Cho mạch điện như hình vẽ U=36V, R2=20(ôm), R3=30(ôm) R4=40(ôm), R5=50(ôm) |
Hỏi đáp
Cho mạch điện như hình vẽ U=36V, R2=20(ôm), R3=30(ôm) R4=40(ôm), R5=50(ôm) |
Một trạm phát điện có công suất P=20kw,hiệu điện thế tại trạm phát là U=500V.Điện trở của đường dây tải điện là R=4\(\Omega\)
a/ Tính công suất hao phí trên đường đây
b/ Nêu một biện pháp để giảm công suất hao phí xuống 9 lần.
a/ Công suất: \(P=U.I\Rightarrow I=\dfrac{P}{U}\)
Công suất hao phí trên đường dây: \(P_{hp}=I^2.R=\dfrac{P^2}{U^2}R\) (*)
\(\Rightarrow P_{hp}=\dfrac{20000^2}{500^2}.4=6400W\)
b/ Từ (*) ta thấy, để giảm \(P_{hp}\) thì ta cần tăng U
\(P_{hp}\) giảm 9 lần thì tăng U lên 3 lần.
Có 3 điện trở giống nhau được nối với nhau tạo thành 1 mạch điện. Mắc thêm vào mạch này 2 điện trở giống như trên thì điện trở của mạch tăng 4 lần. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 5 điện trở trên
2. Cùng nội dung trên nhưng sau khi mắc thêm 2 điện trở thì điện trở của mạch giảm 4 lần
Một bếp điện có điện trở R mắc nối tiếp với điện trở R0 = R/2 vào một hđt U không đổi thì sau một thời gian đủ dài, bếp điện tăng nhiệt độ từ nhiệt độ phòng t0 = 20oC đến nhiệt độ cao nhất là t1 = 84oC. Hỏi nếu mắc thêm một bếp điện như thế nữa song song với bếp điện nói trên vào hđt U thì nhiệt độ của mỗi bếp tăng đến nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt lượng tỏa vào môi trường tỉ lệ với hiệu nhiệt độ giữa bếp và môi trường. Coi giá trị các điện trở R và R0 không phụ thuộc vào hđt đặt vào chúng
đối với loại biến trở con chạy, khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay thì đại lượng nào thay đổi. vì sao?
Khi dịch chuyển con chạy thì điện trở thay đổi, vì làm thay đổi chiều dài dây quấn trên điện trở.
Hai điện trở R cùng mắc nối tiếp vào U thì nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi R trong thời gian t là Q. Mắc song song thì Q1 = ? Q
Một bóng đèn sáng bình thường có hiệu điện thế định mức UĐèn=6V. Khi đó I đèn = 0,8A. Mắc bóng đèn với biến trở có điện trở lớn nhất là 15Ω vào hiệu điện thế U=12V.nếu mắc như sơ đồ dưới và dịch chuyển con chạy của biến trở ra chính giữa thì đèn sáng như thế nào
Điện trở bóng đèn: \(R_đ=6/0,8=7,5\Omega\)
Con chạy chia biến trở thành 2 điện trở R1 và R2 với: R1 + R2 = Rx
\(R_{đ1}=\frac{R_đ.R_1}{R_đ+R_1}=\dfrac{7,5.R_1}{7,5+R_1}\)
Điện trở tương đương của mạch: \(R=R_{đ1}+R_2=\dfrac{7,5.R_1}{7,5+R_1}+R_2=\dfrac{7,5R_1+7,5R_2+R_1R_2}{7,5+R_1}=\dfrac{7,5.R_x+R_1R_2}{7,5+R_1}\)
Cường độ dòng điện: \(I=U/R=U.\dfrac{7,5+R_1}{7,5R_x+R_1R_2}\)
Hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn: \(U_đ=I.R_{đ1}=U.\dfrac{7,5.R_1}{7,5R_x+R_1R_2}\)
Đến đây bạn biện luận tiếp nhé :)
Có hai loại điện trở 2 ôm và 5 ôm . Hỏi phải dùng mỗi loại bao nhiêu để ghép chúng nối tiếp ta có điện trở tương đương là 30 ôm ?
giúp mình cái ....
Giả sử dùng x điện trở 2Ω, y điện trở 5Ω
Khi mắc nối tiếp các điện trở trên ta có điện trở tương đương là: 2.x + 5.y = 30
Bạn giải phương trình trên tìm x, y nguyên nhé.
HD: y chẵn, ta có các trường hợp sau:
+ y = 2 thì x = 10
+ y = 4 thì x = 5
Cho 3 điện trở có giá trị như nhau bằng R0, được mắc với nhau theo những cách khác nhau và lần lượt nối vào một nguồn điện không đổi xác định luôn mắc nối tiếp với một điện trở r . Khi 3 điện trở trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở bằng 0,2A, khi 3 điện trở trên mắc song song thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở cũng bằng 0,2A.
a/ Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 trong những trường hợp còn lại ?
b/ Trong các cách mắc trên, cách mắc nào tiêu thụ điện năng ít nhất ? Nhiều nhất ?
