Những câu hỏi liên quan
Lê Trọng Thành
Xem chi tiết
Minh Hiếu
2 tháng 11 2021 lúc 18:25

- Giữa NST thường và NST giới tính có sự khác nhau:

Đặc điểm so sánh

NST thường

NST giới tính

Số lượng

Số lượng nhiều hơn và giống nhau ở cá thể đực và cái.

Chỉ có 1 cặp và khác nhau ở cá thể đực và cái.

Đặc điểm

Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tường đồng (XY).

Chức năng

Mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể.

Mang gen qui định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính.

 - Đặc điểm:

+ Có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội, khác nhau giữa giống đực và giống cái:

Giới đực: XY, giới cái: XX (đa số các loài động vật).

Ở một số loài như châu chấu, bướm: giới đực (XX), giới cái (XY).

+ Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).

- Chức năng: mang gen quy định tính trạng giới tính và gen không quy định tính trạng thường.

Bình luận (0)
nguyễn phương ngọc
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
24 tháng 10 2021 lúc 20:19

Câu 6: 

- Giảm phân tạo ra giao tử chứa bộ NST đơn bội

- Thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa

Bình luận (0)
Phía sau một cô gái
24 tháng 10 2021 lúc 20:23

Câu 4:  Điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:

              NST thường                           NST giới tính
Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giớiCó 1 cặp NST tương đồng: XX và 1 cặp NST không tương đồng: XY khác nhau ở hai giới
Tồn tại với số lượng cặp nhiều trong tế bàoThường tồn tại 1 cặp trong tế bào
Quy định tính trạng thường của tế bào và cơ thể.Quy định tính trạng liên quan tới giới tính.

 

Bình luận (0)
Phía sau một cô gái
24 tháng 10 2021 lúc 20:26

Câu 5:

- Quá trình phát sinh giao tử đực:

        + Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào (2n NST).

        + Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I (2n NST).

        + Sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (n NST) ở lần phân bào I và 4 tế bào con ở lần phân bào II, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng (n NST).

        + Kết quả là từ 1 tinh nguyên bào (2n NST) qua quá trình phát sinh giao tử cho 4 tinh trùng (n NST).

   - Quá trình phát sinh giao tử cái:

        + Các tế bào mầm cũng nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều noãn nguyên bào (2n NST).

        + Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I (2n NST).

        + Các noãn bào bậc I tiến hành quá trình giảm phân.

        + Ở lần phân bào I, tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất (n NST) và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 (n NST).

        + Ở lần phân bào II, thể cực thứ nhất phân chia tạo ra 2 thể cực thứ 2 (n NST) và noãn bào bậc II tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 (n NST) và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (n NST).

        + Kết quả: từ 1 noãn nguyên bào (2n NST) cho ra 3 thể cực (n NST) và 1 trứng (n NST).

Bình luận (0)
Đức Thuận Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
17 tháng 12 2016 lúc 22:48

Câu 2: Cơ chế xác định giới tính ở người: Tính đực, cái được quy định bởi các cặp nhiễm sắc thể giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong phát sinh giao tử là cơ chế xác định giới tính. Trong phát sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể XY phân li tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau. Do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1.

Câu 3:

- Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P. Sau đó, Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn ( một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con

Kết quả: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.



 

Bình luận (0)
Quỳnh Anh
14 tháng 12 2016 lúc 20:38

- Câu 3 nêu quá trình nhân đôi ADN ra. t nghĩ vậy

Bình luận (0)
Tùng Hoàng
Xem chi tiết
Hà Ngân Hà
3 tháng 11 2016 lúc 10:46

- Số NST giới tính là: 720 : 12 = 60 (NST)

- Số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y, suy ra:

Số NST Y là: 60 / 3 = 20Số NST X là: 20 * 2 = 40.

=> Số hợp tử XY là 20, số hợp tử XX là 10.

