Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
15 tháng 9 2016 lúc 20:41

1. Hình dạng ngoài của thủy tức:

Hình trụ dài:

- Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể.

- Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

2. Thành cơ thể thủy tức gồm 2 lớp:

Lớp ngoài:

- Tế bào gai

- Tế bào thần kinh

- Tế bào sinh sản

- Tế bào mô bì cơ.

Lớp trong:

- Tế bào mô cơ tiêu hoá.

Ở giữa hai lớp là tầng keo mỏng.

Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
13 tháng 9 2016 lúc 15:47

Thủy tức có khoang ruột rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện thực bào (tiêu hóa nội bào). Ruột của thủy tức lại chỉ có một đầu ra (vừa là miệng, vừa là hậu môn), khi ăn một thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác

Thành cơ thể của thủy tức gồm hai lớp tế bào và tầng keo xen giữa

Nguyễn Thế Bảo
13 tháng 9 2016 lúc 15:50

Cấu tạo ngoài: 

+ Hình trụ dài 
+ Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn

 

Cấu tạo trong:

Thành cơ thể gồm 2 lớp:
- Lớp ngoài gồm: 
+ Tế bào gai 
+ Tế bào thần kinh
+ Tế bào sinh sản
+ Tế bào mô bì cơ.
- Lớp trong:
+ Tế bào mô cơ tiêu hoá
* ở giữa 2 lớp là tầng keo mỏng
* Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa(ruột túi)

nguyễn thị thùy dung
28 tháng 10 2016 lúc 17:54

- Cấu tạo trong :

+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào,gồm nhiều tế bào có cấu tạo phức tạp

+ Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng

-Cấu tạo ngoài :

+ Cơ thể hình trụ dài,có có đối xứng tỏa tròn

+ Phần trên :có lỗ miệng,xung quanh có tua miệng

+ Phần dưới : là đế

 

khai ngoc
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
17 tháng 10 2021 lúc 13:29

1-B 2-C 3-A 4-B 5-D 6-A 7-B 8-B 9- 10-

Tế bào mô bì cơ: hình trụ có rễ, chứa nhân ở phía ngoài và chứa tơ cơ xếp dọc theo chiều dài của cơ thể ở phía trong, vừa giữ chức năng bảo vệ của mô bì vừa tạo thành một tầng co rút theo chiều dọc của cơ thể.Tế bào gai: phân bố khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất trên tua miệng, giữ nhiệm vụ tấn công và tự vệ.Tế bào cảm giác: hình thi nằm xen giữa các tế bào mô bì cơ, có tơ cảm giác hướng ra ngoài còn gốc phân nhánh ở trong tầng keo.Tế bào thần kinh: hình sao, có các rễ liên kết với nhau trong tầng keo tạo thành hệ thần kinh mạng lưới đặc trưng của ruột khoang. Mạng lưới này liên kết với rễ của tế bào cảm giác và với gốc của tế bào mô bì cơ và các tế bào gai tạo thành một cung phản xạ, tuy còn đơn giản nhưng xuất hiện lần đầu ở động vật đa bào.Tế bào sinh sản: tế bào trứng hình thành từ tuyến hình cầu.Tinh trùng hình thành từ tuyến hình Tế bào trung gian: là loại tế bào chưa phân hóa cơ bé, nằm ngay trên tầng keo, có thể hình thành tế bào gai để thay thế chúng sau khi hoạt động hoặc tạo nên tế bào sinh dục.
Quốc Hương
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
1 tháng 1 2022 lúc 20:21

Tách ra 

chuche
1 tháng 1 2022 lúc 20:29

Câu 1. Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm?

A. một lớp tế bào, gồm nhiều tế bào xếp xen kẽ nhau

B. ba lớp tế bào xếp xít nhau.

C. hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng

D. gồm nhiều lớp tế bào, xen kẽ các tầng keo mỏng.

 

 Ngành Thân mềm có số lượng loài là:

   A. Khoảng 70 nghìn loài.                         B. Khoảng 60 nghìn loài. 

   C. Khoảng 50 nghìn loài.                         D. Khoảng 80 nghìn loài.

 

Câu 10. Động Vật Nguyên Sinh nào sống kí sinh?

    A. Trùng Sốt Rét, Trùng Kiết Lị.            B. Trùng Roi, Trùng Kiết Lị. 

    C. Trùng Biến Hình, Trùng Sốt Rét.       D. Trùng Sốt Rét, Trùng Giày

 

Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?

    A. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.           

    B. Vùi mình vào sâu trong cát  

    C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù.

    D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.

 

Câu 14. Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh:

A.Bọ ngựa                                                   B. Bọ chét

C.Bọ rầy                                                      D. Rận

 

Câu 15: Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở:

A.Đốt đuôi                 B.Đầu                 C.Giữa cơ thể                   D.Đai sinh dục

 

Câu 18: Cơ thể của nhện được chia thành

A. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng  

B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.

C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.

D. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.

 

Câu 19. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?

A. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.

B. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp

C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.

D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.

 

Câu 20. Phát biều nào sau đây về giun đất là sai?

A. Giun đất có hệ tuần hoàn hở.

B. Giun đất là động vật lưỡng tính.

C. Hệ thần kinh của giun đất là hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

D. Giun đất hô hấp qua phổi.

chuche
1 tháng 1 2022 lúc 20:37

Câu 22: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?

A. Ăn uống hợp vệ sinh.                           B. Diệt bọ gậy.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.          D. Mắc màn khi đi ngủ.

