1 A bị mắc bệnh máu khó đông .Nếu gặp A bị vết thương sâu, chảy máu liên tục , bạn sẽ làm gì ?
Bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định nếu Người Chồng bình thường mà ng vợ bị máu khó đông thì tỷ lệ phần trăm con trai của họ mắc bệnh máu khó đông là
Quy ước : Bình thường : \(X^A\)
Bị bệnh : \(X^a\)
Người chồng bình thường sẽ có KG \(X^AY\)
Người vợ bị bệnh sẽ có KG \(X^aX^a\)
Sơ đồ lai :
P : \(X^AY\) x \(X^aX^a\)
G : \(X^A;Y\) \(X^a\)
F1 : KG : \(1X^AX^a\) : \(1X^aY\)
Vậy con trai sinh ra mắc bệnh máu khó đông là \(\dfrac{1}{2}\)
Nhóm giúp em câu này ạ. Em cám ơn nhiều lắm!
Ở người bệnh mù màu (b) và bệnh máu khó đông (h) là do các gen lặn nằm trên NST giới tính X và các gen trội tương ứng quy định mắt bình thường và máu bình thường.
1) Bố mù màu, máu bình thường, còn mẹ mắt bình thường, không bị bệnh máu khó đông. Con cái của họ sẽ như thế nào ?
2) Nếu bố bình thường về cả hai bệnh trên, mẹ mù màu, máu bình thường, sinh được con trai mù màu, mắc bệnh máu khó đông. Xác định kiểu gen của bố mẹ và cho biết nếu học tiếp tục sinh con thì con cái của họ sẽ như thế nào ??
Cho biết bệnh máu khó đông do gen lặn trên nst giới tính X gây ra. Một gia đình bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường sinh ra con trai bị mắc bệnh máu khó đông. Nói rằng người bố đã truyền bệnh cho con trai là đúng hay sai? Vì sao?
a. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh, đều là con gái bình thường.
b. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?
a.
- Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Quy ước gen:
M: bình thường
m: bệnh máu khó đông
- Người phụ nữ bình thường nhưng có cha bị mắc bệnh máu khó đông nên kiểu gen của cô ta chắc chắn nhận được giao tử Xm từ người bố, do đó:
Kiểu gen của người vợ là: XMXm, chồng bình thường sẽ có kiểu gen: XMY. ............................
- Sơ đồ lai: P: XMY x XMXm
GP: XM , Y XM , Xm
F1: XMXM, XMXm, XMY, XmY
- Tính xác suất:
+ 2 con trai bình thường (XMY): 1/4.1/4= 1/16
+ 2 con trai bị bệnh (XmY): (1/4)2= 1/16
+ 2 con gái bình thường(XMXM) hoặc (XMXm) hoặc (XMXM, XMXm): 1/4.1/4= 1/16
- Bệnh máu khó đông là bệnh do gen lặn trên NST giới tính X, ở nam chỉ cần 1 gen lặn cũng có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình (XmY), còn ở nữ cần đến hai gen lặn (thể đồng hợp lặn XmXm) mới biểu hiện thành kiểu hình nên ít xuất hiện ở nữ.
- Khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau vì bệnh Đao là do đột biến dị bội thể dạng (2n+1) xảy ra ở NST thường- NST số 21 có 3 chiếc
Xác suất sinh 2 gái bình thường là 1/2 XMX- * 1/2 XMX- = 1/4 chứ nhỉ?
Xin chào mình vừa làm quen mong các bạn giúp
Ở người, alen a gây bệnh máu khó đông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X; alen A quy định máu đông bình thường. Trong một gia đình, bố mẹ (P) bình thường sinh một đứa con bị hội chứng Claiphentơ đồng thời mắc bệnh máu khó đông. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Kiểu gen của (P): XAXa × XAY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.
B. Kiểu gen của (P): XAXa × XAY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân II, bố giảm phân bình thường.
C. Kiểu gen của (P): XAXa × XaY; cặp NST giới tính của bố không phân li trong giảm phân I, mẹ giảm phân bình thường.
D. Kiểu gen của (P): XAXa × XaY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.
Chọn B.
