Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước) là:

- Trình bày đủ các phần mở đầu, phần chính và kết thúc.

- Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra.

- Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện.

 

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách nói thú vị hài hước, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết.

- Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn.

- Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói.

- Đảm bảo thời gian quy định

Vũ Ngọc Linh
Xem chi tiết
Vũ Thu Trang
23 tháng 6 2021 lúc 13:31

ok luôn

mị tưởng ở sở thú không có chuồng cò ?????

Khách vãng lai đã xóa
Online
23 tháng 6 2021 lúc 13:32

Thì ra bố mẹ mình là con cò 

Mà sao con cò lại sinh ra con người ?

Ảo thật đấy

Khách vãng lai đã xóa
Aeri
23 tháng 6 2021 lúc 13:32

Bà dẫn hai cháu đi sở thú, đến trước chuồng cò, bà nói:

- Đây là những con cò, chúng thường mang trẻ con đến các gia đình.

Hai đứa nhỏ thì thầm với nhau:

- Mình có nên nói sự thật cho bà biết không, hay cứ để bà tin là như vậy?

Trả lời : Chi tiết gây cười trong câu chuyện : Hai đứa trẻ nghĩ rằng bà không biết chuyện cò mang trẻ con tới các gia đình là không có thật.

                                                                                                                                             # Aeri # 

Khách vãng lai đã xóa
Duy Lân Võ Vũ
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
10 tháng 12 2021 lúc 21:08

Tham khảo

 

Hàng ngày sau khi tan học, về nhà em thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện vui vẻ, thú vị mà mình đã trải qua ở trường. Thế nhưng hôm nay có khác với mọi hôm vì em đã kể về một chuyện rất cảm động mà em gặp ở trường. 

Trong lúc cả gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bữa cơm tối, em đã kể cho bố mẹ nghe câu chuyện cảm động của hai bạn học sinh ở trường em. Lúc đó là giờ ra chơi tiết hai, vì thời gian chơi dài hơn các tiết khác nên rất nhiều bạn xuống sân trường chơi, các bạn chơi đá cầu, nhảy dây, đánh cầu lông rất náo nhiệt. Bỗng có một bạn nữ trong nhóm bạn chơi đá cầu vì cố đỡ quả cầu mà sơ ý vấp chân ngã đập người vào thành ghế đá, bạn nữ đó đau không thể đứng lên được, các bạn đứng ở đó ai cũng hốt hoảng, khuôn mặt đầy lo lắng. Ngay lúc đó có một bạn nam to cao đang chơi cầu lông liền vứt bỏ vợt xuống đất và chạy lại đỡ bạn nữ đó dậy rỗi cõng bạn vào phòng y tế. Rất may bạn nữ đó chỉ bị bong gân nhẹ không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng vì mới ngã còn đau nên khó đi lại, bạn nam kia liền dìu bạn nữ lên tới lớp. Nhiều bạn tỏ vẻ cố ý trêu các bạn nhưng bạn nam bỏ qua những lời trêu đùa mỉa mai vẫn hết lòng giúp đỡ bạn không ngần ngại. Bố mẹ em sau khi nghe câu chuyện em kể cũng hết lời khen ngợi bạn nam đó, dặn dò em phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. 

Em cảm thấy rất cảm động trước hành động cao đẹp của bạn và tự hứa rằng mình sẽ là một người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. 

Diệp Cung Tử
10 tháng 12 2021 lúc 21:16

Bạn tham khảo bài mình đây nhé!

Bài làm:

Trong cuộc sống, không ai là không một lần mắc lỗi. Quan trọng là ta cần nhận ra lỗi lầm để sửa chữa. Em cũng vậy, một lần mắc lỗi đã giúp em trưởng thành hơn.

     Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ là chuyện bình thường, nhưng đối với những học sinh giỏi thì đó lại là sự xấu hổ với bạn bè, thầy cô và sợ hãi khi bố mẹ biết. Kỉ niệm đó xảy ra khi em đang học lớp Năm. Khi ấy là thứ Năm, lớp em có bài kiểm tra Toán đột xuất. Cô đột nhiên kiểm tra và không báo trước khiến em lo lắng vô cùng vì em chưa học bài cũ. Cô nói:

-Các em nhớ đọc kỹ đề bài, làm bài cẩn thận vì bài kiểm tra này cô sẽ lấy điểm nhé!                                                                                                             Cuối cùng cũng thi xong, nhưng em chẳng cảm thấy nhẹ nhõm chút nào, em lo sợ bài kiểm tra của mình sẽ bị điểm kém. Em đi bộ về nhà mà lòng cảm thấy bất an. Thế rồi buổi sáng thứ Sáu cũng đến. Thường ngày, em chạy nhảy tung tăng đến trường, con đường đến trường của em tràn ngập niềm vui. Nhưng bây giờ, em lại cảm thấy lo lắng vì nghĩ đến chuyện hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra. Em bước vào cổng trường, chiếc cổng màu xanh như ngọc ấy vẫn chào đón học sinh chúng em như thường ngày.Tiết trời âm u, không trong veo thoáng đãng như mọi khi. Tiếng trồng vào học đã vang lên. Tiết đầu tiên là tiết Toán do cô giáo chủ nhiệm dạy. Cô nhìn chúng em với ánh mắt đượm buồn, cô nói:

- Đề kiểm tra lần này không khó, lớp chúng ta chủ yếu là điểm 6,7. Bây giờ cô trả lại bài cho các em, các em kiểm tra lại mình sai chỗ nào rồi cô sẽ chữa bài.

Em nhận được bài, lần đầu tiên em được tám điểm. Em cảm thấy sốc vô cùng. Mặt em nóng bừng lên, em thấy thật xấu hổ và có lỗi với bố mẹ, thầy cô. Suốt buổi học hôm ấy em không thể vui vẻ nổi. Em không sợ mẹ mắng hay đánh mà em chỉ sợ làm mẹ thất vọng và buồn vì em thôi.Thế là em nghĩ ra một cách: giấu mẹ bài kiểm tra. Trên đường đi học về, lòng em thấp thỏm lo âu vì sợ mẹ sẽ biết chuyện bài kiểm tra. Nhưng em đã trấn an mình bằng một ý nghĩ: “ Mình không nên lo lắng làm gì, mình không nói thì mẹ đâu có biết đâu!” và bước nhanh về nhà. Nhưng em đã sai. Vào buổi chiều Chủ Nhật, khi em đang chơi với hàng xóm ở ngoài hành lang thì mẹ gọi em vào. Em bối rối không biết là chuyện gì và cũng không nghĩ là chuyện về bài kiểm tra kia. Mẹ hỏi em với anh mắt nghiêm nghị:

-      Hôm thứ Năm con có bài kiểm tra đúng không?

Em không đáp lại mẹ. Em ngạc nhiên không hiểu làm sao mẹ lại biết thì mẹ nói tiếp:

-      Cô giáo chủ nhiệm vừa thông báo cho mẹ biết. Vì sao con lại không nói cho mẹ?

Em thấy mình thật có lỗi với mẹ. Em bật khóc:

-      Mẹ, con xin lỗi mẹ, con... con sợ mẹ buồn nên con không nói cho mẹ biết ạ!

Mẹ nhẹ nhàng nói với em:

-      Con người ai cũng có lúc thất bại con ạ. Dân gian có câu “ Thất bại là mẹ thành công” nghĩa là khi mình thất bại, quan trọng là phải biết sửa chữa lỗi lầm. Con không việc gì phải xấu hổ cả, mẹ tin con, tin con sẽ còn làm tốt hơn nữa. Hãy cố gắng con nhé!

Nghe những lời ấm áp của mẹ, em đã nhận ra lỗi sai của mình. Em nói:

-      Vâng, con biết rồi mẹ ạ, con sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan của mẹ.

Sau lần ấy, em đã tiến bộ hơn nhiều. Em mãi không quên được lời mẹ dạy hôm ấy, nó khắc ghi mãi trong tim em. Nghĩ về chuyện hôm ấy, em lại càng yêu mẹ hơn, càng nghĩ sẽ cố gắng thật chăm chỉ để xứng đáng làm con của mẹ

Duy Lân Võ Vũ
10 tháng 12 2021 lúc 21:37

Thanks mn nha :3

Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
trần thị hà nhi
12 tháng 11 2016 lúc 20:29

hiha

Phương Trâm
12 tháng 11 2016 lúc 20:44

HAI BẢY MƯỜI BA

Ngày xưa, ở làng nọ có hai vợ chồng trẻ. Anh chồng cậy thế hay bắt nạt vợ, nhưng chị vợ cũng đáo để, chẳng phải tay vừa.

Một hôm, nhà chồng có giỗ. Chị vợ nấu chè rồi bưng lên cho chồng bày trên bàn thờ để cúng. Mỗi lần bưng hai bát, cả thảy là bảy lần, vị chi là mười bốn bát tất cả. Chị vợ nhẩm tính rõ ràng như vậy.

Nhưng bàn thờ vừa nhỏ vừa hẹp, anh chồng bày kiểu gì cũng cứ dư ra một bát. Anh ta tặc lưỡi: “Thôi, ta cứ ăn thử, vợ nó chả biết đâu mà sợ!". Ăn xong anh ta rửa bát thật sạch, lén cất vào chạn, không để cho vợ nhìn thấy.

