Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
châu võ minh phú
Xem chi tiết
.Zim
17 tháng 1 2022 lúc 17:26

1. Phần đầu thư:

Nơi ở của người viết và thời gian. Ví dụ như bạn ở Hà Nội và lúc viết thư là ngày 02/12/2020 thì bạn sẽ viết là: “Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2020”.

Lời chào đầu thư: Vì đối tượng nhận thư là người thân nên các em viết lời chào đầu thư là: (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...) kính yêu, xa nhớ,… Ví dụ: Ông nội kính yêu!

2. Phần nội dung thư:

 

- Dẫn nhập: Viết lời dẫn nhập cho người nhận hiểu bạn đang nói về vấn đề gì, khái quát về tình hình hiện tại của mình và nơi mình đang trải nghiệm, có thể viết theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp. Ví dụ như: Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bệnh tật: từ các bệnh thông thường như cảm cúm, ho sốt, đau lưng, đau vai... đến các bệnh khó chữa như: ung thư, HIV/AIDS,... nhưng thời gian gần đây bùng phát dịch bệnh vô cùng nguy hiểm là COVID-19. hoặc Sự sống đang mỗi ngày một tấp nập, hối hả. Chúng ta đang làm cho môi trường biến đổi nghiêm trọng, các vi sinh vật trong đó đặc biệt là virus đang ngày càng trở nên nguy hiểm,… để rồi cả thế giới phải gánh chịu dịch bệnh vô cùng khủng khiếp.

- Đi vào nội dung: Từ vấn đề đã nêu ở phần dẫn nhập, các em mô tả thêm xung quanh khu vực em đang trải nghiệm hoặc chứng kiến, cảnh mọi người chuẩn bị đối phó, phòng chống dịch bệnh như thế nào? cũng như tâm lý của em và mọi người xung quanh. Chính quyền đã làm những gì để khống chế đại dịch, mọi người chấp hành ra sao. Các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, quân đội... đã phải vất vả như thế nào? Kể lại quá trình trải nghiệm của mình về các bước nhiễm bệnh, triệu chứng, quá trình điều trị, cảm giác bản thân,... Cuối cùng em mong muốn và khuyên mọi người điều gì để giữ gìn sức khỏe, bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi bệnh dịch này.

VD: Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán năm 2020, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn.

3. Phần kết thúc:

- Kết thúc bức thư em có thể bày tỏ tình cảm của mình với người thân, mong muốn người thân tiếp thu trải nghiệm của mình để cảnh giác cao độ và lên phương pháp tối ưu để phòng chống dịch bệnh.

VD: Vì ngoài kia, vẫn còn rất nhiều những nguy hiểm tiềm tàng của đại dịch Covid mà chưa ai kiểm soát hoàn toàn được. Chúng ta cần đeo khẩu trang và thực hiện theo khuyến cáo của Chính phủ và Bộ Y tế về phòng chống dịch. Trước hết để bảo vệ cho sức khỏe của chính bản thân, và sau nữa là để bảo vệ cho tất cả những người thân, người bạn yêu quý hằng ngày luôn ở bên cạnh chúng ta.

Cuối thư: Lời chào thân thương và ký tên.

*Copy right vndoc.com*
châu võ minh phú
17 tháng 1 2022 lúc 17:19

giúp mik làm giàn ý thui cũng đc

Phạm Thảnh
Xem chi tiết
Minh Nhân
14 tháng 1 2021 lúc 20:33

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

Giang Huong
14 tháng 1 2021 lúc 20:29

Bà nội yêu quý của cháu!

Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Bạn thử tham khảo nhéhaha

Huong Dieu
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
22 tháng 1 2021 lúc 18:52

Tham khảo:

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

minh nguyet
22 tháng 1 2021 lúc 21:00

Tham khảo:

Hà Nội ngày 22 tháng 12 năm 2020

Anh ......... thân mến!

