phân tích trạm khí hậu nha trang
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự giống nhau và khác nhau của khí hậu tại các trạm Đồng Hới, Đà Nẵng và Nha Trang.
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
- Vị trí đều nằm ở ven biển miền Trung.
- Chế độ nhiệt
+ Nhiệt độ trung bình năm đều trên 21°C. Ngoài Đồng Hới nằm ở trong miền khí hậu chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (nhưng đã suy yếu), Đà Nẵng và Nha Trang ở trong miền khí hậu không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên mùa đông không lạnh lắm; mùa hạ cả 3 địa điểm đều chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm tương đối lớn, do chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông không lớn lắm, nhất là ở Nha Trang.
+ Diễn biến nhiệt độ trong năm ở cả ba địa điểm đều có một cực đại và một cực tiểu, mặc dù ở Nha Trang không rõ lắm.
- Chế độ mưa
+ Tổng lượng mưa lớn, tháng mưa cực đại là tháng X hoặc XI. Lượng mưa trong hai tháng này chiếm một tỉ lệ rất lớn, ảnh hưởng đến tổng lượng mưa cả năm. Đây là hai tháng có sự tập trung của các nhân tố gây mưa như: dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, áp thấp và bão...
+ Mùa mưa đều lệch về thu đông. Nguyên nhân do đầu mùa hạ chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng; sang mùa đông, mưa vẫn kéo dài do tác động của gió Đông Bắc (gió mùa Đông Bắc, Tín phong Đông Bắc) gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão vẫn hoạt động gây mưa.
b) Khác nhau
- Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc; Đà Nẵng ở đầu phía bắc và Nha Trang ở cuối của miền khí hậu phía Nam, có sự khác nhau cả về chế độ nhiệt và mưa trong năm.
- Chế độ nhiệt
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở Nha Trang (26,7°C), tiếp đến là Đà Nẵng (25,2°C), thấp nhất là ở Đồng Hới. Nguyên nhân: Về mùa hạ, ở cả ba địa điểm này có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể. Về mùa đông: Ở Đồng Hới nhiệt độ hạ thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc; Đà Nẵng có vị trí xa Xích đạo hơn Nha Trang và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy nhỏ nhưng vẫn lớn hơn ở Nha Trang.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Ở Nha Trang là tháng VI, ở Đà Nẵng và Đồng Hới là tháng VII; tương ứng với khoảng thời gian sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Biên độ nhiệt cao nhất là ở Đồng Hới (12,0°C), tiếp đến là Đà Nẵng (9,7°C), thấp nhất là Nha Trang (4,8°C). Nguyên nhân do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở 3 địa điểm này khác nhau, liên quan đến vị trí ở gần hay xa Xích đạo và tác động của gió mùa Đông Bắc.
- Chế độ mưa
+ Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Đồng Hới, tiếp đến là Đà Nẵng, liên quan đến lượng mưa lớn trong tháng do tác động mạnh mẽ gần như cùng trong khoảng thời gian ngắn của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Đông Bắc mạnh hơn ở Đồng Hới và gió Đông Bắc gặp các dãy núi cao ở vị trí của Đà Nẵng.
Nha Trang là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả ba địa điểm do vị trí địa lí chếch hướng không lớn với gió Đông Bắc về mùa đông; vị trí nằm phía khuất gió của khối núi cao cực Nam Trung Bộ, chịu tác động mạnh của hiện tượng phơn đầu mùa và cả nhũng đợt gió mùa Tây Nam yếu vào thời kì giữa và cuối mùa hạ.
+ Lượng mưa tháng lớn nhất ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng X, ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và theo đó là hoạt động của áp thấp và bão...
+ Mùa mưa ở Đồng Hới là từ tháng VIII - I, Đà Nẵng từ tháng IX - I và Nha Trang: IX - XII. Nguyên nhân do Đồng Hới nằm gần Bắc Bộ hơn, nơi có dải hội tụ gây mưa lớn vào tháng VIII, chịu tác động nhiều hơn tháng đỉnh mưa ở đây; mùa mưa kết thúc muộn hơn do còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa ở Nha Trang kết thúc sớm hơn liên quan đến hoạt động mạnh lên của Tín phong Bán cầu Bắc vào tháng I trở về sau.
1. Hãy lựa chọn một trạm khí tượng và vẽ biểu đồ khí hậu tại trạm khí tượng đó.
2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy phân tích biểu đồ khí hậu tại trạm khí tượng mà em đã lựa chọn.
