Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
bảo hân
Xem chi tiết
❄Người_Cao_Tuổi❄
23 tháng 5 2022 lúc 8:30

A

animepham
23 tháng 5 2022 lúc 8:30

A

Khanh Pham
23 tháng 5 2022 lúc 8:31

A

Đặng Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 14:44

Ý nghĩa:

- Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.

- Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.

Tác động:

- Tích cực:

+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:

+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết
Mai Thùy Trang
27 tháng 12 2020 lúc 19:12

undefined

NMĐ~NTTT
30 tháng 12 2020 lúc 18:30

* Ý nghĩa

  - Là cuộc cách mạng văn minh trí tuệ có ý nghĩa vô cùng to lớn như một mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người. Mang lại nhiều tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.

* Tác động

- Tích cực: + Cho phép con người thực hiên những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong sản xuất.

                  + Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

                  + Thay đổi cơ cấu dân cư, tỉ lệ lao động dân cư nông nghiệp công nghiệp giảm, lao động dịch vụ có xu hướng tăng

Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
cong chua gia bang
26 tháng 10 2016 lúc 15:46

Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- ã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
----> Cách mạng tư sản bùng nổ.

cong chua gia bang
26 tháng 10 2016 lúc 15:48

3.Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, nhiên liệu mới nhưu than đá, dầu mỏ được sử dụng. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, nhiều máy chế tạo công cụ ra đời. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
 

cong chua gia bang
26 tháng 10 2016 lúc 15:47

2. Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
 

Linh Chi Linh
Xem chi tiết
nthv_.
14 tháng 9 2021 lúc 22:04

Tham khảo:

 + Công nghiệp:  LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân và đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực KH-KT

 + Nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm tăng trung bình 16% .

 + Khoa học – Kĩ thuật:

 - 1957 LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo .

 - 1961 LX đã phóng con tàu vũ trụ  đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

+ Chính trị: ổn định

+ Xã hội có nhiều biến đổi: Công nhân chiếm 55% lao động cả nước, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học.

Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 10 2023 lúc 21:38

- Thành tựu công nghiệp và khoa học: Liên Xô đã phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp thép và khai thác than, đặc biệt trong giai đoạn hậu chiến tranh. Điều này giúp nâng cao sức mạnh công nghiệp của họ và đóng góp vào chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới II. Sự đầu tư vào nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng tạo ra nhiều đột phá khoa học, bao gồm cả việc đưa con người vào vũ trụ.

- Quốc phòng và chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh: Liên Xô đã xây dựng một lực lượng quốc phòng mạnh mẽ và trở thành một trong hai siêu cường trong thế giới sau Chiến tranh Thế giới II, cùng với Mỹ. Sự mạnh mẽ trong lĩnh vực quốc phòng đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của phe Liên Xô trong cuộc đối đầu với Mỹ trong Chiến tranh Lạnh.

- Cải thiện điều kiện sống và giáo dục: Liên Xô đã cải thiện điều kiện sống của người dân thông qua cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí. Họ đã mở rộng hệ thống giáo dục và đảm bảo rằng giáo dục trở nên phổ biến, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

- Đánh bại Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới II: Liên Xô đã đóng một vai trò quyết định trong việc đánh bại quân Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới II. Thành tựu này không chỉ bảo vệ sự tồn tại của Liên Xô mà còn góp phần lớn vào chiến thắng của phe Đồng Minh trong cuộc chiến này.
-> Những thành tựu này thường đi kèm với những tác động phụ, bao gồm sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và hạn chế về tự do cá nhân. Mặc dù đã có những thành tựu đáng kể, nhưng Liên Xô cũng đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề trong việc duy trì và phát triển mô hình chính trị và kinh tế của họ.

Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Ánh Dương
9 tháng 9 2021 lúc 13:05

Những thành tựu Liên Xô đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX cho thấy sự hồi phục kinh tế nhanh chóng, cùng nhiều thành tựu về kinh tế và khoa học kỹ thuật

- Ý nghĩa : 

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Liên Xô không ngững được cải thiện

+ Ảnh hưởng tích cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á - Phi - Mĩ Latinh

+ Ngăn chặn chiến lược toàn cầu của Mĩ

+ ...

- Tác dụng : đóng góp những vai trò lớn trong quá trình phát triển của nhân loại, trong đó có thành tựu  phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất vào năm 1961, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

tui vô cùng dễ thương đó
Xem chi tiết
Cao Quang Nhật Khoa
Xem chi tiết
Diệu Huyền
15 tháng 9 2019 lúc 15:33

Tham khảo:

+ Sự khủng hoảng, tan rã và sụp đổ của chủ nghĩa thực dân là một đặc điểm quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại. Đứng về mặt ý nghĩa lịch sử, đó là một sự kiện quan trọng thứ hai sau sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ Latinh đã giáng một đòn chính trị – tư tưởng mạnh mẽ vào hệ thống tư bản chủ nghĩa và đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Hệ thống thuộc địa thế giới được hình thành trong thế kỷ XIX và tồn tại đến giữa thế kỷ XX đã bị sụp đổ. Bản đồ chính trị thế giới đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc.
+ Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Sau khi giành được độc lập, với các chiến lược phát triển qua các giai đoạn nhiều nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị – xã hội trông công cuộc xây dựng đất nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin…).
+ Song bản đồ chính trị của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh vẫn còn không ít mảng ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và cả những cuộc cải cách kinh tế – xã hội chưa mấy thành công.