khi cho bột mì bột sắn vào cốc nước thì sẽ có hiện tượng vật lí gì
Khi cho nước chanh vào bột đá vôi thì có hiện tượng gì
Phân biệt huyền phù với dung dịch
Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây
Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứu hai.Khuấy đều hai cốc.Để yên 2-3 phút.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không?Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?
2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?
1. Nước đường và nước bột sắn dây không cùng trong suốt, nước đường thì trong suốt, tuy nhiên nước sắn dây có màu trắng đục. Do đó cố nước đường là dung dịch, cốc nước sắn dây là huyền phù.
2. Sau 30 phút ta thấy:
- Cốc nước đường không hiện tượng
- Cốc nước sắn dây thấy có bột sắn lắng xuống đáy cốc, một vài hạt vẫn lơ lửng trong dung dịch.
Nhận biết dung dịch, chất tan và dung môi
Chuẩn bị: nước, muối ăn, sữa bột (hoặc bột sắn, bột gạo, …), copper(II) sulfate; cốc thuỷ tinh, đũa khuấy.
Tiến hành:
- Cho khoảng 20 mL nước vào bốn cốc thuỷ tinh, đánh số (1), (2), (3) và (4).
- Cho vào cốc (1) 1 thìa (khoảng 3g) muối ăn hạt, cốc (2) 1 thìa copper(II) sulfate, cốc (3) 1 thìa sữa bột, cốc (4) 4 thìa muối ăn. Khuấy đều khoảng 2 phút, sau đó để yên.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Trong các cốc (1), (2), (3), cốc nào chứa dung dịch? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết? Chỉ ra các chất tan, dung môi trong dung dịch thu được.
2. Phần dung dịch ở cốc (4) có phải là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng không? Giải thích.
1. Cốc (1) và cốc (2) chứa dung dịch. Do hai cốc này là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
+ Cốc (1): chất tan là muối ăn; dung môi là nước.
+ Cốc (2): chất tan là copper(II) sulfate; dung môi là nước.
2. Phần dung dịch ở cốc (4) là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng. Do ở điều kiện này dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan được nữa.
Cốc (2), (4) cốc chứa dung dịch. Do nó là hỗn hợp đồng nhất giữa chất tan và dung môi (nước) chất tan, dung môi trong các dung dịch thu được là: Muối ăn (cốc 4), và copper (II) sulfate (cốc 2) là chất tan và nước là dung môi
Phần dung dịch ở cốc (4) là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng. Do dung dịch đó không thể hoà tan thêm chất tan (muối ăn) được nữa.
Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột?
A. Không có hiện tượng gì
B. Có hơi màu tím bay lên
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng
D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng
Clo sẽ tác dụng với KI tạo ra I2, I2 sẽ tác dụng với hồ tinh bột làm cho dung dịch có màu xanh tím đặc trưng Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 + tinh bột → màu xanh tím
Hiện tượng sẽ quan sát được khi cho nước clo thêm dần vào dd KI có chứa sẵn hồ tinh bột?
A. Có hơi màu tím bay lên B. dd chuyển sang màu vàng
C. dd có màu xanh đặc trưng D. Không có hiện tượng gì?
Hiện tượng sẽ quan sát được khi cho nước clo thêm dần vào dd KI có chứa sẵn hồ tinh bột?
A. Có hơi màu tím bay lên B. dd chuyển sang màu vàng
C. dd có màu xanh đặc trưng D. Không có hiện tượng gì?
ta có Cl2+2KI->2KCl+I2
I2 làm hồ tinh bột chuyển màu tím nên chọn ý C nhé
Nêu hiện tượng nếu cho mẩu quỳ tím vào dd Ca(OH)2, cho bột P2O5 vào cốc nước có sẵn mẩu quỳ tím
Thí nghiệm 1 : Quỳ tím chuyển dần sang màu xanh
Thí nghiệm 2 : Quỳ tím chuyển dần sang màu đỏ
PTHH : \(P_2O_5 + 3H_2O \to 2H_3PO_4\)
cho 3 cốc nước được đánh số 1,2,3 : mỗi cốc nước đều chứa 100ml nước
- cho vào cốc (1) : 1 thìa nhỏ muối và khuất đầu
- cho vào cốc (2) : 1 thìa nhỏ dầu ăn vào khấu đều
- cho vào cốc (3) : 1 thìa nhỏ bột sắn và khấu đầu
câu hỏi:
- trong 3 cốc 1,2,3 sau thí nhiêm là hỗn hợp hay chất tinh khiết??
- sau khi khấu , cốc nào trong xuất? cốc nào nhìn rõ được thành phần của chất ?
- sau 3 cốc ở mỗi phút có sự thay đổi nào không ?
mn giúp mik nha bài này lấy điểm thường xuyên :)
hiện tượng xảy ra khi dẫn khí CO đi qua bột đồng 2 oxit nung nóng, khí sinh ra dẫn vào cốc nước vôi trong là
Hiện tương: đồng (II) oxit CuO đen trở lại thành đỏ, khí sinh ra dẫn vào cốc nước vôi trong là CO2
\(CuO+CO\rightarrow\left(t^o\right)Cu+CO_2\)
Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột? Dẫn ra phương trình phản ứng mà em biết.
- Nước clo: Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO
- Cl2 oxi hóa KI thành I2:
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
- Do đó dung dịch chuyển sang màu xanh do iot tác dụng với hồ tinh bột.
- Sau đó màu xanh của hồ tinh bột và iot cũng bị mất màu do HClO có tính oxi hóa mạnh, axit này làm mất màu xanh của tinh bột và iot.