Tham khảo:
- Trạm khí tượng TP. Hà Nội:
♦ Phân tích biểu đồ trạm khí tượng Hà Nội:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,9 ℃
+ Tháng nhiệt độ cao nhất: tháng 7 (29,4℃)
+ Biên độ nhiệt năm: 12,8℃
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa trong năm: 1671,1 mm
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 9
+ Tổng lượng mưa mùa mưa gấp mấy lần mùa khô: 5,1 lần
- Thuộc miền khí hậu: phía bắc
Tham khảo:
Trạm khí tượng Huế
♦ Phân tích biểu đồ trạm khí tượng Thừa Thiên Huế:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25,1 ℃
+ Tháng nhiệt độ cao nhất: tháng 6 (29,3℃)
+ Biên độ nhiệt năm: 9,4℃
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa trong năm: 2936,4 mm
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau
+ Tổng lượng mưa mùa mưa gấp mấy lần mùa khô: 9,9 lần
- Thuộc miền khí hậu: phía bắc
Tham khảo:
Trạm khí tượng Quy Nhơn:
♦ Phân tích biểu đồ trạm khí tượng Quy Nhơn:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 27,1 ℃
+ Tháng nhiệt độ cao nhất: tháng 6 và 7 (30℃)
+ Biên độ nhiệt năm: 6,7℃
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa trong năm: 1851,8 mm
+ Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12
+ Tổng lượng mưa mùa mưa gấp mấy lần mùa khô: 3,3 lần
- Thuộc miền khí hậu: phía nam
a) Xác định vị trí của trạm khí tượng trên hình 6.1.
b) Phân tích biểu đồ khí hậu khí hậu của trạm khí tượng mà em lựa chọn theo gợi ý dưới đây:
- Nhiệt độ (°C)
+ Nhiệt độ tháng cao nhất và nhiệt độ tháng thấp nhất.
+ Biên độ nhiệt năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm.
- Lượng mưa (mm)
+ Lượng mưa tháng cao nhất và lượng mưa tháng thấp nhất.
+ Những tháng có lượng mưa trên 100mm, những tháng có lượng mưa dưới 100mm.
+Tổng lượng mưa trung bình năm.
Tham khảo
a)
b)
Phân tích biểu đồ (trạm khí tượng Huế):
- Nhiệt độ (°C)
+ Nhiệt độ tháng cao nhất: 29,4oC (tháng 7)
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất: 20oC (tháng 1).
+ Biên độ nhiệt năm: 9,4oC
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25,2oC
- Lượng mưa (mm)
+ Lượng mưa tháng cao nhất: 795,6mm (tháng 10).
+ Lượng mưa tháng thấp nhất: 47,1 mm (tháng 3).
+ Những tháng có lượng mưa trên 100 mm: tháng 1, 6, 8, 9, 10, 11, 12
+ Những tháng có lượng mưa dưới 100 mm: tháng 2, 3, 4, 5, 7
+Tổng lượng mưa trung bình năm: 2867,7mm
Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí hậu Thanh Hoá thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Trung và Nam Bắc Bộ
B. Đông Bắc Bộ
C. Tây Bắc Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 9, xác định vị trí trạm khí hậu Thanh Hoá, trạm thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ
Câu 9: Phân tích trạm Gu- an của châu Đại Dương và rút ra kết luận về khí hậu?
dựa vào át lát địa lí và kiến thức đã hk hãy phân tích trạm khí hậu hà nội ạ
Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mua 3 trạm dưới đây và cho biết chúng nằm trong kiểu khí hậu nào
Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mua 3 trạm dưới đây và cho biết chúng nằm trong kiểu khí hậu nào
ủa sao mình đăng câu hỏi kèm hình ảnh mà lại ko thấy taaaa
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích biểu đồ khí hậu của Đồng Hới và Nha Trang để làm rõ sự khác nhau về chế độ mưa của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
HƯỚNG DẪN
- Tổng lượng mưa của Đồng Hới lớn hơn ở Nha Trang. Nguyên nhân chủ yếu do về mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta, frông cực bị chặn lại ở dãy Trường Sơn Bắc gây mưa lớn; trong khi ở Nha Trang, Tín phong Bán cầu Bắc tuy có gây mưa khi gặp Trường Sơn Nam, nhưng lượng mưa không lớn.
- Tháng mưa lớn nhất ở Đồng Hới là tháng X, trong khi tháng có lượng mưa lớn nhất ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới từ bắc vào nam và sự lùi dần của áp thấp và bão.
- Mùa mưa ở Đồng Hới từ tháng VIII - I, ở Nha Trang từ tháng IX - XII. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến các nguyên nhân gây mưa lớn ở hai vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ:
+ Đồng Hới gần với vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, nên tháng VIII bắt đầu mùa mưa do chịu ảnh hưởng lan toả của đỉnh mưa ở Trung và Nam Bắc Bộ. Mùa mưa kéo dài sang tháng I đi liền với hoạt động của gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn Bắc.
+ Nha Trang mưa lớn bắt đầu vào tháng IX là lúc gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh. Mùa mưa kết thúc vào tháng XII, liên quan đến sự dịch chuyển về phía Nam Bộ của dải hội tụ nhiệt đới và sự kết thúc hoạt động của áp thấp và bão ở khu vực Nam Trung Bộ.