đến như thế nào mà là bạn trưởng thành như thế nào qua những khó khăn ấy. Gioongs như (W.M.Stone) từng viết :"Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn mà ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó".Trước tiên,chúng ta cùng tìm hiểu "Nghệ thuật sống " là gì? Hiểu theo cách đơn giản,nghệ thuật sống chính là cách sống của mỗi người,miễn sao có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn ,luôn vui vẻ và có ý nghĩa thì đã là sống có nghệ thuật rồi.Nhưng đã gọi là "nghệ thuật " thì tất nhiên nghệ thuật sống không hề đơn giản vì nó không phải làm một lần là được mà nó cần sự tích lũy,rèn dũa một cách đều đặn từ ngày qua ngày,tháng qua tháng,năm qua năm.Câu nói của W.M.Stone nhằm nhắc nhở mỗi người trong chúng ta rằng nghệ thuật sống hoàn toàn không phải là thứ gì cao siêu kì lạ mà chỉ đơn giản là làm hết mình những thứ mình làm được,trưởng thành qua những khó khăn và dũng cảm đối mặt với chúng chứ không phải chối bỏ những khó khăn và đổ lỗi cho người khác.Vì một khi bạn chấp nhận từ bỏ và chối bỏ khó khăn,bạn cũng đang đi lùi lại và chấp nhận từ bỏ ước mơ của bản thân rồi,từ bỏ dễ dàng như vậy,bạn chắc chắn mình không hối hận chứ? Phàm là người trên đời ai mà không muốn sống một cuộc sống hưởng thụ vui vẻ thế nhưng nếu không vượt qua những khó khăn ,thiếu đi sự bản lĩnh thì cuộc sống hưởng thụ cũng chẳng mấy chốc không cánh mà bay.Bởi bậy mà ai cũng phải nỗ lực và đặc biệt là học sinh lại càng phải cố gắng để vượt qua tất cả khó khăn.Và chỉ những người có tư duy vượt qua khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm để thay đổi thì sẽ ngày càng tốt đẹp hơn mà thôi.Và ở Việt Nam và thế giới cũng có rất nhiều nhân chứng sống minh chứng ví dụ như Rowling ,Nick Vuijic,Helen Keller,... họ đều có rất nhiều khó khăn,trở ngại lớn đến mức tưởng như hoàn toàn không thể vượt qua nhưng những con người đó vẫn có thể,vượt lên số phận và làm chủ cuộc đời mình.Còn bạn may mắn có đầy đủ tay chân,không bị bệnh tật bẩm sinh nào thậm chí còn có thể truy cập Internet thì có tư cách gì để chối bỏ khó khăn nhỏ bé kia? Thật ra,khó khăn đôi khi là cơ hội để mở ra một cánh cửa mới,tiềm ẩn trong những khó khăn chính là những quả ngọt của thế gian.Vì vậy,mỗi chúng ta đều cần phải có ý thức vươn lên khó khăn,sẵn dàng đối mặt với những sóng gió cuộc đời đồng thời không bao giờ được "đi lùi " và tìm cách chối bỏ mọi khó khăn.Chỉ cần đủ nỗ lực sẽ hái được quả ngọt,chỉ cần đủ nhiệt huyết thì mọi khó khăn đến mấy cũng sẽ dần tan đi và để lại ánh mặt trời chiếu rọi.Đời người cũng chỉ có một lần,vậy nên nếu có thử thách thì đừng nên bỏ lỡ,nếu có khó khăn thì phải đối mặt và trở nên trưởng thành hơn sau mỗi khó khăn,nếu có thất bại thì cũng không sao cả,rút kinh nghiệm rồi làm lại thôi.Có ai quy định thất bại trước khó khăn trong cuộc sống thì không được làm lại nữa đâu? Ngoài ra,mỗi người chúng ta phải lên án,tuyên truyền mạnh mẽ hơn về văn hóa đạo đức cũng như đầy lùi những hạng người ích kỉ ,chưa làm đã muốn xong, mới "thấy sóng cả đã ngã tay chèo",rồi khi thất bại lại đổ lỗi cho người khác.Thấy người khác vượt qua khó khăn trở nên trưởng thành hơn thì lại ganh tị nói xấu....Hi vọng mỗi người trong chúng ta đều trưởng thành qua những khó khăn đó và có thể tự hào rằng:"Một năm nay mình đã cố gắng hết sức,biến khó khăn thành thử thách và bài học kinh nghiệm,trưởng thành hơn theo từng ngày.Thật tự hào và yêu thương chính tôi .
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một bộ phận học sinh hiện nay không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường, trong đó có sử dụng câu phủ định
Việc không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường của một bộ phận học sinh hiện nay là một hành động cần kiểm điểm. Trên thực tế, việc mặc đồng phục góp phần tạo nên hình ảnh đẹp đẽ về môi trường học đường của một ngôi trường. Không chỉ vậy, nó khiến người học có ý thức về mối quan hệ giữa bản thân và tập thể, từ đó biết xây dựng tình đoàn kết, có lòng tự hào về tập thể... Không chỉ vậy, việc mặc đồng phục còn giúp học sinh tập rèn lối sống giản dị, hoà đồng với tập thể. Không mặc đồng phục chẳng những đi ngược lại với nội quy của nhà trường mà còn thể hiện sự hạn hẹp về trình độ nhận thức. Bởi vậy, chúng ta không thể nhân nhượng cho những hành động thiếu suy nghĩ ấy.
Việc không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường của một bộ phận học sinh hiện nay là một hành động cần kiểm điểm. Trên thực tế, việc mặc đồng phục góp phần tạo nên hình ảnh đẹp đẽ về môi trường học đường của một ngôi trường. Không chỉ vậy, nó khiến người học có ý thức về mối quan hệ giữa bản thân và tập thể, từ đó biết xây dựng tình đoàn kết, có lòng tự hào về tập thể... Không chỉ vậy, việc mặc đồng phục còn giúp học sinh tập rèn lối sống giản dị, hoà đồng với tập thể. Không mặc đồng phục chẳng những đi ngược lại với nội quy của nhà trường mà còn thể hiện sự hạn hẹp về trình độ nhận thức. Bởi vậy, chúng ta không thể nhân nhượng cho những hành động thiếu suy nghĩ ấy.
Việc không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường của một bộ phận học sinh hiện nay là một hành động cần kiểm điểm. Trên thực tế, việc mặc đồng phục góp phần tạo nên hình ảnh đẹp đẽ về môi trường học đường của một ngôi trường. Không chỉ vậy, nó khiến người học có ý thức về mối quan hệ giữa bản thân và tập thể, từ đó biết xây dựng tình đoàn kết, có lòng tự hào về tập thể... Không chỉ vậy, việc mặc đồng phục còn giúp học sinh tập rèn lối sống giản dị, hoà đồng với tập thể. Không mặc đồng phục chẳng những đi ngược lại với nội quy của nhà trường mà còn thể hiện sự hạn hẹp về trình độ nhận thức. Bởi vậy, chúng ta không thể nhân nhượng cho những hành động thiếu suy nghĩ ấy.
Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn thứ tư của văn bản.
- Ý kiến, đánh giá chủ quan: “Lối sống này từ xưa đã được cha ông chúng ta rất coi trọng và đã trở thành một trong những giá trị văn hóa của người Việt”.
- Bằng chứng khách quan: “Có thể kể ra ở đây rất nhiều danh nhân của đất Việt đã từng có cách sống như vậy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh,...”
Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu ý kiến của em về hiện tượng trên.
Tham khảo
Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.