Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 455
Điểm GP 82
Điểm SP 329

Người theo dõi (68)

Dương Quang Huy
You Are Mine
lê huân
Bùi Vũ Mai Anh

Đang theo dõi (38)

Ngọc
Satoshi
Ngô Gia Khánh
Huyền Anh Lê

Câu trả lời:

Câu 1:

a.Hôm nay: trạng ngữ

tôi: CN

đi đến trường bằng xe máy:VN

b.Trên cành cây: trạng ngữ

mấy con chim:CN

hót líu lo:VN

Câu 2:ND:nêu lên giá trị của đất đai trong lao động sản xuất.Từ đó khuyên người lao động sử dụng đất hợp lí

Câu 3:Đất nước ta đã trải qua bao chiến tranh, gian lao và khó khăn. Có bao nhiêu tấm gương anh hùng ngàn đời bất tử hy sinh trong trận chiến và cả nhân dân một lòng vì tổ quốc mới có thể làm nên chiến thắng vẻ vang. Vì thế, tinh thân yêu nước của nhân dân ta đã nhen nhóm từ rất lâu rồi.

Tinh thần yêu nước trước hết bắt nguồn từ tình yêu đất nước, yêu mảnh đất mình sinh ra, gắn bó và lớn lên. Tình yêu giản đơn bắt nguồn từ cành cây ngọn cỏ, từ hương đồng gió nội và từ những điều nhỏ nhặt nhất. Nhân dân ta ngày trước còn nghèo, còn khó khăn nhưng tình yêu nước của họ không hề nghèo. Trải qua 4000 năm lịch sử, 1000 năm dưới ách phong kiến, dưới sự cai trị của Trung Quốc, đất nước ta đâu lụi bại tinh thần. Vẫn có những vị anh hùng như Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nữ tướng Hai Bà Trưng,... Trần Hưng Đạo xưa cũng từng căm phẫn quân Nguyên Mông mà nói rằng: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm". Khí thế là vậy, quân theo một lòng. Chỉ một bài Hịch, ông lấy được lòng vạn quân. Thử hỏi nếu ta không có tinh thần yêu nước sao có thể làm nên chiến thắng Sông Bạch Đằng vẻ vang của Ngô Quyền, sao có thể rửa kiếm bằng máu quân thù.

Tinh thần yêu nước ấy còn kéo dài mãi theo dòng chảy lịch sử vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những hành động dã man của kẻ ngoại lai đã tàn phá biết bao làng mạc, cánh đồng, nhà cửa. Những cơn mưa hóa chất làm bao nhiêu cánh rừng xanh tươi thành cánh rừng của sự chết chóc, từ đó đến nay bao nhiêu thế hệ phải hứng chịu tàn dư của chúng: chất độc màu da cam. Chiến tranh đau thương tiễn những mái đầu xanh. Đó là những anh vệ quốc quân một lòng ra đi bảo tồn sông núi, đó là những em "lượm" đi liên lạc giữa mưa bong bão đạn, đó là những bà mẹ nhiều năm nuôi giấu người lính trẻ. Chỉ với tinh thần yêu nước ấy, những anh sinh viên đang ngồi trên giảng đường phải xếp bút nghiêng ra tiền tuyến, lên căn cứ địa nơi mảnh đất Việt Bắc- địa chỉ đỏ của dân tộc

Tinh thần yêu nước ấy lan truyền và được nhân dân ta tiếp nhận cho đến ngày hôm nay. Bao người dân Việt Nam vẫn giữ vững những truyền thống văn hóa tốt đẹp như tà áo dài, đạo lí uống nước nhớ nguồn,... Người ta xây nhiều đền đài, đắp những tượng đài tưởng nhớ những người có công dựng nước và giữ nước. Họ thể hiện tinh thần dân tộc bằng sự tưởng nhớ. Giờ đây, những mảnh đất thời chiến đã được nhân dân một lòng bảo vệ và dựng xây phát triển. Khi hòa bình, tình yêu đất nước trở thành một thứ tình cảm đặt sâu trong tim, thành nguồn động lực để kiến thiết nước nhà. Khi có nguy cơ chiến tranh, tinh thần yêu nước ấy được bộc lộ ra một cách mãnh liệt. Bao người Việt khi nghe tin Trung Quốc đánh chiếm đảo nước ta, nhiều người đã hy sinh để bảo vệ bờ biển nước nhà, họ căm phẫn, uất hận Trung Quốc, kẻ bành trướng ngang tàn. Bên cạnh đó, ngày nay, nhiều thế hệ trẻ coi nhẹ tinh thần yêu nước. Họ đi du học và vì lợi ích phát triển của cá nhân mà không trở về Việt Nam để đóng góp cho tổ quốc, hay những kẻ luôn vụ lợi, tham nhũng của dân của nước. Những kẻ đó đáng bị chỉ trích và lên án.

Tinh thần yêu nước theo dòng chảy lịch sử, mãi mãi len lỏi vào sâu thăm tâm hồn những người Việt. Tinh thần đó là một tinh thần đẹp đẽ và cao cả nhường nào.

Câu trả lời:

Trước hết, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bãi thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước. Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?"

Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần dầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí do vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “đế” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam đế” Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng đó. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành đinh phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đến cái uy nghiêm của "thiên thư" - “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tế khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”. Trong bai thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:

"Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử".

Bài thơ ra đời sau chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông - Nguyên. Hai câu thơ đầu phản ánh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc đại chiến khốc liệt này. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả dùng hai từ vô cùng mạnh mẽ, đầy tự hào là “đoạt”, “cầm”. Hai động từ ấy được đặt lên đầu câu khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sư thảm bại của quân thù.

Phần thứ hai của mỗi bài tiếp theo mạch cảm hứng của phần trước, thể hiện ý chí, tinh thần của quân dân trong tình hình mới. Trong “Sông núi nước Nam” đó là tinh thần, ý chí đánh giặc quật cường:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Câu hỏi “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng đã khẳng định quyết tâm và sức mạnh quật cường của dân tộc ta trước cường bạo: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có điều đó bởi chúng sẽ bị chặn đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp.

Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, phần thứ hai của bài thơ “Phò giá về kinh” là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước:

“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.

Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

Như vậy, xét về khía cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.