Nêu cách tính số đo góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b với trục Ox?
cách tính góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b với trục Ox
Cho hàm số y=ax+b(d). a)xác định hệ số góc a,b biết (d) đi qua A(2,2)và song song đường thẳng y=1/2x+1. b)vẽ đồ thị hàm số với a,b vừa tính được. c) lại ha số đo góc tạo bởi đường thẳng và trục ox(làm tròn đến phút cuối). d)gọi giao điểm (d) với trục hoành là B. gọi giao điểm (d) với trục tung Là C. Tính Sobc=? “Ai cứu tui với pls :))”
a: Vì (d)//y=1/2x+1 nên \(\left\{{}\begin{matrix}a=\dfrac{1}{2}\\b\ne1\end{matrix}\right.\)
Vậy: (d): \(y=\dfrac{1}{2}x+b\)
Thay x=2 và y=2 vào (d), ta được:
\(b+\dfrac{1}{2}\cdot2=2\)
=>b+1=2
=>b=1
vậy: (d): \(y=\dfrac{1}{2}x+1\)
b:
c: Gọi \(\alpha\) là góc tạo bởi (d) với trục Ox
Ta có: (d): \(y=\dfrac{1}{2}x+1\)
=>a=1/2
=>\(tan\alpha=a=\dfrac{1}{2}\)
=>\(\alpha\simeq26^034'\)
d: tọa độ B là:
\(\left\{{}\begin{matrix}y=0\\\dfrac{1}{2}x+1=0\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}y=0\\\dfrac{1}{2}x=-1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=0\\x=-2\end{matrix}\right.\)
Tọa độ C là;
\(\left\{{}\begin{matrix}x=0\\y=\dfrac{1}{2}x+1=\dfrac{1}{2}\cdot0+1=1\end{matrix}\right.\)
Vậy: B(-2;0); C(1;0)
\(OB=\sqrt{\left(-2-0\right)^2+\left(0-0\right)^2}=\sqrt{2^2+0^2}=2\)
\(OC=\sqrt{\left(1-0\right)^2+\left(0-0\right)^2}=\sqrt{1^2+0^2}=1\)
Vì Ox\(\perp\)Oy nên OB\(\perp\)OC
=>ΔBOC vuông tại O
=>\(S_{BOC}=\dfrac{1}{2}\cdot OB\cdot OC=\dfrac{1}{2}\cdot2\cdot1=1\)
Cho hàm số bậc nhất y=ax+4 a) xác định hệ số góc a , biết rằng đồ thị hàm số đi qua A (4;8) B) vẽ đồ thị hàm số với a vừa tìm được ở câu a) C) tính số đo góc alpha tạo bởi đường thẳng ở câu a) với trục OX
Lời giải:
a. ĐTHS đi qua $A(4;8)$ nên $y_A=ax_A+4$
$\Leftrightarrow 8=4a+4\Leftrightarrow a=1$
b. ĐTHS hàm số vừa tìm được là $y=x+4$
Với $x=0$ thì $y=0+4=4$. Ta có điểm $A(0;4)$
Với $x=1$ thì $y=1+4=5$. Ta có điểm $B(1;5)$
Nối $A,B$ ta có đths $y=x+4$
Bài 8. Cho hàm số y=ax+b
a. Tìm a, b biết đường thẳng (d) đi qua A(2; -2) và song song với đường thẳng (d’) có phương trình y = 1 2 x+1
b. Vẽ đồ thị hàm số với a, b tìm được.
c. Tính số đo góc tạo bởi (d) và trục Ox (làm tròn đến phút)
d. Gọi giao điểm của (d) với trục hoành là B, trục tung là C. Tính diện tích tam giác OBC.