Em là ......... - em trai của anh đây. Chắc là anh rất bất ngờ khi nhận được bức thư này của em nhỉ? Vì bình thường em luôn rất lười viết. Thế nhưng hôm nay, em cầm bút lên, viết lá thư này gửi anh vì muốn được chia sẻ với anh đôi điều.

Chắc anh cũng biết, dạo gần đây, đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, thu gặt vô số tính mạng của những con người vô tội. Khiến không biết bao người phải rơi vào cảnh tang thương. Mỗi khi nhìn thấy trên tivi hình ảnh những người dân đau khổ vì phải chia xa người thân, em lại không cầm được nước mắt. Chính vì thế, suốt mấy tháng nay, nước ta luôn trong trạng thái căng thẳng, ra sức thực hiện nhiều biện pháp để phòng tránh lây lan dịch bệnh. Sau thời gian đỉnh dịch, nước ta về cơ bản đã kiểm soát được tình hình, đưa cuộc sống của người dân về trạng thái ổn định thường ngày. Tuy nhiên, cũng vì vậy, có một bộ phận người dân thả lỏng quá mức, dễ đưa đến nguy hiểm. Và em nhận ra rằng, hình như trong đó có cả anh.

Em bắt gặp nhiều lần, khi cùng mẹ đi siêu thị, anh không mang khẩu trang. Anh cũng thường xuyên đi chơi liên tục đến những nơi đông người như quán cafe, rạp chiếu phim… và tất nhiên anh không mang theo khẩu trang. Anh cũng thưa dần những lần rửa tay, sát khuẩn khi đi từ bên ngoài về. Em biết, những điều đó chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt, không mấy ai để ý và rất nhiều người bạn ngoài kia của anh cũng vậy. Nhưng em vẫn mong anh sẽ thay đổi những thói quen đó. Thực hiện đúng theo những khuyến cáo của bộ y tế. Vì ngoài kia, vẫn còn rất nhiều những nguy hiểm tiềm tàng của đại dịch Covid mà chưa ai kiểm soát hoàn toàn được. Trước hết để bảo vệ cho sức khỏe của chính ánh. Để anh mãi là người anh trai cao lớn, mạnh mẽ, làm tấm gương tốt và luôn bảo vệ cho em. Và sau nữa, là để bảo vệ cho tất cả những người thân, người bạn yêu quý hằng ngày luôn ở bên cạnh anh. Anh nhé!

Em tin chắc rằng anh sẽ làm được. Và tất cả chúng ta - đất nước Việt Nam sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19 này mà không để lại bất kì ai ở lại phía sau của dòng chảy thời gian.

Em trai của anh

︵✰Ah
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 3 2021 lúc 21:05

lên mạng mà lấy cho nhanh em ạ

︵✰Ah
2 tháng 3 2021 lúc 21:06

Em tìm không có

Hquynh
2 tháng 3 2021 lúc 21:10

https://baclieu.gov.vn/documents/20121/0/2020-12-07-14-52-34-01.pdf/0d17abb1-3ad4-0781-47b7-5f868f82c9cd?t=1607329901857

Tham khảo dàn ý trang này

Nguyễn Huỳnh Gia Như
Xem chi tiết
HOÀNG KHÁNH LÂM
24 tháng 2 2021 lúc 17:42

mình đang hỏi câu ấy đây này

Khách vãng lai đã xóa
༺༒༻²ᵏ⁸
24 tháng 2 2021 lúc 17:50

                 Bài làm  

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2021

Gửi thím Thúy kính yêu!

Thím ơi, dịch bệnh bên Nga sao rồi hả thím? Thím vẫn giữ sức khỏe đấy chứ ạ? Xứ sở băng tuyết lạnh giá như vậy, thím phải mặc thật ấm nhé! Con không biết rõ tình hình dịch bệnh bên đó nghiêm trọng thế nào, mà con chỉ biết diễn biến dịch bệnh Covid – 19 ngay tại đất nước Việt Nam, ngay tại gia đình mình, con kể cho thím nghe về con virut xấu xí đó nhé!

