Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 455
Điểm GP 82
Điểm SP 329

Người theo dõi (68)

Dương Quang Huy
You Are Mine
lê huân
Bùi Vũ Mai Anh

Đang theo dõi (38)

Ngọc
Satoshi
Ngô Gia Khánh
Huyền Anh Lê

Câu trả lời:

Câu 3: Hệ tiêu hóa được bắt đầu từ miệng →Thực quản → Dạ dày → Tá tràng →Ruột non → Đại tràng (ruột già) → Trực tràng → Hậu môn.

Miệng: thức ăn được nghiền nhỏ, tinh bột được tiêu hóa một phần dưới tác dụng của Enzyme Amylase, Ptyalin. Thức ăn được trộn lẫn với nước bọt tạo thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng và thực quản. Khi thức ăn xuống dạ dày: Hoạt động co bóp của dạ dày, dưới tác dụng các men tiêu hóa do dạ dày tiết ra, thức ăn được trộn lẫn với dịch vị. Trong đó 1 phần protein được tiêu hóa, một phần tinh bột được tiêu hóa và mỡ hầu như chưa bị tiêu hóa. Ruột non: thức ăn từ dạ dày được đưa xuống ruột non. Tại ruột non, dưới tác dụng của dịch tụy, dịch ruột và muối mật, các chất dinh dưỡng như Protein, Lipid (chất béo) và Glucid (tinh bột/đường), vitamin và khoáng chất được tiêu hóa hoàn toàn và được hấp thu qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể. Ruột già: sau khi dinh dưỡng được hấp thu, chất cặn bã được đưa xuống ruột già. Chức năng chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và một số muối khoáng. Mỗi ngày có khoảng 1000-2000ml dịch, cặn bã từ ruột non chuyển xuống đại tràng. Đại tràng sẽ hấp thu 90% chất dịch để tạo ra 200-250ml chất phân lỏng (nửa rắn). Một số Vitamin cũng được hấp thu ở đại tràng. Một số Vitamin được vi khuẩn đại tràng tổng hợp. Tác dụng của hệ vi sinh ruột già: một số vitamin được tổng hợp như Vitamin K, Vitamin B12, Thiamin, Riboflavin và một số khí hơi tạo ra trong ruột già. Vitamin K đặc biệt quan trọng vì lượng Vitamin K ăn vào theo thức ăn không đủ để duy trì một quá trình đông máu thích hợp.

Câu trả lời:

Câu 1:

a) Ở trong khoang miệng có biến đổi cơ học và biến đổi hóa học. Biến đổi hóa học quan trọng hơn vì thức ăn khi chưa thấm hoặc thấm ít nước bọt thì cũng có thể được tiêu hóa ở các phần sau.

b) Với 1 khẩu phần ăn uống đầy đủ thì sau khi kết thúc quá trình tiêu hóa ở ruột non thì có những chất dinh dưỡng như: đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin.

c)Khi nhai cơm lâu trong miệng lâu thì enzim amilaza trong nước bọt sẽ biến đổi 1 phần tinh bột thành đường đơn kích thích gai vị giác ở lưỡi cho ta cảm giác có vị ngọt.

Câu 2: Mạch máu gồm có động mạch và tĩnh mạch. Động mạch nhận máu từ tim nên áp suất trong động mạch lớn giữ máu trong động mạch chảy theo 1 chiều. Tĩnh mạch nhận máu từ các cơ quan tiêu thụ, từ các mao mạch nhỏ nên áp suất máu đã giảm đi rất nhiều và có thể không đủ mạnh để đưa máu về tim. Cơ thể có một cơ chế để bù cho sự thiếu hụt áp suất này. Trên tĩnh mạch có rất nhiều van hệt như van tim, các van này cách nhau một khoảng cách nhất định, làm nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược. Tĩnh mạch được bố trí sao cho chúng được bao bọc bởi các cơ. Khi cơ co bóp ( đi bộ, hoạt động) sẽ đẩy máu về tim; trong trường hợp không vận động, hệ thần kinh đều đặn truyền tín hiệu cho các cơ co thăt, rất nhẹ, đủ để đưa máu về tim.

Đó là cơ chế giúp máu chỉ lưu thông một chiều.

b) Tim hoạt động suốt đời mà ko biết mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng. Tim làm việc 0,4s và nghỉ nghơi 0,4s xen kẽ nhau do đó tim làm việc suốt đời mà ko mệt mỏi.

c) Hoạt động chủ yếu của bạch cầu: tham gia vào hệ miễn dịch

+ Bạch cầu trung tính, bạch cầu mono (đại thực bào) thực hiện sự thực bào tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể

+ Tế bào lympho:

- Lympho B: Tiết kháng thể chống lại kháng nguyên (các phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể): Tiêu diệt vi khuẩn, virus đã thoát được sự thực bào của bạch cầu trung tính và đại thực bào

- Lympho T: Tạo ra các protein độc, phá hủy, giết chết các tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn, virus, vai trò: tiêu diệt vi khuẩn virus đã vượt qua sự bảo vệ của tế bào B