Cúng xong, chị vợ bưng chè xuống mâm, đếm đi đếm lại thì chỉ có mười ba cái bát. Chị đứng thần người ra mất một lúc, suy đi nghĩ lại rồi hỏi chồng: “Tại sao lại thiếu một bát chè ?”. Anh chồng thản nhiên đáp: “Thì mình bưng lên bao nhiêu, tôi bày bấy nhiêu”. Chị vợ phân trần: “Tôi bưng tất thảy bảy lần, mỗi lần hai bát. Hai bảy mười bốn, sao bây giờ lại chỉ còn mười ba?". Anh chồng lúc này mới ớ ra là chị vợ đã đếm cẩn thận, nhưng nhận là mình ăn vụng thì bẽ mặt quá nên giở giọng hờn dỗi, cả vú lấp miệng em: “Tôi biết đâu đấy" Hay là mình nghi cho tôi ăn?". Chị vợ bực mình, hét lên: “Anh không ăn thì còn ai vào đây nữa ? Rõ dơ !”. Sôi tiết, anh chồng đỏ mặt tía tai, nạt vợ: “ A! Con này láo! Mày bảo ông ăn vụng thì tang chứng đâu? ông đánh tuốt xác ra bây giờ!”. Dứt lời, anh ta xông vào tát vợ, lại hất đổ cả mâm chè xuống đất.

Ức quá, chị vợ kiện lên quan. Anh chồng lo lắm, vừa sợ quan phạt vừa sợ mất mặt với xóm làng, bèn mang lễ vật đút lót cho quan. Quan huyện ăn của đút đã quen, thấy anh ta dàng lễ vật hậu hĩnh, liền hứa sẽ thu xếp cho êm thấm mọi chuyện.

Hôm xử kiện, quan bảo chị vợ nói trước rồi mới dõng dạc phán rằng:

- Đám giỗ là đám giỗ nhà chồng chị, không lẽ anh ta lại thất lễ như thế? Hai lần bảy có khi là mười bốn mà cũng có thể là mười ba lắm chứ! Chị thử ngửa mặt lên đếm số đòn tay trên mái nhà kia kìa! Rõ ràng mái trước bảy, mái sau bảy, vậy mà tổng cộng có mười ba. Đúng không ?

Anh chồng xuýt xoa khen tài quan lớn, nhưng chị vợ không chịu, định cãi cho ra lẽ. Quan dập bàn quát: “Thánh nhân đã dạy phu xướng phụ tuỳ. Vợ chồng bay đưa nhau về, cố ăn ở cho hoà thuận, đừng có mà bày vẽ kiện tụng lôi thôi. Lần này ta tha, lần sau tái phạm ta sẽ phạt nặng, nghe chưa!”.

Hai vợ chồng về đến nhà, hàng xóm kéo sang rất đông hỏi chuyện. Anh chồng đắc chí, cười nói huyên thuyên. Còn chị vợ buồn rầu than thở:

Nực cười ông huyện Hà Đông,

Xử vị lòng chồng, hai bảy mười ba.

Không nghe, tan cửa nát nhà,

Nghe thì hai bảy mười ba cực lòng.


 

Lại Nguyễn Gia Hân
12 tháng 11 2016 lúc 20:59

Có ba anh chàng. Anh thứ nhất tên là Khuỳnh, anh thứ hai tên là Khoai, anh thứ ba bị lác nên mọi người gọi anh là Lí Lác . Anh Khuỳnh lấy phải một cô vợ xấu xí, anh Khoai lấy phải cô vợ xấu người xấu cả nết , anh Lí thì lấy được một bà vợ già. Một hôm anh Khuỳnh giấu vợ mang con gà mái ở nhà ra quán để nhậu với anh Khoai và anh Lí. Trong khi đó cô vợ của Khuỳnh thấy mất con gà liền đứng ra cửa chửi thằng trộm gà :

Buổi trưa nắng chói

Tay xách con gà

Mày qua giàn mướp

Mày sờ gà của bà

Mày ăn gà của bà

Thì đỏ nanh đỏ mỏ

Đỏ mỏ đỏ mê

Đỏ tía hồng vang

Đỏ vàng như nghệ

Nó bóp cả nhà mày...

Ối giời ơi là giời đất ơi...!!! Ba anh kia ăn uống no say rồi mới đưa nhau về . Về đến nhà anh Khuỳnh , thấy vợ đang la hét anh Khuỳnh mới hỏi :

- Thế có chuyện gì mà mình gào toáng lên thế ?

Cô vợ đang giận liền chửi chồng :

- Ông đi chết giấm chết giúi ở đâu mà giờ này mới về hử ???

Chồng ăn cái cánh

Vợ đánh cái đùi

Hỏi xem có thấy

Ngọt bùi hay không ?

