Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Tùng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 5 2023 lúc 20:15

Chọn lễ hội đua thuyền nhé.

Gợi ý cách làm.

Mở đoạn:

- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.

+ Nêu nguồn gốc trò chơi này ra đời.

+ ..

Thân đoạn:

- Giải thích cách chơi trò chơi này.

- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?

- Khung cảnh lúc trò chơi diễn ra như thế nào?. Con người ra sao?

+ Ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự hoặc xem rất hào hứng, ai ai cũng mặc đẹp đẽ.

+....

- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?

+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.

+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.

+ ........

- Em có thích trò chơi này không? Vì sao?

+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ thành bài văn)

Đoàn Trần Quỳnh Hương
1 tháng 5 2023 lúc 20:18

Bạn tham khảo theo dàn ý này nhé: 

1. Mở bài

Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi:  trò chơi kéo coNêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: để mọi người hiểu thêm về trò chơi dân gian này đồng thời là cách chơi để đảm bảo công bằng cho mọi người. 

2. Thân bài

- Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc: 

- Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:

Trước khi thi đấu, các đội tham gia sẽ được hướng dẫn về cách thức thi đấu. Mỗi đội thường đại diện cho một đơn vị tập thể, thường sẽ có đồng phục riêng. Chơi cân sức là hai đội có người chơi toàn nam hoặc toàn nữ, có khi đan xen cả nam nữ. Trẻ em thi đấu với trẻ em, người lớn thi đấu với người lớn. Chơi không cân sức là hai đội chơi chấp nhau, số lượng không bằng nhau, tương quan lực lượng có sự chênh lệch.

Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức.

Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Khán giả đến xem sẽ hô vang: “Cố lên” để cổ vũ cho đội kéo co của mình.
Nếu có hai đội chơi, tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng. Nếu có nhiều đội chơi, các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất, nhì và ba.Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết cũng như giúp giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Đây quả là một trò chơi hữu ích.Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).
phạm an
Xem chi tiết
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Phanthilam
Xem chi tiết
Bùi Thu Huệ
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Linh
18 tháng 3 2019 lúc 20:19
   Tập luyện thể thao không những cải thiện sức khoẻ mà còn giảm căng thẳng. Tôi chọn cầu lông sau những ngày học tập mệt mỏi. Cầu lông là môn thể thao nổi tiếng toàn thế giới, nó được chơi bởi cả trẻ em, người lớn và kể cả người cao tuổi. bởi nó giúp rèn luyện cơ bắp. Không như bóng đá, cầu lông chỉ cần một khuôn viên nhỏ hơn để chơi. Hai người chơi phải lần lượt đưa cầu qua lưới cho đến khi cầu rơi xuống đất. Mặc dù khá dễ nhưng cũng cần nhiều kĩ năng thực hành và sự mềm dẻo. hơn nữa, giỏi cầu long chúng ta có thể dễ dàng chơi những trò chơi khác lien quan đến bóng như bóng bàn. Ngày nay người ta chú trọng nhiều đến thể thao hơn vì nó đem lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần đqwjc biệt là cầu lông. Hơn nữa, nhiều trường học và đại học cũng dạy cầu lông cho học sinh. Theo tôi, mọi người nên chơi cầu lông thường xuyên bởi vì những lợi ích của nó. Thể thao rất cần thiết trong ã hội hiện đại bởi vì con người đang dần trở nên lười biếng hơn

.
Đ𝐚𝐧𝐧 𝐋ê
18 tháng 3 2019 lúc 20:29

trong các môn thể thao ở trường tôi thik nhất là môn cầu lông.

những tiết thể dục tôi luôn đánh cầu lông với các bn trong lớp.Môn cầu lông luôn đem lại cho tôi sức khỏe và có thể học tập 1 cách hiệu quả nhất

like nhé

Linh Thỉu năng
Xem chi tiết
tui là tui
16 tháng 1 lúc 21:44

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

Bean Thiên Khánh Nguyễn...
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
5 tháng 1 2022 lúc 21:03

Gợi í:

1 số trò chơi: Ô ăn quan, trốn tìm, bịt mắt bắt dê, đuổi bắt,v.v...

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
5 tháng 1 2022 lúc 21:03

tham khảo:

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân. Trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự. Trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3 - 4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi. Riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó. Hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau. Sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ. Trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

Lê Phương Mai
5 tháng 1 2022 lúc 21:04

Tham khảo:

   Nơi quê tôi được coi là phổ biến về các trò chơi dân gian bổ ích! Như: rồng rắn lên mây, chồng nụ, chồng hoa,......Có vẻ trò chơi tôi thường chơi nhiều nhất có lẽ là " Ô ăn quan ". Mỗi lần chơi, tôi đều rủ các bạn cùng trang lứa hoặc các anh chị bề trên. Luật chơi rất đơn giản và thú vị nên ai cũng thích. Nhóm chúng tôi gồm 8 người, có lúc thì chơi rồng rắn, lúc thì cá sấu lên bờ,....... tất cả đều là những trò chơi từ thửo xưa. Giờ đây các ứng dụng như điện thoại, máy tính,..... được sản xuất ra rất nhiều trên thị trường. Nhưng chúng tôi vẫn cùng nhau chơi các trò chơi bổ ích và lành mạnh nên người nhà rất yên tâm. Có lẽ vì tác dụng của trò chơi quá mạnh? Mỗi khi chơi, chúng tôi đều quên đi sự sợ hãi và mệt mỏi trong người! Tiếng cười, sự nô đùa đã làm tan biến sự mệt nhọc, chúng tôi chơi cùng với nhau rất thân và cùng nhau chơi những trò lành mạnh nên các bậc cha mẹ rất an tâm.

nguyen thi thu hang
Xem chi tiết
xKrakenYT
12 tháng 12 2018 lúc 12:41

Trong tất cả các môn học em thích nhất là môn Âm nhạc. Môn học này là một môn học thú vị và mang lại nhiều cảm hứng cho em nhất. Sau những giờ học căng thẳng như Toán hay Ngữ văn em có thể được thư giãn bằng các bài hát trong tiết Âm nhạc. Những bài hát em được học thực sự rất hay và ý nghĩa biết bao. Chúng không chỉ nói về tình yêu quê hương, về tình bạn mà dường như chúng còn đưa em đến những chân trời mớinhững khoảng trời thơ mộng của tuổi học trò.  Mỗi khi cả lớp cùng hát và cùng vỗ tay theo nhịp điệu của bài hát, em cảm thấy như được hòa làm một cùng những người bạn thân yêu của mình. Dù sau này có lớn lên và trở thành một con người khác em cũng sẽ không bao giờ quên những bài hát ý nghĩa này. Chúng chính là một trong những kí ức đẹp nhất của tuổi học trò của em.

Minh Lệ
Xem chi tiết

+ Tên trò chơi:

Hình 1: Cờ tướng: Con người đóng làm quân cờ để tiến hành trò chơi.

Hình 2: Nhảy sạp: Người chơi từng đôi nhảy theo nhịp qua sạp.

Hình 3: Nhảy bao bố: Người chơi chia đội mặc bao bố và thi nhảy về đích.

+ Địa điểm diễn ra trò chơi: Tại các lễ hội, chùa, làng,...

+ Các trò chơi dân gian khác mà em biết là: Đấu vật, đi cà kheo, chọi gà, ô chữ, ném còn,...