Thím có biết không, vài ngày đầu sau năm mới Tết Nguyên đán, con đã nghe trên tivi, đài báo về sự xuất hiện của con virut Corona, được cho rằng tìm thấy ở Thành phố Vũ Hán - Trung Quốc. Thoạt đầu gia đình mình vẫn bình thản lắm thím ạ. Ngay cả con nữa, con chẳng đề phòng gì đâu, vì chỉ nghĩ đó là loại virut gây bệnh cúm mùa bình thường. Tuy nhiên chỉ trong vòng một vài ngày thôi, đã có vài người chết đột ngột. Xem những video người đàn ông đang đi lại bình thường trên đường mà bỗng ngất đi, ngã ngay xuống mặt đường, và tắt thở, con mới run sợ đến lạ. Ôi thế ra con virut nhỏ bé này mà lại giết chết được người sao? Hoang mang, lo lắng, con vội vàng lên các trang mạng xã hội để tìm kiếm tin tức. Nhưng rồi, con lại càng hoang mang hơn, bởi trên các trang mạng, chỉ cần có smart phone thôi là đã có thể ngồi ở nhà Livestream và bảo “Tôi đang ở Vũ Hán – Trung Quốc” là đã nhen lửa lo lắng cho hàng trăm nghìn người rồi. Con tự hỏi tại sao họ lại độc ác quá thế? Chỉ vì muốn câu view, câu mà nhẫn tâm đem lại sự bất an cho dư luận, đưa tin đồn thất thiệt, gây nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Biết không thể tin tưởng những video tự phát trên mạng xã hội, con chỉ theo dõi tin tức “chính thống” từ kênh truyền hình VTV của Nhà nước, các trang báo nổi tiếng là uy tín. Con chăm chỉ cập nhật tin tức mỗi ngày.

Chỉ trong vòng một tuần thôi mà số người mắc bệnh và số người chết đã tăng lên đột ngột. Bởi vì đây là loại virut lan truyền trong không khí, rất khó kiểm soát, lại thêm tâm lý chủ quan của mọi người lúc đầu dịch, nên mới lây lan nhanh chóng như thế . Người người, nhà nhà nói chuyện với nhau về Covid – 19, khắp các trang mạng cũng chỉ cập nhật về chủ đề này, cả thế giới sục sôi lên vì Covid.

Ngay trong gia đình mình, từ ông bà cho đến ba mẹ đều đã biết sự nguy hiểm của dịch bệnh, thế nên ông bà nhắc nhở chúng con mặc ấm suốt thôi. Ba mẹ con quan tâm hơn đến việc ăn uống, lúc nào cũng dặn phải ăn chín uống sôi mới đảm bảo được sức khỏe. Dịch bệnh vẫn cứ ngày càng nghiêm trọng, đến khi dịch bùng phát tại Việt Nam, khiến người dân mình điêu đứng hết cả. Khắp các siêu thị, chợ lớn, tiệm nhỏ, mọi người đổ xô đi mua đồ ăn, thịt cá, mì tôm, xà phòng rửa tay,… Chen lấn xô đẩy, người ta giành nhau mua đồ ăn cho thật nhanh, thật nhiều. Bởi tâm lý không mua nhanh thì hết chứ sao! Đặc biệt nhất là vấn đề khẩu trang thím ạ. Đây vốn là loại vật dụng thiết yếu hàng ngày, tuy nhiên nhiều người cũng đâu có sử dụng, cứ nghĩ không dùng cũng chẳng hề hấn gì đâu. Cơ mà virut Corona lây lan trong không khí nên ở Việt Nam mình, họ đổ xô đi mua khẩu trang ngay lập tức. Giống như ở siêu thị, các tạp hóa, hiệu thuốc chật kín người. Hàng giả, hàng kém chất lượng len lỏi khắp nơi, tăng giá gấp bốn, gấp năm lần bình thường, đúng là tỏ lòng người chỉ qua chiếc khẩu trang. Nhưng người dân vẫn sẵn sàng mua chứ, để đảm bảo luôn khỏe mạnh thím nhỉ? Bên đó thím cũng nhớ đeo khẩu trang nha thím, bảo vệ cơ thể từ những việc nhỏ đơn vậy thôi ạ!

