Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Dương Anh Na
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
9 tháng 4 2022 lúc 17:38

- Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…)

- Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…

- Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

bạn tham khảo nha.

Bình luận (11)
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
9 tháng 4 2022 lúc 17:39

Tham khảo:

Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…) - Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,… - Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

Tập tính kiếm ăn của chim khá đa dạng: - Thời điểm hoạt động: loài kiếm ăn ban đêm (cú mèo, cú lợn, vạc,…), loài kiếm ăn ban ngày (phần lớn các loài chim kiếm ăn vào sáng sớm). - Đặc điểm mồi: nhóm ăn tạp, nhóm ănmồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn quả…

Bình luận (7)
Han Nguyen
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
31 tháng 1 2021 lúc 20:59

Môi trường sống: sống chủ yếu trong hang, ở vùng núi hoặc vùng khô; chúng sớm thích nghi với đặc tính săn mồi trên không tại các vùng nông thôn thưa thớt cây cối, ít dân cư hay các khu vực gần mặt nước.

Đặc điểm hình dáng: 

Chim én có thân hình bé nhỏ, cơ thể thấp lùn nhưng chắc mập với mỏ ngắn, mềm; quai hàm khỏe, miệng rộngCác cánh dài, hẹp và nhọn đầu với 9 lông bay chính. Đuôi dài, xẻ thùy sâu, hơi lõm xuống hoặc hơi vuông có hình chạc với 12 lông chính. Con mái có đuôi dài hơn con trốngChân ngắn, dùng vào việc đậu trên cành hay dây điện, ít khi dùng để điLông có màu lam sẫm hay lục bóng ở phần trên, đơn giản hay có sọc ở phần dưới, thường có màu trắng hay hung. Lông đuôi dài, độ dài của lông đuôi lớp ngoài dài hơn.Một chim én trưởng thành có chiều dài cơ thể vào khoảng 10 – 24 cm và nặng khoảng 40 – 184 g

Đặc điểm tính cách và tập tính của chim én: 

Chim én bay giỏi, kỹ năng bay lượn điêu luyện; chúng dành phần lớn thời gian sống của mình để bay lượn trên bầu trời trong điều kiện cuộc sống bầy đàn hoặc riêng lẻ đơn độc tùy ý; còn lại, chim én chỉ đáp đất khi chúng đến mùa sinh nở.Sắp đến mùa lạnh, những con chim én sẽ lặng lẽ rời khỏi nơi cư trú của mình để tránh rét, và sẽ rủ nhau quay trở lại chính nơi này vào mùa xuân; tuy nhiên, chúng ít khi bay theo đàn.Chim én chung thủy, chúng lựa chọn bạn đời theo kiểu”một vợ một chồng”, thường sống cạnh khu vực sinh sản khi không di cú, và quay trở về chính nơi này sau đó để làm tổ mới và sinh sản.

 

Bình luận (3)
Đỗ Minh Châu
27 tháng 5 2021 lúc 13:32

Chim én dành phần lớn thời gian sống của mình để bay lượn trên bầu trời trong điều kiện cuộc sống bầy đàn hoặc riêng lẻ đơn độc tùy ý;chim én chỉ đáp đất khi chúng đến mùa sinh nở.Sắp đến mùa lạnh, những con chim én sẽ lặng lẽ rời khỏi nơi cư trú của mình để tránh rét, và sẽ rủ nhau quay trở lại chính nơi này vào mùa xuân; tuy nhiên, chúng ít khi bay theo đàn.Chim én chung thủy, chúng lựa chọn bạn đời theo kiểu”một vợ một chồng”, thường sống cạnh khu vực sinh sản khi không di cú, và quay trở về chính nơi này sau đó để làm tổ mới và sinh sản.