 

Câu 23. Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?

A. 3 tháng.                                                B. 6 tháng.

C. 9 tháng.                                                D. 12 tháng.

 

Câu 24. Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

A. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.

C. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không

D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

 

Câu 25. Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?

A. 50m.            B. 100m.            C. 200m.            D. 400m.

 

Câu 26. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan?

A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.

B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.

C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông.

D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.

 

Câu 27. Phát biểu nào sau đây về sán dây là đúng?

A. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.               B. Là động vật đơn tính.

C. Cơ quan sinh dục kém phát triển.             D. Phát triển không qua biến thái.

 

Câu 28: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới ?

A. Bốn đôi chân bò.                                      B. Đôi chân xúc giác.

C. Các núm tuyến tơ.                                    D. Đôi kìm.

 

Câu 29: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?

A. Hô hấp bằng mang.

B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

 

Câu 30. Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là

A. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.

B. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.

C. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.

D. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ

 

Câu 31: Tập tính nào dưới đây không có ở kiến?

A. Đực cái nhận biết nhau bằng tín hiệu.

B. Chăm sóc thế hệ sau.

C. Chăn nuôi động vật khác.

D. Dự trữ thức ăn.

 

Câu 32: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là

A. Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.

B. Cơ thể phân đốt.

C. Phát triển qua lột xác.

D. Lớp vỏ ngoài bằng kitin.

 

Câu 33: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

A. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.

B. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.

C. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn.

D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.

 

Câu 34. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

A. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

B. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.

C. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.

D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.

 

Câu 35. Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?

A. Thần kinh, hạch não phát triển.               B. Di chuyển tích cực.

C. Môi trường sống đa dạng.                        D. Có vỏ bảo vệ.

nàng luky đáng yêu
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
30 tháng 4 2017 lúc 18:45

1/ Nguyên sinh vật là cơ thể có cấu tạo gồm 1 tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.

2/ Thủy tức di chuyển bằng kiểu sâu đo và lộn đầu.

Lê Quốc Huy
Xem chi tiết
Fa Châu De
25 tháng 10 2018 lúc 18:33

Cơ thể thủy tức có đặc điểm có dạng hình trụ dài. Các tua miệng tỏa ra trên phần lỗ miệng. Đế nằm ở dưới dùng, để bám vào các vật. Có đặc tính di chuyển lộn đầu và kiểu sâu đo.

Lê Ngọc Ánh
25 tháng 10 2018 lúc 18:35

Thành cơ thể thủy tức gồm 2 lớp:

-Lớp ngoài gồm:

+Tế bào gai

+Tế bào thần kinh

+Tế bào mô bì cơ

+Tế bào sinh sản

-Lớp trong gồm;

+Tế bào mô cơ tiêu hóa

-Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng

-Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa (ruột túi)

nguyen huu tri
Xem chi tiết
弃佛入魔
7 tháng 12 2016 lúc 14:14

Thủy tức có khoang ruột rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện nội bào (tiêu hóa nội bào). Ruột của thủy tức lại chỉ có một đầu ra (vừa là miệng, vừa là hậu môn), khi ăn một thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác. Vì vậy, chúng không thể lưu trữ thức ăn lâu trong cơ thể và phải tận dụng tiêu hóa nội bào để tiêu hóa nhanh đám thức ăn vừa đưa vào cơ thể.

nguyen huu tri
7 tháng 12 2016 lúc 10:07

giúp mik đi minh sap nộp rồi

 

Lê Phương Thảo
17 tháng 12 2016 lúc 20:12

Cấu tạo trong của thuỷ tức có các tế bào: -Tế bào thần kinh -Tế bào gai -Tế bào mô bì-cờ -Tế bào mô cơ-tiêu hoá -Tế bào sinh sản

Tế bào mô cơ-tiêu hoá có chức năng: chiếm chủ yếu lớp trong có roi và không bào tiêu hoá, làm nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn là chính. Phần ngoài liên kết với nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều ngang.

Lê Đan Vy
Xem chi tiết
Thời Sênh
1 tháng 10 2018 lúc 18:59

thủy tức thuộc ngành ruột khoang

cấu tạo ngoài:

+hình trụ dài

+có các tua miệng tỏa ra

cấu tạo trong:

+thành cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong

+giữa 2 lớp đó là tầng keo mỏng

Thảo Phương
1 tháng 10 2018 lúc 20:02

-Thủy tức hay thủy tức nước ngọt là một dạng động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm, đìa...có hình ống dài, có nhiều tua (xúc tu) đối xứng để bám vào các giá thể và di chuyển theo kiểu sâu đo và lộn đầu.

-Cấu tạo

Thủy tức có khoang ruột rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện nội bào (tiêu hóa nội bào). Ruột của thủy tức lại chỉ có một đầu ra (vừa là miệng, vừa là hậu môn), khi ăn một thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác. Vì vậy, chúng không thể lưu trữ thức ăn lâu trong cơ thể và phải tận dụng tiêu hóa nội bào để tiêu hóa nhanh đám thức ăn vừa đưa vào cơ thể.

•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
Xem chi tiết

TL:

Sinh sản nảy chồi của san hô khác thủy tức ở điểm:

B.San hô nảy chồI,cơ thể con ko tách khỏi cơ thể bố mẹ;thủy tức nảy chồi;khi chồi nảy mầm tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập

Khách vãng lai đã xóa