Bài 5: Người ta điều chế khí hiđro bằng cách cho nhôm tác dụng với axit clo hiđric.
a) Lập PTHH của PƯ trên?
b) Tính khối lượng nhôm và axit cần dùng để điều chế được 13,44 l khí hiđro ( ở ĐKTC)
Cho khí hiđro tác dụng vừa đủ với 7,2g Sắt (II) oxit ở nhiệt độ cao.
a. Tính khối khối lượng sắt thu được
b. Tính thể tích khí hiđro (đktc) dùng để điều chế lượng sắt nói trên.
c. Tính khối lượng nhôm để khi tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư (HCl) thu được lượng hiđro trên?
PT: \(FeO+H_2\underrightarrow{t^o}Fe+H_2O\)
Ta có: \(n_{FeO}=\dfrac{7,2}{72}=0,1\left(mol\right)\)
a, Theo PT: \(n_{Fe}=n_{FeO}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Fe}=0,1.56=5,6\left(g\right)\)
b, Theo PT: \(n_{H_2}=n_{FeO}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)
c, PT: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
THeo PT: \(n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=\dfrac{1}{15}\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Al}=\dfrac{1}{15}.27=1,8\left(g\right)\)
Cho khí hiđro tác dụng vừa đủ với 7,2g Sắt (II) oxit ở nhiệt độ cao.
a. Tính khối khối lượng sắt thu được
b. Tính thể tích khí hiđro (đktc) dùng để điều chế lượng sắt nói trên.
c. Tính khối lượng nhôm để khi tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư (HCl) thu được lượng hiđro trên?
Người ta điều chế nhôm bằng cách cho luồng khí hiđro đi qua tác dụng với bột nhôm oxit Al2O3 nung nóng . Tính thể tích khí hiđro ( ở đktc ) cần dùng để điều chế được 5,4
Giúp với . Cảm ơn :3
nAl=5,4/27=0,2 mol
pt:Al2O3 + 3H2 \(\rightarrow\) 2Al +3H2O
VH2 =0,3 * 22.4=6,72 lit
Cho 5,4 gam nhôm (Al) tác dụng với axit clohiđric (HCl) tạo thành khí hiđro và muối nhôm clorua (AlCl3). a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) ? b. Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành ? nếu sử dụng kim loại Zn tác dụng H2SO4 điều chế H2 trên, hỏi khối lượng H2SO4 cần dùng là bao nhiêu ?
a)
\(n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
0,2----------->0,2----->0,3
=> \(V_{H_2}=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\)
b) \(m_{AlCl_3}=0,2.133,5=26,7\left(g\right)\)
c)
PTHH: Zn + H2SO4 --> ZnSO4 + H2
0,3<----------------0,3
=> \(m_{H_2SO_4}=0,3.98=29,4\left(g\right)\)
\(a,n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH:
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
0,2--------------->0,2------->0,3
\(V_{H_2}=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\\ b,m_{AlCl_3}=0,2.133,5=26,7\left(g\right)\)
c, PTHH:
\(Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\)
0,2<------------------0,2
\(m_{H_2SO_4}=0,2.98=19,6\left(g\right)\)
Hiđro clorua (HCl) là một chất khí được dùng để sản xuất axit clohiđric (một trong các axit được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm). Trong công nghiệp, hiđro clorua được điều chế bằng cách đốt khí hiđro trong khí clo. Tính thể tích khí clo (ở điều kiện tiêu chuẩn ) cần dùng để phản ứng vừa đủ với 67,2 lít khí hiđro ( ở đktc) và khối lượng khí hiđro clorua thu được sau phản ứng.
Nêu các bước giải bài toán theo phương trình hoá học.
b1: viết pthh
cl2+ h2-> 2hcl
b2: tính số mol cá chất dựa vào khối lượng hoăc thể tích đề bài cho
nH2= 67,2/224=3 mol
b3: dựa vào phương trình tính số mol các chất còn lại
theo pthh: ncl2=nh2=3 mol
nhcl=2nh2=3*2=6 mol
b4: tính khối lượng hoặc thể tích chất đề bài yêu cầu
=> Vcl2= 3*22,4=67,2l
mhcl=6* 36,5= 219g
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Bước 1: Tìm số mol chất đã cho trong đề bài.
nH2 = VH2/22,4 = 67,2/22,4 = 3 (mol)
Bước 2: Viết PTHH, cân bằng.
H2 + Cl2 -> 2HCl
Bước 3: Từ hệ số trong PTHH => số mol chất cần tìm.
3 mol -> 3 mol -> 6 mol
Bước 4: Tính theo yêu cầu đề bài.
- VCl2 = nCl2 . 22,4 = 3 . 22,4 = 67,2 (lít)
* Bài giải hoàn chỉnh:
- nH2 = VH2/22,4 = 67,2/22,4 = 3 (mol)
- H2 + Cl2 -> 2HCl
- 3 mol -> 3 mol -> 6 mol
- VCl2 = nCl2 . 22,4 = 3 . 22,4 = 67,2 (lít)
- mHCl = nHCl . MHCl = 6 . 36,5 = 219 (g)
Nếu bạn nào thắc mắc về câu trả lời của mk hay không hiểu chỗ nào, cứ việc bình luận. Mk sẽ nói rõ hơn! Mơn nhìu! >3<
Hiđro clorua (HCl) là một chất khí được dùng để sản xuất axit clohiđric (một trong các axit được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm). Trong công nghiệp, hiđro clorua được điều chế bằng cách đốt khí hiđro trong khí clo. Tính thể tích khí clo (ở điều kiện tiêu chuẩn ) cần dùng để phản ứng vừa đủ với 67,2 lít khí hiđro ( ở đktc) và khối lượng khí hiđro clorua thu được sau phản ứng.
Nêu các bước giải bài toán theo phương trình hoá học.
Có: nH2= 67,2:22,4=3(mol)
PTPƯ: H2 + Cl2 --to--> 2 HCl
(mol) 1 1 2
(mol) 3 3 6
(l) 67,2 67,2 134,4
(g) 6 213 219
Bước 1: Viet PTHH
H2 + Cl2 \(\rightarrow\) 2HCl
Bước 2: Ta tính số mol các chất đã cho theo gia thiết
Số mol H2 la
\(n_{H_2}=\)\(V_{H_2}\): 22,4= 67,2 : 22,4 = 3 (mol)
Bước 3: Dựa vào PTHH, ta có thể tính số mol các chất còn lại
Theo PTHH: \(n_{H_2=}2n_{HCl}=3\cdot2=6\left(mol\right)\)
Bước 4: Tính khối lượng (m) hay thể tích (V) các chất cần tìm.
Thể tích Cl cần dùng là
\(V_{Cl}=n_{Cl}\cdot22,4=3\cdot22,4=67,2\left(l\right)\)
Khối lượng HCl thu được là
\(m_{HCl}=M_{HCl}\cdot n_{HCl}=36,5\cdot6=219\left(g\right)\)
Chúc bạn học giỏi.
Hiđro clorua ( hcl ) là một chất khí được dùng để sản xuất axit clohiđric ( 1 trong các axit được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm ) . trong công nghiệp , hiđro clorua được điều chế bằng cách đốt khí hiđro trong khí clo. Tính thể tích khí clo ( ở đktc ) cần dùng để phản ứng vừa đủ với 67,2 lít khí hiđro (ở đktc ) và khối lượng khí Hiđro clorua thu được sau phản ứng .
Nêu nêu các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học .
1. Tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm
* Các bước giải:
- Đổi số liệu đầu bài. Tính số mol của chất mà đầu bài cho.
- Lập phương trình hoá học.
- Dựa vào số mol chất đã biết để tính số mol chất cần tìm.
2. Tính thể tích khí tham gia và tạo thành
H2+Cl2->2HCl
\(n_{H_2}=67,2:22,4=3\left(mol\right)\)
Ta có: \(n_{H_2}=n_{Cl_2}=3\left(mol\right)\)
\(V_{Cl_2}=3.22,4=67,2l\)
\(n_{HCl}=2n_{Cl_2}=2.3=6\left(mol\right)\)
\(m_{HCl}=6.36,5=219g\)
a) để điều chế khí hiđro người ta cho nhôm tác dụng với axit clohiđric viết pthh b) nếu có 2,7g nhôm phản ứng với 500ml dd HCl nồng độ 2M thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 ở đktc c) tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng ( giả sử thể tích ko thay đổi )
a) 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
b) \(n_{Al}=\dfrac{2,7}{27}=0,1\left(mol\right)\); nHCl = 0,5.2 = 1 (mol)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{2}< \dfrac{1}{6}\) => Al hết, HCl dư
PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
0,1->0,3---->0,1---->0,15
=> VH2 = 0,15.22,4 = 3,36 (l)
c) \(\left\{{}\begin{matrix}C_{M\left(AlCl_3\right)}=\dfrac{0,1}{0,5}=0,2M\\C_{M\left(HCl.dư\right)}=\dfrac{1-0,3}{0,5}=1,4M\end{matrix}\right.\)
Trong phòng thí nghiệm để điều chế khí hiđro người ta cho kim loại kẽm ( Zn ) tác dụng với đ axit sunfuric ( H2SO4 ) thu được 2,25 lít khí hiđro ( đktc ). Hãy tính a/ khối lượng Zn cần dùng b/ Khối lượng muối kẽm sunfat thu được
2,24 lít hidro chứ chắc không phải 2,25 em hi?