Kẻ hoang phí và con chim én | Thoáng Vu Vơ

Bình luận (0)
QUYNH TRANG TRAN
Xem chi tiết
Black Plasma Studios
15 tháng 4 2021 lúc 20:54

    MTS: sống ở đầm ruộng

    Cách kiếm ăn: kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm,chúng ăn tạp

     Di chuyển, sinh sản giốn loài chuột

Bạn tự nghĩ nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!hihihi

Bình luận (1)
Thùy Trinh Ngô
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Vương Quốc Anh
7 tháng 3 2016 lúc 16:50

Di chuyển: đi, chạy, thỉnh thoảng bay.

Ăn mồi: hạt, cỏ non, chân khớp, giun, thân mềm.

Kiếm ăn: bằng cách bới đất.

Sinh sản: Đẻ trứng trong ổ.

Bình luận (0)
Trần Thị Hà Phương
7 tháng 3 2016 lúc 16:52

thức ăn của gà : giun , dế , lúa , gạo , cơm , bột ngô ,......... nói chung gà ăn tạp

 

Bình luận (0)
le thi thuy trang
12 tháng 3 2016 lúc 17:54

di chuyển : đĩ , chạy , bay

mồi : giun ( đào bới đất ), thóc (mổ), rau (rỉa), cám, bột ngô , ...........   => ăn tạp

gà đẻ trứng và được ấp trong tổ

Bình luận (0)
Vonguyenphuongloan
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
23 tháng 3 2022 lúc 15:21

tham khảo

 

1. Môi trường sống của thú rất đa dạng:

   - Thú sống trên mặt đất: thường ở nơi trống trải, có ít chỗ trú ẩn và nhiều thức ăn (bộ Móng Guốc, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn sâu bọ ...).

   - Thú sống trong đất : Có loài đào hang để ở (chuột đồng, dúi, nhím). Có loài đào tìm kiếm thức ăn trong đất (chuột chũi).

   - Thú ở nước : Có loài chỉ sống trong nước (cá voi, cá đen phin, bò nước). Có loài sống ở nước nhiều hơn (thú mỏ vịt, rái cá, hải li ...).

   - Thú bay lượn : có loài ban ngày ở trong hốc cây, ban đêm đi kiếm ăn trên không trung (dơi ăn sâu bọ); sống trên cây, ăn quả (dơi quả); có loài hoạt động về ban ngày (sóc bay).

2. Các hình thức di chuyển của thú cũng khá đa dạng, tùy thuộc môi trường sống:

   - Trên cạn: Đi, chạy bằng 4 chân hoặc 2 chân (thú móng Guốc, thú Ăn thịt, thỏ, kanguru, khỉ, vượn ...), leo trèo (sóc, vượn, báo, mèo rừng ...).

   - Trên không: Bay (dơi), lượn (cầy bay, sóc bay).

   - Dưới nước: Bơi (cá voi, cá đen phin, rái cá, hải li, trâu nước ...).

3. + Các cách thức kiếm ăn: săn mồi, tìm mồi, rình mồi; mồi: ăn thịt sống, ăn xác chết, ăn tạp, ăn thực vật.

    + Tập tính sinh sản: khác nhau tùy loài. Nhưng đều theo quy trình chung: giao hoan (đánh nhau tranh giành con cái), giao phối, đẻ con/ đẻ trứng, chăm sóc con non, nuôi dạy con non.