- Số cá thể đực (XX) được phát triển từ hợp tử là: 10 * 7/10 = 7

- Số cá thể cái (XY) được phát triển từ hợp tử là: 20 * 40% = 8

Bình luận (2)
Đặng Thu Trang
1 tháng 11 2016 lúc 21:25

Trong mỗi hợp tử có 2 nst giới tính

=> 2nst ứng vs 1/12 => 2n= 24

=> Số hợp tử đc tạo ra là 720/24= 30 hợp tử chứa 60 nst giới tính ( cả X và Y)

Số nst X gấp 2 lần Y=> có 40 nst X 20 nst Y

=> số hợp tử XY là 20. số hợp tử XX là 30-20= 10

=> số cá thể đực là 20*40%= 8 cơ thể

số cá thể cái là 10*7/10= 7 cá thể

Bình luận (5)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
7 tháng 2 2017 lúc 15:48

Đáp án C

Phép lai 1 cặp tính trạng cho ra 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 4 : 1 => Tính trạng do 2 gen cùng tác động quy định.

Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở 2 giới => Do gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.

Vậy sẽ có 1 gen nằm trên NST giới tính, 1 gen nằm trên NST thường quy định.

3/8 = 1/2 x 3/4 => Tính trạng mắt đỏ sẽ là A_B_ sinh ra do phép lai AaBb x (Aabb hoặc aaBb)

1/8 = 1/2 x 1/4 => Tính trạng mắt trắng là aabb.

Các kiểu gen còn lại quy định mắt hồng => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9:6:1.

Phép lai cơ thể đực mắt đỏ (A_B_) với cái mắt trắng (aabb)  tạo ra F1 cái toàn A_B_; đực toàn A_bb (hoặc aaB_) => Con đực XY, cái XX.

Phép lai P: AAXBY x aaXbXb.

F1: AaXBXb : AaXbY.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
15 tháng 3 2017 lúc 2:03

Đáp án D

Phép lai 1 cặp tính trạng cho ra 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 4 : 1 => Tính trạng do 2 gen cùng tác động quy định.

Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở 2 giới => Do gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.

Vậy sẽ có 1 gen nằm trên NST giới tính, 1 gen nằm trên NST thường quy định.

3/8 = 1/2 x 3/4 => Tính trạng mắt đỏ sẽ là A_B_ sinh ra do phép lai AaBb x (Aabb hoặc aaBb)

1/8 = 1/2 x 1/4 => Tính trạng mắt trắng là aabb.

Các kiểu gen còn lại quy định mắt hồng. => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 6 : 1.

Phép lai cơ thể đực mắt đỏ (A_B_) với cái mắt trắng (aabb)  tạo ra F1 cái toàn A_B_; đực toàn A_bb (hoặc aaB_) => Con đực XY, cái XX.

Phép lai P: AAXBY x aaXbXb.

F1: AaXBXb : AaXbY

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
3 tháng 11 2019 lúc 16:06

Chọn C

Phép lai 1 cặp tính trạng cho ra 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 4 : 1 => Tính trạng do 2 gen cùng tác động quy định.

Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở 2 giới => Do gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.

Vậy sẽ có 1 gen nằm trên NST giới tính, 1 gen nằm trên NST thường quy định.

3/8 = 1/2 x 3/4 => Tính trạng mắt đỏ sẽ là A_B_ sinh ra do phép lai AaBb x (Aabb hoặc aaBb)

1/8 = 1/2 x 1/4 => Tính trạng mắt trắng là aabb.

Các kiểu gen còn lại quy định mắt hồng => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9:6:1.

Phép lai cơ thể đực mắt đỏ (A_B_) với cái mắt trắng (aabb)  tạo ra F1 cái toàn A_B_; đực toàn A_bb (hoặc aaB_) => Con đực XY, cái XX.

Phép lai P: AAXBY x aaXbXb.

F1: AaXBXb : AaXbY.

Bình luận (0)
_ 05_9D_Linh Đoan
Xem chi tiết
Minh Hiếu
16 tháng 11 2021 lúc 4:56

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ chế chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử. Cơ chế cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.

Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì số cụ bà nhiều hơn số cụ ông.

 

Bình luận (0)
Minh Hiếu
16 tháng 11 2021 lúc 4:57

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
16 tháng 11 2021 lúc 4:57

Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi vì quá trình hình thành giới tình không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà con phụ thuộc vào môi trường

Điều này giúp phù hợp mực đích, nhu cầu của giới đực - giới cái trong sản xuất, tăng năng suất trong chăn nuôi.

Bình luận (0)
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết