Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Thế Phong
Xem chi tiết
Thư Phan
31 tháng 12 2021 lúc 11:00

Tham khảo

       Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Đặc biệt, Tuyên ngôn độc lập là sự lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của sức thuyết phục ấy và ý nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập.

      Nói đến ý nghĩa của bản tuyên ngôn là nhắc tới giá trị lịch sử to lớn của nó. “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời khi cách mạng thành công, nhưng tình hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”. Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ đặt cơ sở pháp lí cho bản “Tuyên ngôn Độc lập” mà còn thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác. “Tuyên ngôn Độc lập” khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo thực dân Pháp ở mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...đồng thời nhấn mạnh các sự kiện lịch sử: mùa thu năm 1940 và ngày 9/3/1945 để kết luận: “trong 5 năm Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật”. Điều đó khẳng định nhân dân Việt Nam đã không ngừng đấu tranh trong suốt gần một thế kỷ để giành độc lập.

       Tuyên ngôn là áng văn chính luận mẫu mực, hiện đại với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn, chính xác, lôgic. Quả đúng, “Đây là một tác phẩm nổi tiếng nối tiếp tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới.”

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
11 tháng 5 2017 lúc 10:17

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

Phạm Thị Thạch Thảo
1 tháng 9 2017 lúc 10:02

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận

Nguyễn Quỳnh Trang
13 tháng 11 2017 lúc 21:39

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận


Nguyễn Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Bảo
9 tháng 1 lúc 17:48

 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Đinh Hải Tùng
9 tháng 1 lúc 18:00

Nhân dịp Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, trân trọng giới thiệu bài viết "Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945" của TS.Vũ Ngọc Am đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản:

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thời gian đã qua đi hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

Nội dung của Tuyên ngôn Độc lập đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu, làm rõ, nhưng hiện vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, đặt câu hỏi với dụng ý xấu: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập bằng những câu trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp?

Điều này cần phải hiểu và lý giải rõ.

Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới như UNESCO đã tôn vinh, Người nhắc đến hai văn kiện lịch sử ấy với lòng trân trọng đặc biệt của một trí tuệ lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại mà Cách mạng giành độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã giành được. Đây là những thành quả văn hoá của nhân loại, là dấu mốc lớn của lịch sử loài người, trong đó đã khẳng đinh những quyền cơ bản của con người. Đó là "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” … “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”… Đây là những tư tưởng rất tiến bộ đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp. Dẫn dắt từ sự kiện này để Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến kết luận nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế đối với cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Hai là, trên nền tảng và tiền đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chính cuộc cách mạng mà dân tộc Việt Nam đã giành được vào Tháng Tám năm 1945 là bước đi tiếp trong sự phát triển của nhân loại, đồng thời cũng là cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người thuộc các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Đó là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới mà cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gương cao.

Ba là, đi sâu nghiên cứu hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, chúng ta thấy cả hai bản Tuyên ngôn đã đề cao và khẳng định quyền con người: “Mọi người đều sinh ra bình đẳng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Chính sự suy rộng ra đã thể hiện một tư tưởng lớn, một luận điểm quan trọng thể hiện sự vượt trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Đây là một nội dung rất căn bản, có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại. Từ đó tới nay, các nước trên thế giới đã và đang liên tục đấu tranh để giành độc lập, giành quyền dân tộc cơ bản của mình.

Như vậy, có thể thấy, với vốn tiếng Anh cùng với thiên tài trí tuệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch và trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp nhưng có sự điều chỉnh và phát triển để thể hiện quan điểm riêng của mình về quyền con người và trên thực tế, tinh thần ấy đã được thể hiện và khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay.

Đó chính là sự đóng góp về lý luận và thực tiễn về quyền con người, đem lại những tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của nhân loại.

Hơn 70 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt hơn 70 năm qua. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức.

Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập ,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Nguyễn Thanh Thúy
Xem chi tiết
kedienmeanh
9 tháng 1 lúc 17:41

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

kedienmeanh
9 tháng 1 lúc 17:44

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

- Kết thúc 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta . 

- Khẳng định tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược , bảo vệ độc lập cho dân tộc ta .

Cô Khánh Linh
25 tháng 1 lúc 16:00

Hướng dẫn giải

Tự do và độc lậpBản Tuyên ngôn đặt ra mục tiêu chính là tìm kiếm độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam. Nó tuyên bố sự kết thúc của thời kỳ thực dân, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp, và mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.
Ý thức quốc giaBản Tuyên ngôn Độc lập cũng thể hiện sự thức tỉnh và tự giác quốc gia, khuyến khích lòng tự hào và lòng yêu nước trong tâm hồn người Việt Nam. Nó thể hiện lòng yêu nước và sự đoàn kết của toàn bộ dân tộc trong việc xây dựng quốc gia độc lập.
Chủ quyền và tự quyết địnhBản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền chủ quyền của dân tộc Việt Nam, tuyên bố quyền tự quyết định về số phận của mình. Điều này là một bước lớn trong việc xây dựng một quốc gia không bị ảnh hưởng và chi phối bởi các nước ngoại.
Tạo động lực cho cuộc chiến đấuBản Tuyên ngôn Độc lập đã tạo động lực mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu giành độc lập của Việt Nam. Nó đã kích thích lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người lính và nhân dân, tạo nên tinh thần đoàn kết và quyết tâm trong cuộc chiến tranh giành độc lập.

 

FAN hò reo
Xem chi tiết
Unirverse Sky
15 tháng 11 2021 lúc 9:31

Lời trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới:

+ Lời từ tuyên ngôn độc lập năm 1776 nước Mĩ.

+ Từ những bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền năm 1791 của nước Pháp.

→ Lời lẽ hai bản tuyên ngôn đều đề cập đến vấn đề nhân quyền thể hiện sự khéo léo, kiên quyết của Bác trước kẻ thù.

– Khéo léo vì Bác tỏ thái độ trân trọng, thành quả, văn hóa lớn của nhân loại

– Kiên quyết vì Bác khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ. Biện pháp lấy gậy ông đập lưng ông được vận dụng thích đáng.

Khách vãng lai đã xóa
Cao Cát Hoàng Minh
15 tháng 11 2021 lúc 9:37

Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam được hưởng tự do, độc lập mà tự mình giành lại từ tay Nhật: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã dũng cảm đứng về phía Đồng minh chống phát xít Nhật; dân tộc đó phải được tự do, dân...

nhớ tíck

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 19:51

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ

- Tác giả:

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.

+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.

- Nội dung:

+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.

+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.

+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.

- Giá trị lịch sử:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

- Tác giả: La Fayette.

- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.

- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

Sáng Đỗ Thị
Xem chi tiết
animepham
2 tháng 11 2023 lúc 19:06

Trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn một câu trong bản Tuyên ngôn Độc lập đó là câu :

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lời."

 

Ý nghĩa của việc trích dẫn đó là : 

 Buộc tội Pháp khi đã lạm dụng lá cờ "tự do, bình đẳng, bác ái" đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng tư sản Pháp.

 

Sáng Đỗ Thị
2 tháng 11 2023 lúc 18:24

GIÚP MÌNH NGAY NHÉ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 5 2017 lúc 2:57

Phần 1: (từ đầu đến không chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa

Phần 2: (tiếp đến phải được độc lập): vạch trần sự tàn ác, bộ mặt của thực dân Pháp

Phần 3: (còn lại) lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
11 tháng 5 2017 lúc 10:18

Câu 1: Bố cục bản "Tuyên ngôn độc lập" gồm 3 phần

Phần 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.