Bình luận (0)
scotty
23 tháng 3 2022 lúc 15:36
Tên loài Mt sốngCách di chuyểnKiếm ăn/ TĂSinh sảnTập tính
 ThỏVen rừng, trong các bụi rậmDùng 2 chân sau bật nhảy vs tốc độ rất nhahĂn thực vật, gặm nhấm bằng đôi răng cửaThụ tinh trong, đẻ con vs hiện tượng thai sinhĐào hang làm nơi trú ẩn, gặm nhấm, sống thành bầy,....
HổSống trong rừng rậm, nơi có nguồn thức ăn dồi dàoDi chuyển bằng bốn chân để chạy hoặc đi bộ, rất linh hoạtKiếm ăn đơn lẻ, thường rình mồi để vồ chứ ko đuổi bắt con mồi, ăn thịt sốngThụ tinh trong, đẻ con và nuôi con bằng sữaSống đơn lẻ, chỉ sống theo cặp lúc giao phối, có tập tính lãnh thổ cao, biết trèo cây và bơi lội,....
NaiSống trong rừng rậmDi chuyển bằng bốn chân linh hoạtĂn thực vật, kiếm ăn theo đànThụ tinh trong, đẻ con và nuôi con bằng sữaNai rất nhút nhát, sống theo bầy để bảo vệ nhau tốt hơn, có tập tính kiếm ăn vào xế chiều và ban đêm
KhỉSống trên cây cao, rừng rậmDi chuyển chủ yếu bằng 2 chi trước để leo trèo linh hoạt trên câyĂn thực vật, quả cây,..., kiếm ăn theo đànThụ tinh trong, đẻ con và nuôi con bằng sữa, chăm sóc con non rất tốtSống theo bầy đàn trên cây cao, phân chia lãnh thổ rõ rệt, có khỉ đầu đàn ,....
Thú mỏ vịtSống ở dưới nước, trên các bãi đá,...., đi bộ trên cạnDi chuyển chủ yếu dưới nước nhờ các chi có màng bơi,....Ăn nhiều loại đv không xương sống, cá nhỏ, ếch,....Đẻ trứng, con non đc nuôi bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa của thú mỏ vịt mẹKiếm ăn bằng cách dùng mỏ đào bới, đẻ trứng chứ không đẻ con,....
..................................................................
..................................................................

* Còn 2 con vật cuối bạn có thể tự tìm hiểu và điền vào nha

Bình luận (0)
Hồng Gấm a8
Xem chi tiết

cá voi:

môi trường sống: dưới nước thuộc môi trường đới lạnh

di chuyển : chân biến đổi thành vây phù hợp di chuyển dưới nước, thân biến đổi thành hình quả thủy lôi để giảm sức cản của nước

kiếm ăn: thức ăn chủ yếu của cá voi răng lược là tôm,cua và cá nhỏ

         thức ăn chủ yếu của cá voi răng là cá nhỏ, hải cẩu, cánh cụt, cá mập

sinh sản :thụ tinh trong, nuôi con bằng sữa mẹ, có tập tính chăm sắp con non

hổ sống trên cạn ,trong các rừng rậm, rừng nhiệt đới

Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.

Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay, trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ.[5] Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm. Hổ có tuổi thọ khoảng 20 năm.[6]

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
2 tháng 2 2021 lúc 15:05

Môi trường sống 

- Trên cạn , trên không , dưới nước nơi khí hậu lạnh 

Cấu tạo 

 

+ Là động vật có xương sống, thích nghi với sự bay lượn và điều kiện sống khác nhau.

+ Toàn thân mình có lông vũ bao phủ

+ Chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng

+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí tham gia hô hấp do có khả năng bay lượn, cần nhiều oxi khi bay

+ Tim có bốn ngăn, máu đỏ tươi, là động vật hằng nhiệt

+ Đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của bố mẹ.

Di chuyển 

 

- Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…)

- Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…

- Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

Nhìn chung, các cách di chuyển của chim có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và các loài trong lớp chim sử dụng linh hoạt các kiểu di chuyển trên ở những điều kiện nhất định.

Kiếm ăn 

- Thời điểm hoạt động: loài kiếm ăn ban đêm (cú mèo, cú lợn, vạc,…), loài kiếm ăn ban ngày (phần lớn các loài chim).

- Đặc điểm mồi: nhóm ăn tạp, nhóm ăn mồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn quả…

Sinh sản 

 

- Tập tính giao hoan: khoe mẽ, đánh nhau giành bạn tình, làm tổ đợi con cái,…

- Tập tính giao phối: mùa giao phối khác nhau.

- Tập tính làm tổ, đẻ trứng: làm tổ dưới đất, làm tổ trên cây, đi đẻ nhờ ở tổ loài khác,…

- Tập tính ấp trứng và nuôi con: chim bố mẹ thay nhau ấp trứng và cùng chăm sóc con non hoặc chỉ có con mái ấp trứng hoặc để loài khác “nuôi hộ” con non…

Bình luận (0)
Munlly Cuồng Đao
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
7 tháng 12 2017 lúc 17:20

1.

