Những câu hỏi liên quan
cô bé cung bảo bình
Xem chi tiết
Lê Phạm Phương Trang
12 tháng 1 2022 lúc 18:04

Có nhé

Bình luận (0)
amu
12 tháng 1 2022 lúc 18:05

lung tung có phải là từ láy ko là có 

Bình luận (0)
Tran minh
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 14:56

Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?

 

Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng.

Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

 Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.

Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?

Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:

Dừng chân dứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Từ ta với. ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:

Bác đến chơi đây ta với ta

lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:

Một mảnh tình riêng ta với ta.

đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trưức cảnh tình quê hương..

Phân tích bài thơ rồi, em hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình cảm của một nhà thơ nữ trong xã hội thời xưa, giúp em thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Em cảm thấy vững vàng trong tư tưởng và có những suy nghĩ tích cực hơn góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, để giữ mãi được những dấu tích mà người xưa để lại như gửi gắm, nhắc nhở và trao gởi cho chúng em.

Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.

Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

 Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.

Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người,nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.


 

Bình luận (0)
ThanhNghiem
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
27 tháng 10 2023 lúc 17:43

Từ láy tượng hình "lơ phơ""hắt hiu"

- Tác dụng:

+ Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

+ Đặc tả chi tiết trạng thái của cành trúc trước cơn gió. 

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Phong
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Hồ Thị Trung Nguyên
27 tháng 9 2016 lúc 10:35

có luật "bằng trắc"

+các chữ có thanh (sắt, hỏi, nhã, nặn)=> bằng

+các chữ có thanh (huyền, ngang:là các chữ không có dấu)=>trắc

Bình luận (0)
Đoàn Nguyễn Bảo Long
Xem chi tiết
︵✰Ah
28 tháng 1 2022 lúc 18:43

Tham Khảo (dàn ý)

Sự ra đời của Thánh Gióng

- Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai

- Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô

- Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

→ Sự ra đời kì lạ, khác thường của Thánh Gióng

Sự lớn lên kì lạ và quyết tâm đòi đi đánh giặc của Gióng

- Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói xin được đi đánh giặc

- Gióng đòi một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một áo giáp sắt cùng lời hứa sẽ đánh tan quân xâm lược

→ Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

- Từ khi gặp sứ giả,Thánh Gióng lớn nhanh như thổi:

Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉHai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôiCả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước

Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân (câu ghép)

Bình luận (0)
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 0:26

Tham khảo
1.

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.

- Đặc điểm:

+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:

+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).

+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.

Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

Bình luận (0)