Những câu hỏi liên quan
Bình Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
1 tháng 11 2023 lúc 18:22

Tham khảo
1.

- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.

+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn 

+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh

- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:

+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .

+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .

+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm

 - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề  . . .

- Có sự phân bố chênh lệch.

Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông

+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.

+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:

- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:

- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 12 2017 lúc 9:11

Gợi ý làm bài

a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:

- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.

- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.

b) Ở nước ta hiện nay

- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như: tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người lao động.

Bình luận (0)
phạm hoàng anh khoa
Xem chi tiết
phạm hoàng anh khoa
Xem chi tiết
Hiếu Mai
9 tháng 10 2021 lúc 16:52

Bình luận (0)
tamanh nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 11 2021 lúc 22:51

Những nhân tố nào có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta?

A. Dân cư và lao động.                            B.Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp.

C. Các nhân tố kinh tế - xã hội.                D.Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 2 2019 lúc 13:22

- Nguồn lao động dồi dào (năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động).

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh...

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kĩ thụật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 6 2019 lúc 15:44

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

b) Nhận xét và nêu nguyên nhân của sự phát triển cây công nghiệp nước ta

* Nhận xét: Giai đoạn 1990 - 2010:

- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta ngày càng tăng, từ 1199,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2808,1 nghìn ha (năm 2010), tăng 1608,8 nghìn ha (tăng gấp 2,34 lần).

- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và không ổn định: tăng 255,6 nghìn ha, từ 542,0 nghìn ha (năm 1990) lên 797,6 nghìn ha (năm 2010), tăng gấp 1,47 lần. Giai đoạn 2005 - 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm.

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục, lừ 657,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2010,5 nghìn ha (năm 2010), tăng 1353,2 nghìn ha (tăng gấp 3,06 lần).

- So với diện tích cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.

* Những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cây công nghiệp nước ta:

- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn nước tưới dồi dào,...), nhưng những tiềm năng này mới chỉ được khai thác một phần.

- Nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động).

- Việc đảm bảo an ninh lương thực đã giúp cho việc chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng các cây công nghiệp.

- Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.

- Sự hoàn thiện công nghiệp chế biến và nâng cao năng lực của các cơ sơ chế biến sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp và sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường thế giới.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị kinh tế

Bình luận (0)
huy hoàng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a) Thế mạnh

- Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.



Bình luận (0)
Hiiiii~
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a) Thế mạnh

- Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.


Bình luận (0)
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:16

a. Thế mạnh
+ Số lượng
– Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005) .
– Mỗi năm tăng thêm 1 tiệu lao động mới.
+ Chất lượng
– Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc (nhất là trong các lĩnh vực NN, LN, NgN…) được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT.
– Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Hiện nay có 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 25% lực lượng lao động, trong đó có khoảng 5,3% có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH.

b. Hạn chế
– Nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
– Nhiều lao động còn chưa qua đào tạo, chiếm tới 75%, thể lực yếu.
– Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
– Phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng giữa các vùng và các ngành :
+ Đại bộ phận tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp.
+ Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, chiếm khoảng 37,7% (năm 1998), còn ở khu vực nông thôn thì lao động có trình độ kỹ thuật chỉ chiếm có 8%.
+ Miền núi và cao nguyên thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật. Điều này sẽ cản trở cho sự phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH.

Bình luận (0)