Những câu hỏi liên quan
Phạm Như
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
27 tháng 1 2022 lúc 17:39

Refer

 

1) Nguyên nhân bùng nổ:

Do những chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đưa đến sự bất mãn, căm thù của các quý tộc nhà Trần và lòng yêu nước bất khuất của nhân dân ta bấy giờ.
2) Diên biến:

GĐ 1: 1418-1423

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân

Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

GĐ 2: 1424-1427

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa, thỏa thuận rút quân không chờ viện binh, cam kết trong Bài văn hội thề đọc tại một địa điểm phía nam thành Đông Quan. Lê Lợi hứa cung cấp lương thực, thuyền bè, sửa chữa cầu đường, tạo điều kiện cho quân Minh nhanh chóng rút về nước. 
Chiến tranh kết thúc

Bình luận (0)
Le Thanh Tam
Xem chi tiết
nguyễn đức dũng
28 tháng 12 2020 lúc 20:56

Câu 1:

- Kế hoạch "vườn không nhà trống"

- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù

- Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo

- Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động.

Câu 2:

#, Hoàn cảnh 

- Đầu tháng 4 - 1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh bộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. 

#, diễn biến:

- Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước thủy triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chiếc thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ đắm.

- Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị tiêu diệt. 

# kết quả:

- Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.

#, ý nghĩa:

- Chiến thắng  Bạch Đằng tháng 4-1288 của vua tôi nhà Trần đã tiêu diệt được ý đồ xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Sau làn thất bại này, quân Nguyên đã từ bỏ hoàn toàn tham vọng thôn tính Đại Việt.

(lấy một số ý chính thoi nha)

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 3 2018 lúc 4:59

- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.

- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Bình luận (0)
Huyền Trang
18 tháng 1 2022 lúc 14:53

Diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động:

Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. 
Bình luận (0)
Trương Ngọc Linh Nhi
Xem chi tiết
Đăng chu quang
13 tháng 1 2017 lúc 19:33

tran_tot_dong_-_chuc_dong_cuoi_nam_1426__500_01

Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động

Trận Tốt Động – Chúc Động cuối 1426 .

-Tháng 10- 1426 Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan và mở cuộc phản công , đánh vào chủ lực ta ở Cao Bộ để giành thế chủ động .

- Quân ta phục binh sẵn ở Tốt Động và Chúc Động , quân địch lọt vào trận địa bị dồn xuống cánh đồng lầy lội , ta tiêu diệt 5 vạn quân giặc , bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông chạy về Đông Quan .Ta giành thế chủ động vây Đông Quan , và giải phóng nhiều châu huyện ; quân Minh bị động , một mặt xin giả hòa , một mặt xin thêm viện binh .

Ý nghĩa:

Ninh Kiều máu chảy thành sông , tanh hôi vạn dặm .

Tốt Động thây chất đầy nội , nhơ để ngàn năm

Chúc bạn học tốt!!!hahahahahaha

Bình luận (1)
Bé CụcBông
6 tháng 2 2018 lúc 18:21

Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

~~Học tốt nha~~
Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
14 tháng 1 2017 lúc 7:25

Kết quả hình ảnh cho Đọc thông tin và quan sát lược đồ hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động trên lược đồ

* DIỄN BIẾN :

- Trận Tốt Động — Chúc Động ( cuối năm 1426 )
+Tháng 10 - 1426 , khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan , nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn . Để giành thế chủ động , ngày 7 - 11 - 1436 , Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ ( Chương Mĩ , Hà Nội ) . Biết trước âm mưu của giặc , quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động . Kết quả , 5 vạn tên giặc bị thương , bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan . Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan , giải phóng thêm nhiều châu , huyện.

Bình luận (0)
Vũ Bá Minh
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 15:21

- Cuộc Tiến công chiến lược 1972 của quân và dân ta ở miền Nam đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa"  trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam

- Hoàn cảnh lịch sử :

   + Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"

   + Mĩ thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của ta.

   + Miền Bắc khôi phục kinh tế, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam

   + Từ năm 1969 đến năm 1971, quân dân ta ở miền Nam phối hợp với quân dân Lào và Campuchia, đẩy mạnh đấu tranh giành nhiều thắng lợi trên ba mặt quân sự, chính trị và ngoại giao.

- Diễn biến và kết quả :

    + Ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam

    + Đến cuối tháng 6/1972, ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
19 tháng 1 2023 lúc 20:58

* Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động

- Tháng 11 - 1426, Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội), nơi quân chủ lực Lam Sơn đóng giữ.

- Nghĩa quân bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động

- Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề.

- Nghĩa quân thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện

* Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang

- Tháng 10 - 1427, vua Minh lệnh cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia thành 2 ngả, tiến vào nước ta cứu viện cho Vương Thông.

- Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của nghĩa quân

- Liễu Thăng bị chém đầu.

- Số quân còn lại rút chạy về Xương Giang, cũng bị truy đuổi và tiêu diệt.

- Nghe tin Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã cho quân rút về nước 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 20:29

Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Bình luận (0)
Đoàn Thế Vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Liên
14 tháng 6 2021 lúc 21:43

Tham khảo !

Hình 33. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 1288

- Nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng.

- Khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến gần đến bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục đúng lúc nước triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chuyến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh.

- Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc.

- Toàn bộ cánh thủy binh bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.   

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Anh Hào Nguyễn
Xem chi tiết
cô bé nghịch ngợm
17 tháng 4 2016 lúc 13:19

Câu 1:

-Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu.

-905, Tiết Độ Sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

-Khúc Thừa Dụ kêu gọi nhân dân chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết Độ Sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

-906, nhà Đường buộc phong Khúc Thừa Dụ là Tiết Độ Sứ.

-907, Khúc Thừa Dụ mất.

-Khúc Hạo lên thay cha xây dựng đất nước.

Câu 2:

-Chia lại khu vực hành chính.

-Cử người trong coi mọi việc đến tận xã.

-Định lại mức thuế.

-Bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.

-Lập lại sổ hộ khẩu.

-ý nghĩa:

+Người việc tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

+Chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.

Câu 3:

-Nhà Nam Hán có ý định xâm lượt nước ta từ rất lâu.

-Khúc Thừa Mĩ thuần phục nhà Hậu Lương.

-930:Quân Nam Hán xâm lượt nước ta.

-Khúc Thừa Mĩ chống cự nhưng thất bại, quân Nam Hán chiếm thành Tống Bình.

-931:Dương Đình Nghệ tấn công chiếm thành Tống Bình, đánh tan quân tiếp viện.

-Nhân dân ta giành quyền tự chủ.

-Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ.

Câu 4:

-937:Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức Tiết Độ Sứ.

-Ngô Quyền kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

-Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán.

Câu 5:

-Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào Đại La(Tống Bình-Hà Nội) giết chết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.

-Dự định diệt giặc trên sông Bạch Đằng.

Câu 6:

Diễn biến:

-Cuối 938, thuyền chiến của giặc do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào nước ta theo cửa biển sông Bạch Đằng.

-Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến nhữ địch vào trận địa bãi cọc ngầm lúc Triều dâng.

-Nước Triều rút, Ngô Quyền dốc tràn lực phản công→Quân Nam Hán bị tiêu diệt.

Kết quả:

-Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Ý nghĩa:

-Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.

-Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc.

-Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta.

 

Bình luận (0)
Huu Tien Nguen
2 tháng 5 2016 lúc 20:12

a đù

Bình luận (2)