LÀM CÂU C,D GIÚP MIK NHÉ
a) Đường thẳng d song song với đường thằng d'
=> \(\left\{{}\begin{matrix}a=12\\b\ne1\end{matrix}\right.\)
Thay x=2; y=-2, ta được:
\(-2=2.12+b\Rightarrow b=-26\)
P/s: Thấy đề nó sao sao, 12 to quá nhỉ:D?
b/ Vẽ tự vẽ nhé bạn.
c/ Gọi góc đó là \(\alpha\), ta có:
\(tg\alpha=\dfrac{26}{13}\)\(\Rightarrow\alpha=\)63o26'
d/ \(S_{OBC}=\dfrac{1}{2}OB.OC=\dfrac{1}{2}.26.13=169\left(cm^2\right)\)
Đúng đúng không ta;v?
a/ Đường thẳng d song song với đường thằng d'
=> \(\left\{{}\begin{matrix}a=\dfrac{1}{2}\\b\ne1\end{matrix}\right.\)
Thay x=2; y=-2, ta có: \(-2=2.\dfrac{1}{2}+b\Rightarrow b=-3\)
b/ Tự vẽ
c/ tg\(\alpha=\dfrac{1}{2}\)\(\Rightarrow\alpha=\)26o34'
d/ \(S_{OBC}=\dfrac{1}{2}.OB.OC=\dfrac{1}{2}.6.3=9\left(cm^2\right)\)
.Góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b với trục Ox là góc nào? a<0 thì góc đó là góc gì? a>0 thì góc đó là góc gì?
CHo hàm số y = ax + b
Xác định hàm số biết đồ thị của nó đi qua gốc toạ độ và P(\((\sqrt{3};1)\). Khi đó tính góc tạo bởi đường thẳng này với trục Ox
- Gọi phương trình đường thẳng cần tìm có dạng : y = ax + b
- Thay tọa độ của điểm O và P và hàm số ta được hệ :
\(\left\{{}\begin{matrix}0a+b=0\\a\sqrt{3}+b=1\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=0\\a=\dfrac{\sqrt{3}}{3}\end{matrix}\right.\)
=> Phương trình đường thẳng là : \(y=\dfrac{\sqrt{3}}{3}x\)
\(\Rightarrow Tan\alpha=a=\dfrac{\sqrt{3}}{3}\)
\(\Rightarrow\alpha=30^o\)
Vậy ...
b) Hãy so sánh các hệ số \(a\) của các đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) trong mỗi hình ở Hình 2 và so sánh các góc \(\alpha \) hoặc các góc \(\beta \) tạo bởi các đường thẳng đó với trục \(Ox\).
b)
- Ở hình 2a là đồ thị của 3 hàm số \(y = 0,5x + 2;y = x + 2;y = 2x + 2\).
Ta có: \({a_1} = 0,5;{a_2} = 1;{a_3} = 2\) nên \({a_1} < {a_2} < {a_3}\).
Ta có: \({\alpha _1} < {\alpha _2}\) (góc ngoài của tam giác luôn lớn hơn góc trong không kề với nó).
\({\alpha _2} < {\alpha _3}\) (góc ngoài của tam giác luôn lớn hơn góc trong không kề với nó).
Do đó, \({\alpha _1} < {\alpha _2} < {\alpha _3}\).
- Ở hình 2b là đồ thị của 3 hàm số \(y = - 2x + 2;y = - x + 2;y = - 0,5x + 2\).
Ta có: \({a_1} = - 2;{a_2} = - 1;{a_3} = - 0,5\) nên \({a_1} < {a_2} < {a_3}\).
Ta có: \({\beta _1} < {\beta _2}\) (góc ngoài của tam giác luôn lớn hơn góc trong không kề với nó).
\({\beta _2} < {\beta _3}\) (góc ngoài của tam giác luôn lớn hơn góc trong không kề với nó).
Do đó, \({\beta _1} < {\beta _2} < {\beta _3}\).
Cách bấm máy tính
để tính góc tạo bởi đường thẳng y=2x+3 và trục Ox
Vì 2>0 nên góc tạo đc là góc nhọn
Ta có hệ số góc của đths là 2
Gọi góc cần tìm là \(\alpha< 90^0\)
\(\Rightarrow\tan\alpha=2\approx\tan63^0\\ \Rightarrow\alpha\approx63^0\)
Vậy góc tạo bởi đths và Oc xấp xỉ 63 độ