+ Cách mắc 1 : Ta có (( R0 // R0 ) nt R0 ) nt r \(\Rightarrow\) (( R1 // R2 ) nt R3 ) nt r đặt R1 = R2 = R3 = R0
Dòng điện qua R3 : I3 = \(I_3=\frac{U}{R+R_0+\frac{R_0}{2}}=\frac{0,8R_0}{2,5R_0}=0,32A\). Do R1 = R2 nên I1 = I2 = \(\frac{I_3}{2}=0,6A\)
+ Cách mắc 2 : Cường độ dòng điện trong mạch chính I’ = \(\frac{U}{r+\frac{2R_0.R_0}{3R_0}}=\frac{0,8R_0}{\frac{5R_0}{3}}=0,48A\).
Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch nối tiếp gồm 2 điện trở R0 : U1 = I’. \(\frac{2R_0.R_0}{3R_0}=0,32R_0\)
\(\Rightarrow\) cường độ dòng điện qua mạch nối tiếp này là I1 = \(\frac{U_1}{2R_0}=\frac{0,32R_0}{2R_0}=0,16A\) \(\Rightarrow\) CĐDĐ qua điện trở còn lại là I2 = 0,32A.
b/ Ta nhận thấy U không đổi \(\Rightarrow\) công suất tiêu thụ ở mạch ngoài P = U.I sẽ nhỏ nhất khi I trong mạch chính nhỏ nhất \(\Rightarrow\) cách mắc 1 sẽ tiêu thụ công suất nhỏ nhất và cách mắc 2 sẽ tiêu thụ công suất lớn nhất.
Cho mạch điện MN như hình vẽ dưới đây, hiệu điện thế ở hai đầu mạch điện không đổi UMN = 7V; các điện trở R1 = 3W và R2 = 6W . AB là một dây dẫn điện có chiều dài 1,5m tiết diện không đổi S = 0,1mm2, điện trở suất r = 4.10-7 Wm; điện trở của ampe kế A và các dây nối không đáng kể :
a/ Tính điện trở của dây dẫn AB ?
b / Dịch chuyển con chạy c sao cho AC = 1/2 BC. Tính cường độ dòng điện qua ampe kế ?
c/ Xác định vị trí con chạy C để Ia = 1/3A ?
a/ Đổi 0,1mm2 = 1. 10-7 m2 . Áp dụng công thức tính điện trở \(R=\rho\frac{l}{S}\) ; thay số và tính \(\Rightarrow\) RAB = 6W
b/ Khi \(AC=\frac{BC}{2}\) \(\Rightarrow\) RAC = \(\frac{1}{3}\).RAB Þ RAC = 2W và có RCB = RAB - RAC = 4W
Xét mạch cầu MN ta có \(\frac{R_1}{R_{AC}}=\frac{R_2}{R_{CB}}=\frac{3}{2}\) nên mạch cầu là cân bằng. Vậy IA = 0
c/ Đặt RAC = x ( ĐK : \(0\le x\le6\Omega\) ) ta có RCB = ( 6 - x )
* Điện trở mạch ngoài gồm ( R1 // RAC ) nối tiếp ( R2 // RCB ) là \(R=\frac{3.x}{3+x}+\frac{6.\left(6-x\right)}{6+\left(6-x\right)}=\)= ?
* Cường độ dòng điện trong mạch chính : \(I=\frac{U}{R}\) ?
* Áp dụng công thức tính HĐT của mạch // có : UAD = RAD . I = \(\frac{3.x}{3+x}.I=\) ?
Và UDB = RDB . I = \(\frac{6.\left(6-x\right)}{12-x}I\) = ?
* Ta có cường độ dòng điện qua R1 ; R2 lần lượt là : I1 = \(\frac{U_{AD}}{R_1}\) = ? và I2 = \(\frac{U_{DB}}{R_2}\) = ?
+ Nếu cực dương của ampe kế gắn vào D thì : I1 = Ia + I2 Þ Ia = I1 - I2 = ? (1)
Thay Ia = 1/3A vào (1) Þ Phương trình bậc 2 theo x, giải PT này được x = 3W ( loại giá trị -18)
+ Nếu cực dương của ampe kế gắn vào C thì : Ia = I2 - I1 = ? (2)
Thay Ia = 1/3A vào (2) Þ Phương trình bậc 2 khác theo x, giải PT này được x = 1,2W ( loại 25,8 vì > 6 )
* Để định vị trí điểm C ta lập tỉ số \(\frac{AC}{CB}=\frac{R_{AC}}{R_{CB}}\) = ? \(\Rightarrow\) AC = 0,3m