Đáng lo nhất vẫn là vấn đề lương thực. Nhất là khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định toàn dân tự cách li tại nhà 21 ngày, con lại đâm lo lắng. Hàng ngày con xuống bếp kiểm tra thùng gạo mấy lần, con cứ chỉ sợ hết gạo để ăn. Rồi lại mở tủ lạnh năm lần bảy lượt xem còn thịt cá, rau tươi không? Vì siêu thị đóng cửa hết rồi, không biết dịch bệnh còn kéo dài đến bao giờ. Bà thấy con cứ lấm lét xuống bếp thì biết ngay, bà cứ bảo con đừng lo, nhà mình vẫn còn nhiều đồ ăn bà mua trước dịch rồi. Con bớt lo hơn, nhưng cũng thấy bữa cơm ít đi món thịt, thêm vào chút rau, mà vẫn ấm cúng cơm nhà thím nhỉ?

Có lẽ đối với lũ học sinh chúng con, việc chờ đợi tin tức hàng ngày, Bộ giáo dục thông báo nghỉ học là cứ thế mà vui sướng thỏa thích. Ở nhà tha hồ mà ăn chơi, ngủ nướng, ngủ cho bù những ngày dậy sớm đi học thím ạ. Tuy nhiên chúng con vẫn học Online tại nhà, chỉ cần có thiết bị kết nối với Internet là con được gặp lại thầy cô, bạn bè con, vui khôn tả. Học Online tiện lợi lắm thím, con không phải ì ạch đạp xe đến trường xa nữa, cứ ngồi tại nhà mà học thôi, mưa chẳng tới mặt, nắng chẳng tới đầu, kỉ niệm thời Covid của con đó!

Những ngày ở nhà, ăn ngủ nhiều, nhưng con vẫn không quên tập thể dục. Ngày nào con và các em cũng thi nhau tập luyện, nhảy nhót theo những video trên tivi, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa gắn kết với anh em, nghĩ mà vui lắm thím ạ. Hạnh phúc hơn nữa, là con có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn. Trước đây con chỉ có đi học rồi về nhà, ăn uống rồi lại học bài, thì bây giờ con đã ăn chậm hơn, kể cho ông bà nghe nhiều câu chuyện hơn, xem phim cùng cả nhà, ấm áp và hạnh phúc. Lúc này con lại biết ơn con virut Corona, nhờ nó mà gia đình mình gắn kết hơn, kỉ niệm lại ùa lúc con đang viết những dòng này. Tiếc quá, thím vẫn chưa về được Việt Nam để cùng gia đình quây quần đầm ấm.

Con số người chết vẫn cứ ngày một tăng nhanh trên thế giới. Người chết hàng loại ở bệnh viện, trại dã chiến, số lượng không thể thống kê hết được. Nhìn thấy những cảnh tượng ấy trên tivi, con xót xa lắm. Đúng là mạng sống đáng quý như thế, lơ là là tuột ngay khỏi tầm tay. Con đã biết trân trong cuộc đời vô thường này. Thấy gia đình, thấy đoàn tụ ấm cúng là con tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình.

Thím hãy giữ gìn sức khỏe nhé! Thím mặc ấm vào nữa đó, ông bà ở nhà cứ hỏi thím không biết có khỏe không, công việc thế nào rồi? Nhưng mà thím đừng lo nhé, con đang cố gắng giúp đỡ ông bà nhẹ bớt gánh nặng công việc nhà. Thím hãy cứ yên tâm làm việc, thỉnh thoảng gọi điện cho ông bà là được rồi ạ. Con mong ngày thím trở về.

Những trải nghiệm mùa Covid, con đã kể cho thím nghe rồi, còn nhiều câu chuyện lắm ạ, nhưng con đành gác lại cho bức thư sau. Thím giữ sức khỏe nhé! Bây giờ con đi học bài đây ạ, đến giờ học của con rồi. Con chào thím nhé! Dịch bệnh bên Liên bang Nga như thế nào, thím hãy viết thư cho con biết nhé. Con mong thư của thím.