Các sâu bọ quan sát đc:

- châu chấu, bọ ngựa, bọ hung, bọ rùa, sâu róm, mọt, chuồn chuồn, ruồi, muỗi, gián, ong,chấy, rận, bọ gậy, rầy nâu, dế mèn, dế trũi, bướm, ve sầu, bọ vẽ,...

Bình luận (0)
Trần Linh Nga
7 tháng 12 2017 lúc 19:57

1.

Bọ ngựa, dế mèn, dế trũi, bướm, ong, ve sầu, bọ hung, chuồn chuồn, bọ gậy, bọ vẽ, bọ rầy, rầy nâu, chấy, ve chó, rận, ghẻ,...

Bình luận (0)
Trần Mỹ Duyên
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
1 tháng 3 2021 lúc 21:39

Di chuyển

- Dùng cánh để bay

Kiếm ăn

- Lúc ban đêm đi săn mồi do mắt tinh 

- Thức ăn là các con mồi nhỏ như côn trùng và động vật không xương sống khác động vật nhỏ, côn trùng, chim nhỏ, một vài loài săn cả cá

Sinh sản

- Kêu suất đêm để tìm bạn tình giao phối

- Sinh sản vào những mùa thuận lợi và chăm sóc con khá chu đáo.

Bình luận (0)
Lê Huy Tường
1 tháng 3 2021 lúc 19:16

Cú mèo là loài chim ăn đêm với khả năng bay lượn nhẹ nhàng. Chính khuôn mặt lạ lùng cùng tập tính sống bí ẩn, cú mèo thường đại diện cho bóng tối và sự ma quái. 

Cú mèo kiếm ăn về ban đêm. Nó bắt các con mồi nhỏ như côn trùng và động vật không xương sống khác động vật nhỏ, côn trùng, chim nhỏ, một vài loài săn cả cá. Chim cú sống khắp nơi trên thế giới trừ châu Nam Cực Greenland và một vài hòn đảo

