phong tục ngày tết của nước ta có những phong tục nào
- Tìm hiểu phong tục ngày tết của các vùng, miền theo gợi ý sau:
- Nêu cảm nhận của em về những phong tục ngày tết đa dạng ở các vùng, miền.
Ý 1:
- Trước khi tết đến:
+ Mọi người thường lau dọn nhà cửa, sắm sửa tân trang những đồ dùng mới trong nhà.
+ Chuẩn bị các loại hoa quả, bánh trái, mứt kẹo, đào…
+ Làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, báo cáo về một năm đã qua.
- Trong dịp tết:
+ Mọi người chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
+ Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em những đống tiền lấy may.
+ Cùng nhau đi chúc tết, đi chơi xuân.
+ Đi đền chùa cầu may, cầu phúc, cầu bình an cho gia đình.
- Ý nghĩa:
+ Đem đến một năm mới an lành tươi mới.
+ Thăm hỏi chúc sức khỏe họ hàng, hàn huyên chuyện năm cũ, chúc mừng cho năm mới.
+ Là dấu mốc đánh dấu một năm đã qua, năm mới đã đến.
Ý 2:
Mỗi vùng miền lại có những phong tục khác nhau vào dịp Tết. Các phong tục thể hiện văn hóa của vùng, miền, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam.
Hình ảnh: “ngày Tết trên bàn thờ luôn có cành hoa” của người Thái gợi cho em liên tưởng đến những điều gì dưới đây?
(0.5 Điểm)
A. Phong tục cắm hoa đào ngày Tết trong mỗi gia đình người dân miền Bắc
B. Phong tục chơi hoa mai vàng ngày xuân của người dân miền Trung và miền Nam
C. Hoa cúc nở mỗi mùa thu đến ở cả hai miền đất nước
D. Hoa đồng tiền nở mỗi dịp xuân về
Có thể chọn nhiều đáp án
Em có suy nghĩ gì về những phong tục trong ngày tết
Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.
Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.
Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.
Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.
Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.
- Thể hiện văn hoá, lỗi sống, phong tục tập quán của đất nước ta
- Dành nhiều thời gian bên gia đình hơn
- Là dịp nghỉ ngơi sau 1 năm bận rộn vất vả
- v.v...
Văn hóa lì xì (mừng tuổi) ngày Tết đã du nhập vào nước ta nhưng từ bao đời nay, người Việt vẫn giữ gìn phong tục này như một nét đẹp truyền thống, trở thành một phần đậm đà của phong vị Tết Việt.
Các em thấy điều này còn đúng không? Em có suy nghĩ gì về văn hóa lì xì trong thời điểm hiện nay?
Em thấy lì xì năm mới cho trẻ em là cũng rất tốt,nhưng theo em là có một số trường hợp là tự giữ tiền lì xì rồi đi mua đồ linh tinh là ko dc
Ý kiến riêng
=)))
emđồng ý với ý kiến lì xì năm mới nhưng ko được vì thế mà dùng tiền đó mua linh tinh,chỉ dùng tiền lì xì vào những mục đích quan trọng như học tập thôi ạ
em tán thành . Văn hoá lì xì là quá trình văn hoá từ Trung Quốc . Nhưng đồng tiền lì xì rất có ý nghĩa , chúng mong các em nhỏ dc khoẻ mạnh và năm ms nay mắn hạnh phúc . Nó tượng trưng cho những lời chúc người thân trao đến nhau trong dịp đầu năm .
Những phong tục nào của tổ tiên ta còn được lưu giữ đến ngày nay?
A. Xăm mình.
B. Nhuộm răng.
C. Làm bánh giầy, bánh chưng.
D. Xăm mình.
Nêu những phong tục, tập quán của người Việt còn lưu giữ trong đời sống văn hoá hàng ngày của chúng ta ngày nay? Tìm hiểu kĩ các phong tục? giúp mik vứi mai thi òi
1 ) Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng , bánh giầy
2 ) Đọc truyện bánh chưng , bánh giầy em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ?
Bánh chưng,bánh giầy gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt.
Mình trả lời câu thôi nhá, ko đc hay đâu
Em thích câu: "Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết"
Vì bánh chưng, bánh giầy là một món truyền thống không thể thiếu được. Qua đó thể hiện được sự tôn kính của ông cha ta.
Theo em, những phong tục , tập quán nào của người Việt từ thời Bắc thuộc vẫn còn được giữ gìn,bảo tồn đến tận ngày nay?em cần làm j để tiếp tục giữ gìn những phong tục tập quán đó?
^w^
Những phong tục, tập quán của người Việt từ thời Bắc thuộc vẫn còn được giữ gìn, bảo lưu đến tận ngày nay là: Thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,...
Tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, tết, ngày trọng đại.Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc.
Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy tiếng nói, những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: - Học tập và trân trọng, phát huy tiếng nói, những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. - Phê phán những kẻ ko biết giữ gìn văn hóa và tập quán của dân tộc ta.