Đứa con bị Claiphento có kiểu gen là XXY
Bố mẹ bình thường : XAX- x XAY
Đứa con bị Claiphento phải có kiểu gen là: XaXaY
Như vậy đứa con phải nhận 2 alen Xa từ mẹ
Vậy người mẹ có kiểu gen là XAXa và đã xảy ra sự không phân li ở cặp NST giới tính trong giảm phân II
Ở người, alen a gây bệnh máu khó đông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X; alen A quy định máu đông bình thường. Trong một gia đình, bố và mẹ đều bình thường sinh một đứa con bị hội chứng Claiphentơ đồng thời mắc bệnh máu khó đông. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Kiểu gen của (P): XAXa x XAY, cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.
B. Kiểu gen của (P): XAXa x XAY, cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân II, bố giảm phân bình thường.
C. Kiểu gen của (P): XAXa x XaY, cặp NST giới tính của bố không phân li trong giảm phân I, mẹ giảm phân bình thường.
D. Kiểu gen của (P): XAXa x XaY, cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.
Giải thích:
- Bố bình thường thì phải có kiểu gen XAY. Con bị Claiphentơ và bị bệnh phải có kiểu gen là XaXaY nên đã nhận giao tử Y từ bố và giao tử XaXa từ mẹ.
→ Mẹ phải có gen bệnh, do đó kiểu gen của mẹ phải là XAXa.
- Kiểu gen của mẹ là XAXa Mẹ truyền giao tử XaXa cho con nên mẹ đã xảy ra đột biến ở giảm phân II.
→ Đáp án B.
Câu 1. Các nhóm máu phổ biến ở cơ thể người? Viết sơ đồ truyền máu?
Câu 2. Các nguyên tắc khi truyền máu?
Câu 3. Giải thích các hiện tượng sau:
- Vì sao khi bị đỉa hút máu, ở chỗ vết máu chảy lại lâu đông?
- Vì sao tim hoạt động liên tục suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 1 : Nhóm máu gồm : A, AB, O, B
Sơ đồ truyền máu
Câu 2 : Nguyên tắc truyền máu
+ Chọn nhóm máu phù hợp
+ Khám nghiệm kĩ trước khi truyền máu
TK
3.
- Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên cơ thể, thì máu vẫn tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại, do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra.
- Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? ... Lượng máu nuôi tim rất nhiều (chiếm 10% lượng máu trong cơ thể) Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kì tim hoạt động đều có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau. Nhờ đó mà tim hoạt động đồng đều và liên tục.
1.Nhóm máu O.
sơ đồ:
2.Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng. Nhóm máu O được gọi là nhóm máu “cho phổ thông” tức là có thể cho được tất cả các nhóm nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm O.
3.
-Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả khi con đỉa bị gạt ra khỏi chỗ bám trên cơ thể, thì máu vẫn tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại, do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra.
-Lượng máu nuôi tim rất nhiều (chiếm 10% lượng máu trong cơ thể) Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kì tim hoạt động đều có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau. Nhờ đó mà tim hoạt động đồng đều và liên tục.
Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính × qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở con sẽ như thế nào nếu mẹ có mang gen lặn, kiểu hình của mẹ bình thường còn bố bị máu khó đông?
A. 1 con trai bình thường : 1 con trai bệnh : 1 con gái bình thường : 1 con gái bệnh
B. Tất cả con trai và con gái đều bệnh
C. 50% con gái bình thường : 50% con trai bệnh
D. 2 con trai bình thường : 2 con gái bệnh
A: bình thường > a: máu khó đông (X)
Bố mẹ: X A X a × X a Y
Con: X A X a , X a X a , X A Y , X a Y
1 con trai bình thường : 1 con trai bệnh : 1 con gái bình thường : 1 con gái bệnh.
Đáp án cần chọn là: A
Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn k nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình chồng bị bệnh máu khó đông, vợ bình thường, đã sinh một đứa con trai bị bệnh máu khó đông. Nếu nói bố truyền bệnh cho con thì đúng không?vì sao?
Quy ước: k : bị bệnh máu khó đông
K : không bị bệnh máu khó đông
- Kiểu gen của người vợ bình thường là: \(X^KX^K\)hoặc \(X^KX^k\)
- Kiểu gen của người chồng mắc bệnh là: \(X^kY\)
Ta có :con trai bị bệnh máu khó đông có kiểu gen \(X^kY\)
\(\Rightarrow\)Con nhận giao tử \(X^k\) từ mẹ và giao tử Y của bố
\(\Rightarrow\)Bệnh máu khó đông do người mẹ truyền cho con chứ không phải người bố
không vì gen X bị bệnh thuộc của mẹ , mà người con bị bệnh mà là con trai thì chit nhận gen X của mẹ và gen Y của bố => Mẹ của gia đình đó bị bệch