Mùa sinh sản của cú luôn trùng khớp với việc nuôi những con cú nhỏ khi có lượng thức ăn dồi dào nhất, không hẳn là lúc đó có nhiều con mồi nhất mà là lượng con mồi bắt được sẽ gia tăng. Điều này có thể là kết quả của việc giảm độ che phủ của thảm thực vật hoặc lúc đó những con mồi hoạt động mạnh hơn hay cất tiếng bảo vệ lãnh thổ khiến chúng dễ dàng bị bắt hơn. Ở một số loài cú điều này có nghĩa là trứng sẽ được đẻ ra sớm hơn, đôi khi tuyết vẫn còn trên mặt đất khiến con non phát triển tương đối chậm để học cách săn mồi hiệu quả hơn trước mùa đông năm tiếp theo.Tất cả trứng cú đều màu trắng, điều này chứng tỏ chúng đều tiến hóa từ một tổ tiên chung. Xây dựng kỹ lưỡng những dấu hiệu để che giấu trứng khỏi những kẻ săn mồi khác trong cái tổ màu đen là không cần thiết, chúng làm vậy là để dễ dàng nhận ra trứng của mình trong màu đen đó. Trứng nằm bên trên nghĩa là sắp nở, sẽ có một khe nứt trên trứng để có thể nhìn thấy phôi non đang phát triển. (Vật thể rắn màu hồng ở giữa) Những mạch máu đang hình thành để nuôi cú con và cho phép Oxy được hấp thụ vào trong dòng máu. Lòng đỏ bên trong trứng không nhìn thấy được nhưng nó ở đó để nuôi dưỡng con non đến khi trứng nở.Số lượng trứng tùy thuộc từ loài này đến loài khác, từ năm này qua năm khác và từng cá thể trong loài. Nhìn chung những loài cú lớn lại đẻ ít trứng hơn, những loài ở vùng nhiệt đới đẻ ít hơn những loài ở những vùng vĩ cực. Ở các vùng ôn đới và cận Bắc Cực thì một số loài như CÚ TUYẾT, CÚ LỬA và CÚ LỢN có thể tăng kích cỡ của tổ vì số lượng con mồi tăng lên, trong những năm khi mà số lượng chuột đồng và chuột Lemming giảm sút thì việc sinh sản có thể bị bỏ rơi hoàn toàn.Trứng cú có hình dạng tương đối hình cầu một đầu to, một đầu nhỏ hơn. Ở một số loài, con cái bắt đầu ấp trứng ngay khi quả trứng đầu được đẻ ra. Mỗi quả trứng được đẻ cách nhau ít nhất một ngày, thường sẽ là hơn, dẫn đến việc chúng được nở không đồng đều, khi mà con lớn nhất có thể cách con nhỏ nhất đến hai tuần. Điều này cũng có nghĩa là mỗi con cú non đạt đến thời kì nhu cầu thức ăn cao nhất tại các thời điểm khác nhau dẫn đến việc bố mẹ chúng sẽ phải có trách nhiệm nặng nề hơn. Trong những năm khan hiếm thức ăn, những con lớn và khỏe mạnh nhất sẽ có cơ hội sống sót cao hơn, những con non hơn không thể qua khỏi thậm chí có thể sẽ làm nguồn thức ăn cho những con còn lại.Trong suốt thời kì ấp trứng cho đến khi con non nhỏ nhất đủ lớn để có thể duy trì nhiệt độ cơ thể của chúng thì tất cả nguồn thức ăn sẽ được cung cấp bởi con đực, con cái rất hiếm khi rời tổ. Nó sẽ mớm miếng mồi nhỏ cho những con non của mình cho đến khi chúng có thể tự mổ và nuốt cả con mồi, lúc đó con cái sẽ ra ngoài đi săn cùng bạn đời của nó.Thời kì mọc lông thay đổi rất nhiều ở một số loài và một số thậm chí còn ở lại trong khu vực tổ cũ cho đến năm sau nữa. Dần dần những con non biết bay sẽ bắt đầu học cách săn mồi bắt đầu từ những con côn trùng nhỏ và những con mồi còn sống do cha mẹ chúng mang về. Hầu hết các loài đều tách ra riêng ở mùa đông đầu tiên của chúng và trong rất nhiều trường hợp con non bị cha mẹ chúng chủ động đuổi đi trước đó.tik nha haha
Bình luận (0)
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
1 tháng 3 2021 lúc 19:17

* Lớp chim có các hình thức di chuyển khá đa dạng, song có thể chia thành 3 hình thức chính:

- Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…)

- Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…

- Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

Nhìn chung, các cách di chuyển của chim có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và các loài trong lớp chim sử dụng linh hoạt các kiểu di chuyển trên ở những điều kiện nhất định.

* Tập tính kiếm ăn của chim khá đa dạng:

- Thời điểm hoạt động: loài kiếm ăn ban đêm (cú mèo, cú lợn, vạc,…), loài kiếm ăn ban ngày (phần lớn các loài chim).

- Đặc điểm mồi: nhóm ăn tạp, nhóm ăn mồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn quả…

* Tập tính sinh sản của các loài chim khác nhau ở mỗi loài:

- Tập tính giao hoan: khoe mẽ, đánh nhau giành bạn tình, làm tổ đợi con cái,…

- Tập tính giao phối: mùa giao phối khác nhau.

- Tập tính làm tổ, đẻ trứng: làm tổ dưới đất, làm tổ trên cây, đi đẻ nhờ ở tổ loài khác,…

- Tập tính ấp trứng và nuôi con: chim bố mẹ thay nhau ấp trứng và cùng chăm sóc con non hoặc chỉ có con mái ấp trứng hoặc để loài khác “nuôi hộ” con non…

Bình luận (0)