Thân gửi thím yêu!

Cháu gái

#Chúc em học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huỳnh Gia Như
24 tháng 2 2021 lúc 18:01

HOÀNG KHÁNH LÂM :

hihi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
FG★Đào Đạt
6 tháng 1 2021 lúc 20:36

Nam Định, ngày 6 tháng 1 năm 2021

Gửi bố yêu quý của con!

Có lẽ bố rất bất ngờ khi nhận được lá thư này của con bố nhỉ? Con biết rằng, công việc của bố rất bận rộn, nhưng con mong rằng bố sẽ dành chút thời gian đọc hết lá thư này của con bố nhé!

Những ngày qua, báo đài và mọi người xôn xao rất nhiều về đại dịch Covid-19, và con chắc rằng, bố cũng đã biết đến nó. Và con chắc rằng, nó thực sự là một mối nguy hiểm vô cùng to lớn đối với chúng ta. Chính con virut ấy đã khiến hàng triệu người trên thế giới qua đời, và thêm hàng chục triệu người khác đang phải đối mặt với nguy hiểm. Thế nhưng, ở nước ta, có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được sự nguy hiểm của nó. Có một số người, khi đến nơi công cộng vẫn không mang khẩu trang, thường xuyên đi chơi, đi du lịch khắp nơi với lịch trình dày đặc trong thời gian nhạy cảm này. Chính họ đã tạo nên một luồng nguy hiểm đang lớn dần lên từng ngày trong xã hội.

Vậy nên, mỗi khi bố đi làm, con luôn lo lắng rất nhiều. Vì con biết đặc thù công việc của bố, khiến bố phải tiếp xúc với rất nhiều người mỗi ngày. Bố phải trao đổi, ngồi gần thậm chí là tiếp xúc trực tiếp với họ. Điều này vô tình khiến bố dễ tiếp xúc với mầm bệnh hơn. Và con cũng biết rằng, công việc của bố thực sự rất vất vả, ngày nào khi trở về nhà, trông bố cũng thật mệt mỏi, đôi khi quên cả việc rửa tay trước khi ăn cơm.

Thế nhưng, con vẫn muốn bố giữ với con một lời hứa. Rằng bố sẽ luôn làm đúng theo những lời khuyên của bộ y tế về phòng chống lây lan Covid-19. Như luôn đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, hạn chế tụ tập nơi đông người… Để dù vất vả, nhưng bố vẫn sẽ luôn khỏe mạnh ở bên cạnh con, không phải rời đi cách li ở một nơi xa khác, hay chịu mệt mỏi do virut hành hạ.

Bố nhé!

Con trai yêu của bố

           

Si Văn Rô

Khách vãng lai đã xóa
Tô Minh Ngọc
6 tháng 1 2021 lúc 20:34

mik viết òi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Thảo
6 tháng 1 2021 lúc 20:44

anh si rô đó hả ?

Khách vãng lai đã xóa
Mr.Zoom
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 2 2021 lúc 9:14

Em tham khảo nhé, bài này viết khá hay và ngắn như em yêu cầu đây:

Bà nội yêu quý của cháu!

Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Cháu gái yêu quý của bà

Nguyễn Phúc
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 3 2021 lúc 19:20

Tham khảo:

Đề 1:

I. Mở bài

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.

 

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.

- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..

- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.

- Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).

- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.

- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.

- Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

 

2. Kết cấu

- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.

- Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian.

- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.

- Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.

- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.

- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.

- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.

+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).

+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).

+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.

+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.

- Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.

 

3. Ý nghĩa

- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.

- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

 

III. Kết bài

- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.

Aikatsu
5 tháng 3 2021 lúc 19:20

có lun bài sẵn cậu lấy ko ạ ?

anne đậu
Xem chi tiết
nthv_.
7 tháng 10 2021 lúc 15:02

Tham khảo:

undefined