Thế là bà vợ lôi Khuỳnh vào đánh cho Khuỳnh một trận. Khoai về nhà thấy không có vợ ở nhà liền vào nhà nướng trộm củ khoai lang để ăn. Bà vợ về nhà nhìn thấy liền nhéo tai Khoai , bảo :

- Á , à ! Bà đi làm đồng , mày ở nhà nướng trộm khoai ăn à ? thằng chồng thối thây !

Nói rồi bà ta cũng quất cho Khoai một trận. Lí Lác về nhà thì trời mưa , váy của bà vợ phơi ngoài trời bị ướt hết . Về nhà bà vợ lôi Lí ra chửi :

- Bà đã bảo mày trời mưa thì cất váy của bà vào . Mà mày để váy của bà ướt hết thế này thì mai bà lấy cái gì mặc đi chợ hả ???

Thế rồi Lí cũng bị đập một trận tơi bời . Ba ông ra ngoài bàn cách chống lại các mụ vợ , cuối cùng cả ba quyết định lập ra một hội gọi là hội Sợ vợ . Ba ông đi tập hợp tất cả các anh em Sợ vợ lại rồi họp nhau ở miếu làng , để chích máu ăn thề . Chia sẻ với nhau khi bị vợ mắng chửi. Vợ của Khoai nghe thấy , liền chạy về báo cho vợ của Khuỳnh và Lí . Hai bà vợ kia nghe xong điên máu liền tập hợp các chị em là vợ của các lão kia lại . Để lôi các lão ra ánh sáng. Khi nghe tin các bà vợ đến ông ngào cũng sợ chạy toán loạn . Chỉ còn mỗi ông Lí là vẫn ngồi vái . Sau khi các mụ vợ đi khỏi các lão về xem tình hình lão Lí thế nào. Một ông đẩy Lí một cái thế là Lí lăn ra đất . Ông khác hoảng sợ kêu lên :

- Trời ơi ! chết đứng từ bao giờ rồi !!!!!!!!!

Thành ra ông nào cũng vẫn sợ vợ .

Tick nhé /vip/kimthuy5a3 hi hi

 


 

ngoc tran
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2018 lúc 2:17

Âm hưởng chung của các bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm của mỗi bài có thể khác nhau. Có bài chỉ thuần túy là một tiếng khóc Văn tế Trương Quỳnh Như nhưng cũng có bài mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế Phan Chu Trinh. Đặc biệt, có khi văn tế được viết trong những hoàn cảnh khác, nhằm mục đích khác. Tú Xương làm bài thơ Văn tế sống vợ với giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

Đáp án cần chọn là: C

Nguyễn Viết Nguyên Ngọc
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo	Châu
Xem chi tiết

Trang chủ Soạn văn 6

BÀI THƠ NÓI CHUYỆN BẮT NẠT MÀ VẪN ẨN CHỨA Ý VỊ HÀI HƯỚC

Trả lời câu 3 trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chưa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 3 trang 28 phần sau khi đọc của nội dung Soạn bài Bắt nạt Kết nối tri thức với nội dung chính về: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước, em hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Câu hỏi:

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chưa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Trả lời câu 3 trang 28 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Những biểu hiện của ý vị hài hước đó là:

1. Sao không ăn mù tạt/ Đối diện thử thách đi?/.../Sao không trêu mù tạt?

Mù tạt là loại gia vị được chế biến từ cây họ cải, mù tạt có vị cay nồng.

=> Thể hiện sự khôn khéo khi ví những người bắt nạt bạn với những kẻ hèn hạ, chỉ dám bắt nạt người yếu thế chứ không dám động tới những "thứ khó xơi".

2. Đừng bắt nạt mèo, chó/ Đừng bắt nạt cái cây...Vì bắt nạt dễ lây

Bắt nạt chó mèo, bắt nạt cái cây? Thật buồn cười, ai lại đi bắt nạt chó mèo hay cái cây cơ chứ. Nhưng các em cần hiểu:

=> Tác giả hiểu được căn nguyên và cả đặc tính của bắt nạt nhưng sử dụng những sự vật, sự việc thật gần gũi để chỉ cho các bạn hiểu được việc bắt nạt có thể bị ảnh hưởng từ người này sang người khác, từ đối tượng này qua đối tượng khác.

3. Cứ đến bắt nạt tớ/Bị bắt nạt quen rồi/Vẫn không thích bắt nạt/Vì bắt nạt rất hôi!

- Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình.

=> Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật.

- Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt

=> Tác giả đã thể hiện một cách vui vẻ, hài hước việc "bị bắt nạt" và "không thích bắt nạt"

- So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”.

=> Cho thấy rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, chẳng đẹp đẽ gì.


 

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
7 tháng 10 2021 lúc 22:12

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”, càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 6 2017 lúc 5:56

Chọn đáp án: C