Hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh

Sách Giáo Khoa

Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập của tác giả có ý nghĩa gì? (Đọc kĩ phần tiểu dẫn, chú ý đối tượng mà Hồ Chí Minh hướng tới để xác định cách trả lời)

Trần Thị Hồng Nhung
11 tháng 5 2017 lúc 10:17

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
1 tháng 9 2017 lúc 10:02

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Trang
13 tháng 11 2017 lúc 21:39

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận


Bình luận (0)
Trang Trần
29 tháng 11 2019 lúc 9:13

Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1791) trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa:

- Tạo điểm tựa vững chắc cho bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

- Thể hiện chiến thuật chiến đấu vừa khôn khéo, vừa kiên quyết của Hồ Chí Minh

+ Khôn khéo: thể hiện thái độ trân trọng những tư tưởng bất hủ của Pháp và Mĩ.

+ Kiên quyết: Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở người Pháp và người Mĩ đừng phản bội lại tổ tiên của mình. Cha ông của họ đã đề ra các quyền tự do và bình đẳng, nhưng con cháu của họ đã đi cướp quyền tự do bình đẳng của các dân tộc khác. Đây chính là chiến thuật gậy ông đập lưng ông, dùng khóa địch để khóa miệng địch nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lược của Pháp, Mĩ.

- Hồ Chí Minh muốn khẳng định vị thế của Việt Nam trong trường quốc tế. Dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng có thể sánh ngang với Pháp và Mĩ. Pháp, Mĩ có tuyên ngôn thì Việt Nam cũng có tuyên ngôn của riêng mình.

=> Qua đó, Hồ Chí Minh đã xác lập được cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn độc lập. Người đã khẳng định được lập trường chính nghĩa của dân tộc cũng như cuộc đấu tranh cách mạng của Việt Nam là hoàn toàn chính đáng.

Bạn tham khảo chuyên sâu hơn tại

https://toploigiai.vn/soan-van-12-tuyen-ngon-doc-lap-ho-chi-minh-phan-2-tac-pham

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Myy
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Nam Phương
Xem chi tiết