Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:33

Tham khảo

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:

- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.

Bình luận (0)
Thsoad
Xem chi tiết
Cô Khánh Linh
24 tháng 11 2023 lúc 21:07
Các nhân tố tự nhiênCác nhân tố kinh tế – xã hội

a) Tài nguyên đất

- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.

- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.

+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha; thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày; tập trung tại các đồng bằng.

+ Đất feralit: trên 16 triệu ha; thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày; tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên.

b) Tài nguyên khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

- Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.

=> Ý nghĩa:

+ Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 – 3 vụ lúa và rau màu trong năm, cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

+ Khó khăn: bão, gió tây khô nóng, giá rét, sương muối, sâu bệnh phát triển...

c) Tài nguyên nước

- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.

- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán, thiếu nước vào mùa khô và cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.

d) Tài nguyên sinh vật

Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

a) Dân cư và lao động nông thôn

- Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60% (năm 2003).

- Người lao động giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo.

b) Cơ sở vật chất - kĩ thuật

- Ngày càng hoàn thiện.

- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và góp phần tăng giá trị, khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

c) Chính sách phát triển nông nghiệp

Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…

d) Thị trường trong và ngoài nước

- Thị trường được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.

- Khó khăn:

+ Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.

+ Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.

Bình luận (0)
trần văn duy
Xem chi tiết
ncjocsnoev
4 tháng 5 2016 lúc 20:12

ảnh hưởng của gì vậy bạn


 

Bình luận (0)
Nguyễn Tâm Như
4 tháng 5 2016 lúc 20:14

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

 

Bình luận (2)
Doãn Oanh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 1 2018 lúc 11:20

- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Phân biệt:

   + Lớp vỏ địa lí có chiều dày khoảng 30 - 35km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá), thành phần vật chất của lớp vỏ bao gồm cả khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

   + Lớp vỏ Trái Đất: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (đá trầm tích, đỏ granit, badan).

Bình luận (0)
Lú Toán, Mù Anh
Xem chi tiết
Thư Thư
5 tháng 3 2022 lúc 16:48

\(\text{D. Thời gian quyết định đến màu sắc của đất.}\)

Bình luận (5)
Vũ Quang Huy
5 tháng 3 2022 lúc 16:48

d

Bình luận (0)
Miên Khánh
5 tháng 3 2022 lúc 16:49

D

Bình luận (0)
Huỳnh Trần Thanh Tuyền
Xem chi tiết
Pikachu
16 tháng 5 2016 lúc 19:37

Bạn chia từng câu đi .

Bình luận (0)
Pikachu
16 tháng 5 2016 lúc 19:39

Bạn chia thành mỗi câu này là 1 câu . Tách riêng từng câu.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
16 tháng 5 2016 lúc 19:50

câu 1: Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nguyên nhân gây ra sóng biển chủ yếu do gió.

Khác nhau giữa sóng biển và sóng thần:

sóng thần:rất cao ,do động đất ,núi lửa ở dưới đáy biển tạo thành ,gây thiệt hại lớn.

sóng biển:thấp hơn sóng thần,do gió tạo thành,không có ảnh hưởng gì .

Câu 2:Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

Câu 3:

Dựa vào động vật ,thực vật,2 thứ này phần lớn trên trái đất có ,tuy nhiên do con người ảnh hưởng nên số lượng động vật và thực vật càng ngày càng ít .Chúng phân bố ở nhiều nơi :trên mặt đất ,đại dương ,.....Ngay cả trên sa mạc nóng như lửa thế kia mà vẫn có cây xương rồng(thực vật) ,lạc đà(động vật),....sinh sống ,chứng tỏ sự phân bố của chúng ở khắp nới trên trái đất .

Có phải bạn hỏi là 

Ảnh hưởng tích cực , tiêu cực của con ngựời tới sự phân bố sinh vật ? Nếu không phải thì mik cũng không biết 

Ảnh hưởng tích cực , tiêu cực của con ngựa tới sự phân bố sinh vật ? là như thế nào?

Mik trả lời ý 1 nhé.

+Tác động tích cực:

+Con người đem thực vật  ,động vật từ nơi này sang nơi khác nhằm mở rộng sự phân bố của chúng

+Con người ây dựng các khu bảo vệ động thực vật nhằm bảo vệ chúng

+Con người cũng góp phần nhân giống cho động vật và thực vật

+Tác động tiêu cực:

+Con người đã và đang gây lên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã
+Con người săn bắt động vật quá nhiều làm nhiều loài động vật bị tuyệt chủng

+Con người phá rừng-phá hoại thực vật
 

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 11 2018 lúc 18:02

- Lớp vỏ địa lý là lớp vỏ Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. (0,5 điểm)

- Phân biệt:

+ Lớp vỏ Trái Đất: là lớp vỏ cứng, mỏng, có chiều dày từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa), được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích badan, granit). (0,25 điểm)

+ Lớp vỏ địa lý có chiều dày từ 30 đến 35km tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa. Thành phần của lớp vỏ địa lý gồm khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển, chúng xâm nhập và tác động lẫn nhau. (0,25 điểm)

Bình luận (0)
Nguyễn Như Hậu
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
27 tháng 4 2016 lúc 17:41

Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Phân biệt:
+ Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) có chiều dày khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). Thành phần vật chất của lớp vỏ địa lí bao gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
+ Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Bình luận (0)