Một bếp điện gồm 2 dây điện R 1 , R 2 . Nếu dùng riêng R 1 thì thời gian đun sôi nước là t 1 = 15 phút. Nếu dùng riêng R 2 thì thời gian đun sôi nước là t 2 = 30 phút. Thời gian đun sôi ấm nước khi R 1 mắc song song với R 2 là
Một bếp điện gồm 2 dây điện R 1 , R 2 . Nếu dùng riêng R 1 thì thời gian đun sôi nước là t 1 = 10 phút. Nếu dùng riêng R 2 thì thời gian đun sôi nước là t 2 = 20 phút. Tính thời gian đun sôi ấm nước khi R 1 và R 2 nối tiếp
Một ấm điện có 2 điện trở R1 và R2 . Nếu R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau thì thời gian đun sôi nước đựng trong ấm là 50 phút. Nếu R1 và R2 mắc song song với nhau thì thời gian đun sôi nước trong ấm lúc này là 12 phút. Bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường và các điều kiện đun nước là như nhau, hỏi nếu dùng riêng từng điện trở thì thời gian đun sôi nước tương ứng là bao nhiêu ? Cho hiệu điện thế U là không đổi .
* Gọi Q (J) là nhiệt lượng mà bếp cần cung cấp cho ấm để đun sôi nước thì Q luôn không đổi trong các trường hợp trên. Nếu ta gọi t1 ; t2 ; t3 và t4 theo thứ tự là thời gian bếp đun sôi nước tương ứng với khi dùng R1, R2 nối tiếp; R1, R2 song song ; chỉ dùng R1 và chỉ dùng R2 thì theo định luật Jun-lenxơ ta có :
\(Q=\frac{U^2.t}{R}=\frac{U^2.t_1}{R_1+R_2}=\frac{U^2.t_2}{\frac{R_1.R_2}{R_1+R_2}}=\frac{U^2.t_3}{R_1}=\frac{U^2.t_4}{R_2}\) (1)
* Ta tính R1 và R2 theo Q; U ; t1 và t2 :
+ Từ (1) \(\Rightarrow\) R1 + R2 = \(R_1+R_2=\frac{U^2t_1}{Q}\)
+ Cũng từ (1) \(\Rightarrow\) R1 . R2 = \(R_1.R_2=\frac{U^2t_2}{Q}\left(R_1+R_2\right)=\frac{U^4t_1t_2}{Q^2}\)
* Theo định lí Vi-et thì R1 và R2 phải là nghiệm số của phương trình :
R2 - \(\frac{U^2t_1}{Q}.R+\frac{U^4t_1t_2}{Q^2}=0\)(1)
Thay t1 = 50 phút ; t2 = 12 phút vào PT (1) và giải ta có \(\Delta=10^2.\frac{U^2}{Q^2}\Rightarrow\sqrt{\Delta}=\frac{10.U^2}{Q}\) .
\(\Rightarrow\) \(R_1=\frac{\frac{U^2t_1}{Q}+\frac{10U^2}{Q}}{2}=\frac{\left(t_1+t_2\right)U^2}{2Q}=30\frac{U^2}{Q}\) và \(R_2=20.\frac{U^2}{Q}\)
* Ta có \(t_3=\frac{Q.R_1}{U^2}\)= 30 phút và \(t_4=\frac{Q.R_2}{U^2}\) = 20 phút . Vậy nếu dùng riêng từng điện trở thì thời gian đun sôi nước trong ấm tương ứng là 30 phút và 20 phút .
Câu 5: Một bếp điện dùng điện 220 V có 2 dây xoắn giống nhau R. Khi chỉ dùng 1 trong 2 dây thì công suất tỏa nhiệt là P = 800 W.Xác định công suất tỏa nhiệt của bếp khi sử dụng hai dây: mắc nối tiếp, mắc song song vào nguồn điện A. P = 400 W (nt) ; P = 1600 W ( // ) B. P = 1600 W (nt) ; P = 400 W (//). C.P = 3200 W ( nt) ; P = 200 W (// ) D. P = 200 W (nt) ; P = 3200 W (//).
Một bếp điện có công suất tiêu thụ P =1.1 kW được dùng ở mạng điện có hiệu điện thế U = 120V. Dây nối từ ổ cắm đến bếp điện có điện trở r = 1 ôm. Tính điện trở R của bếp?
Giải ra có R = 11 và R = 1/11 nhưng xem giải nó bảo chỉ có R =11 mà mình không hiểu tại sao, bạn nào giải thích giùm với
Ta có: \(P=RI^2=R\left(\frac{U}{R+r}\right)^2=1100W\)
Lập phương trình sau: \(11R^2-122R+11=0\)
Giải phương trình trên có 2 nghiệm:
\(R_1=11\Omega;R_2=\frac{1}{11}\Omega\)
Loại R2 vì nếu lấy R2 thì: \(U=\sqrt{PR}=10V\) (vô lí)
Như vậy R = 11Ω
Vì nếu R = 1/11 thì cường độ dòng điện trong mạch là rất lớn, không phù hợp với thực tế bạn nhé. Dòng điện thực tế chỉ nhỏ hơn 10A.
Câu 1: Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu nối 4 dây dẫn trên với nhau thì dây mới có điện trở R’ là :
A. R’ = 4R . B. R’= . C. R’= R+4 . D.R’ = R – 4 .
Câu 2: Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 1,5A. Chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này là ( Biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 6m có điện trở là 2 W.) A.l = 24m B. l = 18m . C. l = 12m . D. l = 8m .
Câu 3: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5W. Dây thứ hai có điện trở 8W .Chiều dài dây thứ hai là: A. 32cm . B.12,5cm . C. 2cm . D. 23 cm .
Câu 4: Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1,l2 . Điện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện :
A. = . B. = . C. R1 .R2 =l1 .l2 . D. R1 .l1 = R2 .l2 .
Câu 5: Chọn câu trả lời sai : Một dây dẫn có chiều dài l = 3m, điện trở R = 3 W , được cắt thành hai dây có chiều dài lần lượt là l1=, l2 = và có điện trở tương ứng R1,R2 thỏa:
A. R1 = 1W .
B. R2 =2W .
C. Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2 là R SS =W .
D. Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2 là Rnt = 3W .
Câu 6: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0.5mm2 và
R1 =8,5 W .Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5W , có tiết diện S2 là : A.S2 = 0,33 mm2 B. S2 = 0,5 mm2 C. S2 = 15 mm2 D. S2 = 0,033 mm2.
Câu 7: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6W với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là:
A. R = 9,6 W . B. R = 0,32 W . C. R = 288 W . D. R = 28,8 W .
Câu 8: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng chiều dài l . Dây thứ nhất có tiết diện S và điện trở 6W .Dây thứ hai có tiết diện 2S. Điện trở dây thứ hai là: A. 12 W . B. 9 W . C. 6 W . D. 3 W .
Câu 9:Hai dây dẫn hình trụ được làm từ cùng một vật liệu, có cùng chiều dài , có tiết diện lần lượt là S1,S2 ,diện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện:
A.= . B. = . C. . D. .
Câu 10: Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 =150 m, có tiết diện S1 =0,4 mm2 và có điện
trở R1 bằng 60 W. Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài l2= 30m có điện trở R2=30W thì
có tiết diện S2 là A. S2 = 0,8mm2 B. S2 = 0,16mm2 C. S2 = 1,6mm2 D. S2 = 0,08 mm2
Câu 11: Biến trở là một linh kiện :
A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.
B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch .
C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch .
D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch .
Câu 12: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi :
A. Tiết diện dây dẫn của biến trở .
B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn .
C. Chiều dài dây dẫn của biến trở .
D. Nhiệt độ của biến trở .
Câu 13: Trên một biến trở có ghi 50 W - 2,5 A . Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là:
A.U = 125 V . B. U = 50,5V . C.U= 20V . D. U= 47,5V .
Câu 14: Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất
r = 1,1.10-6 W.m, đường kính tiết diện d1 = 0,5mm,chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là:
A. 3,52.10-3 W . B. 3,52 W . C. 35,2 W . D. 352 W .
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 16: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
Câu 16: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm bấy nhiêu lần.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần.
Câu 17: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là
A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. C Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .
B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. D Một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 18: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm
A. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.
B. Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn.
C. Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau.
D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.
Câu 19: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ:
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. Không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 20: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì
A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. D.. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
một ấm điện có 2 điện trở R1 và R2. Nếu R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau thì thời gian đun sôi nước đựng trong ấm là 50 phút. Nếu R1 và R2 mắc song song thì thời gian đun sôi nước trong ấm lúc này là 40 phút. Bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường và các điều kiện đun nước như nhau. Hỏi nếu dùng siêng từng điện trở thì thời gian đun sôi nước tương đương là bao nhiêu, cho hiệu điện thế U không đổi.
Một bếp điện hoạt động bình thường có điện trở R = 60Ω, cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 4 A.
a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây?
b) Dùng bếp điện trên để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 200C thì thời gian đun nước là 25 phút . Coi nhiệt lương đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
c) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 4 giờ.Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong 30 ngày. Cho rằng giá mỗi kW.h là 1500đ.
Có một máy biến áp lí tưởng gồm hai cuộn dây D 1 và D 2 , một nguồn điện u = U 0 cos ωt + φ u (V) và một điện trở thuần R. Nếu nối hai đầu của cuộn dây D 1 với nguồn điện và hai đầu của cuộn D 2 với R thì công suất tiêu thụ trên R là 100 W. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với nguồn điện và hai đầu của cuộn dây D 1 với R thì công suất tiêu thụ trên R là 400 W. Nếu đặt nguồn điện vào hai đầu điện trở R thì công suất tiêu thụ trên R là
A. 250 W
B. 200 W
C. 225 W
D. 300 W
Đáp án B
Khi nối cuộn dây D 1 với nguồn điện và hai đầu của cuộn D 2 với R thì:
* Nếu nối hai đầu của cuộn dây D 2 với nguồn điện và hai đầu của cuộn dây D 1 với R thì:
* Khi đặt nguồn điện vào hai đầu điện trờ thì:
Một bếp điện có điện trở R mắc nối tiếp với điện trở R0 = R/2 vào một hđt U không đổi thì sau một thời gian đủ dài, bếp điện tăng nhiệt độ từ nhiệt độ phòng t0 = 20oC đến nhiệt độ cao nhất là t1 = 84oC. Hỏi nếu mắc thêm một bếp điện như thế nữa song song với bếp điện nói trên vào hđt U thì nhiệt độ của mỗi bếp tăng đến nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt lượng tỏa vào môi trường tỉ lệ với hiệu nhiệt độ giữa bếp và môi trường. Coi giá trị các điện trở R và R0 không phụ thuộc vào hđt đặt vào chúng